Kinh nghiệm quản lý chợ ở một số địa phương trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hệ thống chợ trên địa bàn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 43 - 46)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2.4.Kinh nghiệm quản lý chợ ở một số địa phương trong nước

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.4.Kinh nghiệm quản lý chợ ở một số địa phương trong nước

* Thành phồ Hồ Chí Minh: tư nhân quản lý chợ

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, từ năm 1992, Sở Thương mại Thành phố đã thí điểm cho tư nhân đấu thầu kinh doanh chợ, nhưng ban đầu mới chỉ đấu thầu từng phần (bãi giữ xe, thu lệ phí…) cho tới cuối năm 2004 thì đã có 18 chợ được đấu thầu toàn phần. Trước khi cho tư nhân quản lý, tổng doanh thu tại các chợ thuộc một số quận chỉ đủ bù đắp cho chi phí quản lý chợ, còn chi phí đầu tư sửa chữa đều do Ngân sách Nhà nước bỏ ra. Nhưng sau khi tổ chức đấu thầu, tổng số thu nộp ngân sách tăng lên, thậm chí tăng lên 10 lần so với trước (Khuyết danh - Thư viện Học liệu mở Việt Nam, 2015).

Chợ Tân Phú (thuộc quận Tân Bình) là chợ loại 2 (quy mô 310 sạp), được tổ chức đấu thầu vào cuối năm 2001. Người trúng thầu là một cá nhân. Trước khi đấu thầu, chợ này nộp ngân sách chỉ khoảng 4,5 triệu đồng/tháng, nhưng hiện nay đã tăng lên gần 30 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, các chi phí sửa chữa, tân trang chợ, thuê nhân viên đều do chợ tự lo, không phải ngân sách cấp. Còn đối với chợ

Tân Hương (quận Tân Bình) đơn vị trúng thầu là Hợp tác xã Tân Tiến. Khi chợ còn thuộc sự quản lý của phường, việc thu chi cũng không cân đối đủ, huống gì chuyện sửa chữa chợ, dẫn đến tình trạng chợ xuống cấp, tiểu thương và dân cư kêu ca. Đến nay, ngoài việc nộp ngân sách Nhà nước mỗi năm chợ bỏ ra từ 50-60 triệu đồng để duy tu, sửa chữa quầy sạp (Khuyết danh - Thư viện Học liệu mở Việt Nam, 2015).

Tư nhân trực tiếp đứng ra quản lý được chủ động hoàn toàn vấn đề tài chính nhưng vẫn theo chủ trương của Nhà nước, được Nhà nước theo dõi và hỗ trợ nên hiệu quả sẽ cao hơn quản lý theo kiểu bao cấp. Một khi tư nhân tự bỏ vốn và đứng ra quản lý thì họ sẽ tìm ra phương án kinh doanh tốt nhất để thu được lợi nhuận cho mình, nếu không họ sẽ bị phá sản. Ngoài vấn đề tài chính, vấn đề vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự… cũng được quản lý sâu sát hơn. Theo Sở Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh, trước kia (khi chưa tư nhân hoá) các vấn đề trên do phường, quận thực hiện, phải có sự phối hợp giữa nhiều cơ quan chức năng khác nhau và phải chi cho ngân sách địa phương nên chỉ được thực hiện một cách lỏng lẻo. Tại các chợ đã giao thầu, vấn đề trên được cải thiện hơn so với chợ do Nhà nước trực tiếp quản lý. Ngoài ra các quầy sạp cũng được bố trí ngăn nắp, gọn gàng hơn nên số tiểu thương tăng đáng kể (Khuyết danh - Thư viện Học liệu mở Việt Nam, 2015).

* Khu vực đồng bằng sông Cửu Long: Hợp tác xã quản lý chợ

Theo Thống kê thì Thành phố Cần Thơ có 88 chợ, khoảng trên 50% là chợ loại 3. Nhiều chợ xã, phường, thị trấn tương đối kiên cố nhưng không ít nơi còn nhếch nhác do thiếu quan tâm tổ chức, quản lý, sắp xếp ngành. Nguồn phí chợ thu được ít địa phương trích lại một phần cho tái đầu tư phát triển chợ. Bên cạnh đó, các Ban quản lý chợ còn yếu kém, ít kinh nghiệm, chủ yếu lo tập trung vào thu lệ phí… chứ không mấy bận tâm đến công tác thăm dò thị trường, định kế hoạch phát triển khai thác chợ sao cho người bán thì mong muốn có một chỗ trong chợ để buôn bán thuận lợi, còn người mua thì khi có nhu cầu cũng nghĩ ngay đến chợ "sạch sẽ ngăn nắp, giá cả phải chăng, cân đo trung thực". Đây là hiện trạng khá phổ biến ở Thành phố Cần Thơ. Do đó để thúc đẩy hoạt động chợ phát triển, phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng của dân cư, việc thay đổi hình thức tổ chức quản lý đã được tiến hành. Uỷ ban nhân dân Thành phố Cân Thơ đã giao 17 chợ cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng, khai thác kinh doanh. Mặc dù đến nay mới chỉ có một số chợ do Công ty Thương mại Tổng hợp Thành phố Cần

Thơ khai thác được, số còn lại bị vướng mắc ở khâu giải phóng mặt bằng nhưng các chợ khai thác được đều kinh doanh rất tốt, nộp ngân sách tăng nhanh (Khuyết danh - Thư viện Học liệu mở Việt Nam, 2015).

Đến nay, Liên minh Hợp tác xã Thành phố Cần Thơ đã phối hợp với Sở Thương mại khảo sát mạng lưới chợ, chủ yếu là các chợ loại 3 trên toàn thành phố, tiến hành các bước vận động tổ chức thí điểm Hợp tác quản lý chợ ở một số chợ thuộc quận Ninh Kiều. Bên cạnh đó ở huyện Gò Công Tây (tỉnh Tiền Giang) có Hợp tác xã Bình Tây từ một Hợp tác xã Nông nghiệp chuyển sang "đa ngành nghề" đã thực hiện mô hình khai thác chợ khá hiệu quả, đem lại việc làm thu nhập ổn định cho các xã viên, hàng hoá đổ về chợ ngày càng phong phú. Hợp tác xã Bình Tây không chỉ quan tâm tạo ra một cái chợ sầm uất mà còn làm đầu mối giao thương với các vùng lân cận. Hàng năm ngoài việc nộp ngân sách Nhà nước, Hợp tác xã còn đầu tư 30-40 triệu đồng cho việc nâng cấp, sửa chữa, duy tu các quầy sạp trong chợ (Khuyết danh - Thư viện Học liệu mở Việt Nam, 2015).

Hợp tác xã chợ - nếu được tổ chức thực hiện tốt sẽ là bước cải tiến mang tính đột phá về công tác quản lý, hiệu quả đầu tư, thu hút mạnh vốn trong dân, đẩy mạnh giao thương, kích cầu tiêu dùng và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước (Khuyết danh - Thư viện Học liệu mở Việt Nam, 2015).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hệ thống chợ trên địa bàn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 43 - 46)