Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hệ thống chợ trên địa bàn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 89 - 91)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng công tác quản lý chợ trên địa bàn quận Long Biên, thành phố

4.1.6. Đánh giá chung

4.1.6.1. Ưu điểm

Ngay từ khi mới thành lập, UBND quận Long Biên đã xây dựng các chương trình, đề án quản lý và đầu tư xây dựng chợ; chủ động đề xuất với Thành phố các dự án, thực hiện đấu thầu dự án có gắn quyền sử dụng đất để kêu gọi, khuyến khích các thành phần kinh tế thực hiện xã hội hoá đầu tư trong lĩnh vực thương mại. Nhiều doanh nghiệp đã tham gia đầu tư xây dựng và quản lý các chợ, trung tâm thương mại trên địa bàn, 100% nguồn vốn đầu tư xây dựng chợ, trung tâm thương mại được huy động từ các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế.

Nhìn chung, hệ thống chợ hiện nay tại hầu hết các phường trên địa bàn quận Long Biên bước đầu đã đáp ứng được một phần nhu cầu mua - bán của người dân, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, trật tự giao thông đô thị và đã tạo được công ăn việc làm ổn định cho nhiều hộ gia đình góp phần giúp kinh tế quận vượt qua khó khăn, duy trì tốc độ tăng trưởng cao. Quận Long Biên đã kịp thời ban hành các văn bản để đáp ứng thực tế khai thác và quản lý chợ trên địa bàn. UBND Quận đã giao cho phòng Kinh tế làm cơ quan thường trực tham mưu cho Quận các công tác liên quan tới quản lý và khai thác chợ; xây dựng các chuyên đề để báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Thường trực Quận ủy thực trạng cũng như các khó khăn, vướng mắc. Đối với UBND các phường, đã phân công 01 cán bộ kiêm nhiệm về công tác công thương; tổ chức giao ban định kỳ để tháo gỡ các khó khăn mà các phường gặp phải. Tuy nhiên việc xây dựng và quản lý chợ trên địa bàn quận Long Biên vẫn còn một số bất cập, hạn chế cần phải khắc phục để hoạt động thương mại trên địa bàn quận ngày càng phát triển tương xứng với tiềm năng của một quận nằm ở cửa ngõ của Thủ đô Hà Nội.

Giai đoạn 2010 - 2015, quận Long Biên đã thực hiện vượt chỉ tiêu về công tác xây mới, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa chợ theo kế hoạch đề ra. Góp phần củng cố hoạt động của các chợ đã ổn định và phát triển các chợ phù hợp với điều kiện của địa bàn. Công tác phát triển chợ theo hướng văn minh thương mại đã bước đầu đạt kết quả để hướng tới phát triển tuyến phố văn minh đô thị, phường văn minh đô thị. Hành lang pháp lý, những thủ tục cũng như cơ chế quản lý đã gọn nhẹ hơn nhờ đó hệ thống chợ phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. 100% các chợ trên địa bàn Quận áp dụng mô hình doanh nghiệp tư nhân hoặc Hợp tác xã quản lý chợ. Mô hình này làm cho công tác đầu tư xây dựng, quản lý chợ chuyên nghiệp hơn, gắn trách nhiệm với quyền hạn và nghĩa vụ. Bởi vậy nó đã làm cho công tác quản lý chợ hiệu quả hơn,

Qua điều tra khảo sát, nhìn chung công tác quản lý chợ đã được đánh giá cao, công tác kiểm tra, giám sát được thường xuyên thực hiện nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác khai thác, quản lý chợ. Các chợ trên địa bàn thường xuyên được các cơ quan quản lý nhà nước Quận và phường khảo sát, đánh giá, kịp thời có phương án xây mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp để phù hợp với tình hình thực tế và bộ mặt đô thị. Các chợ cóc, tụ điểm buôn bán đã giảm đáng kể nhưng vẫn cần được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Quận và phường để sớm đưa những người bán hàng ở khu vực này vào hoạt động trong các chợ dân sinh.

4.1.6.2. Hạn chế

- Công tác quy hoạch chợ chưa sát với tình hình phát triển của đời sống nhân dân. Lãnh đạo một số phường chưa chú trọng đến công tác quy hoạch phát triển chợ trên địa bàn nên không chủ động trong việc bố trí quỹ đất để xây dựng chợ. Các công việc này vẫn thường chờ sự chỉ đạo của Lãnh đạo Quận, bị động trong công tác quy hoạch và phát triển chợ.

- Hạn chế trong công tác đầu tư xây dựng chợ

+ Hệ thống các chợ chưa chưa phân bổ đều trên địa bàn quận.

+ Cơ sở vật chất của chợ còn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển đô thị hóa của quận, chưa tạo được cơ sở vật chất khang trang, văn minh.

- Hạn chế trong công tác quản lý chợ

+ UBND các phường chưa làm tốt công tác quản lý nhà nước đối với các chợ. Một số UBND phường khoán trắng công tác quản lý chợ cho các doanh nghiệp trúng thầu đầu tư, khai thác, quản lý chợ dẫn đến công tác tổ chức chợ còn nhiều yếu kém: tổ chức sắp xếp người kinh doanh thiếu trật tự, kỷ cương; chưa làm tốt công tác vệ sinh môi trường, duy tu bảo dưỡng chợ; hoạt động thu thuế còn yếu; những hoạt động dịch vụ cho người vào chợ còn ít và hiệu quả thấp...

+ Hoạt động quản lý chợ chưa có định hướng hình thành nếp sống văn minh thương mại; chưa có giao ban, báo cáo định kỳ trong hoạt động thương mại của các đơn vị quản lý chợ với các cấp chính quyền.

+ Ở một số chợ còn tồn tại tình trạng chèo kéo khách hàng, thái độ phục vụ người mua chưa được quan tâm, giá cả chưa tương xứng với chất lượng sản phẩm; còn tình trạng hàng hóa trôi nổi, kém chất lượng xen lẫn với hàng hóa chất lượng cao.

- Công tác kiểm tra giám sát đã được thực hiện thường xuyên nhưng chưa phát huy được hiệu quả do việc áp dụng các chế tài xử phạt còn nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hệ thống chợ trên địa bàn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)