Các chính sách về quản lý chợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hệ thống chợ trên địa bàn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 92 - 93)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2.2.Các chính sách về quản lý chợ

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hệ thống chợ trên địa bàn quận

4.2.2.Các chính sách về quản lý chợ

Hoạt động đầu tư xây dựng chợ được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) số 03/1998/QH10 ngày 20/5/1998, Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước. Nghị định 35/2002/NĐ-CP ngày 29/3/2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung danh mục quy định tại Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi). Sau khi có Luật Đầu tư; Thực hiện theo Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Đầu tư. Riêng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thực hiện theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 09/2003/QH11 ngày 17/6/2006 và Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003, Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản quy định khác có hiệu lực thực hiện.

Hỗ trợ vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước thực hiện theo Thông tư số 07/2003/TT-BKH ngày 11/9/2003 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn lập các dự án quy hoạch phát triển và đầu tư xây dựng chợ đã quy định cụ thể hơn về việc đầu tư phát triển chợ từ ngân sách Nhà nước. Trong đó ngân sách địa phương được thực hiện trong một số mục đích sau:

+ Hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà chợ của các chợ hạng 1, chợ ở các đô thị lớn theo quy hoạch, đúng vị trí trọng điểm về kinh tế thương mại của các tỉnh, thành phố, làm trung tâm giao lưu hàng hoá và phục vụ nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn.

+ Ngoài ra, đầu tư xây dựng các chợ ở khu kinh tế cửa khẩu được hưởng các chính sách đầu tư tại Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.

Theo điều 15 Nghị định 02/2003/NĐ-CP cơ quan quản lý Nhà nước đối với chợ được xác định căn cứ vào loại chợ. Như vậy, UBND cấp huyện chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước đối với chợ loại 2 (từ trên 200 đến dưới 400 điểm kinh doanh); UBND cấp xã chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước chợ loại 3 (dưới 200 điểm kinh doanh). Đồng thời nếu chợ loại 2 nằm trên địa bàn phường, xã nào thì UBND phường, xã đó có trách nhiệm phối hợp với UBND huyện, Quận để quản lý. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có sự phân định rõ ràng về nội dung và cách thức phối hợp quản lý giữa các cơ quan này nên có sự khó khăn trong việc thống nhất để quản lý.

Cũng trong điều 15 Nghị định 02/2003/NĐ-CP có quy định UBND cấp tỉnh hoặc cấp huyện tùy theo sự phân cấp trong quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành “quyết định thành lập” chợ. Tuy nhiên quy định này không nêu cơ quan nào có thẩm quyền ban hành “quyết định chấm dứt hoạt động” của chợ. Do vậy mặc dù về nguyên tắc cơ quan có thẩm quyền thành lập chợ cũng là cơ quan có thẩm quyền chấm dứt hoạt động của chợ nhưng trên thực tế việc quy định chưa rõ ràng gây khó khăn cho các cơ quan nhà nước trong công tác quản lý chợ.

Đối với các văn bản cấp Thành phố: Thành phố Hà Nội đã kịp thời ban hành các văn bản phê chuẩn quy hoạch đáp ứng nhu cầu đô thị hóa cũng như phát triển các chợ trên địa bàn Quận để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người dân. Có văn bản quy định về công tác thu phí chợ trên địa bàn Thành phố là cơ sở để các Ban quản lý chợ thực hiện để tránh tình trạng thu phí quá cao của các Ban quản lý chợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hệ thống chợ trên địa bàn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 92 - 93)