Nguồn tài chính kinh phí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hệ thống chợ trên địa bàn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 96)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hệ thống chợ trên địa bàn quận

4.2.5. Nguồn tài chính kinh phí

Nguồn tài chính quyết định tới việc đầu tư cơ sở vật chất, duy trì các hoạt động thường xuyên của bộ máy ban quản lý, bảo vệ và các hoạt động khác. Nó ảnh hưởng tới trách nhiệm công việc, sử dụng nguồn kinh phí lãng phí hay hiệu quả.

Nguồn kinh phí cho công tác xây dựng chợ trên địa bàn Quận Long Biên được lấy từ nguồn xã hội hóa. Xã hội hóa là việc huy động nguồn vốn, nguồn lực từ mọi cá nhân, tổ chức để thực hiện hoặc tham gia thực hiện một số dịch vụ công cộng trên cơ sở có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của Nhà nước nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước. Ưu điểm, không huy động và sử dụng ngân sách nhà nước, tập trung và vốn của đơn vị quản lý chợ, tạo sự chủ động cho đơn vị quản lý, khai thác chợ, làm tăng trách nhiệm hiệu quả sử dụng vốn và chất lượng công tác quản lý. Tuy nhiên cơ quan quản lý Nhà nước lại không chủ động được nguồn vốn để thực hiện các dự án xây dựng, cải tạo chợ. Yếu tố này phụ thuộc vào các chính sách, hoạt động thu hút nguồn vốn của các đơn vị quản lý chợ. Thu hút được nguồn kinh phí nhiều, công tác đầu tư xây dựng, cải tạo được đầu tư triệt để, đồng bộ, hiện đại, các chợ được xây dựng theo hướng kiên cố, giảm các chi phí do thường xuyên phải cải tạo, sửa chữa, nâng cấp chợ, tạo môi trường ổn định cho người bán hàng đầu tư, buôn bán.

Bởi vậy mà chính quyền địa phương cần có các chính sách thu hút nguồn đầu tư từ các doanh nghiệp, các cá nhân, tổ chức (không lấy tiền từ ngân sách Nhà nước) để xây dựng chợ nói riêng và các công trình khác trên địa bàn nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hệ thống chợ trên địa bàn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)