Bảng 3.3. Một số chỉ tiêu về phát triển kinh tế trên địa bàn Quận giai đoạn 2010 - 2015
TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2015 So sánh
(%) 1 Thu từ thuế, phí và lệ phí Tỷ đồng 855,5 1.616,7 189
2 Số doanh nghiệp DN 2.315 5.039 217
3 Số hộ kinh doanh cá thể Hộ 8.766 10.150 116 4 Giá trị sản xuất/ha canh tác Triệu đồng 82 230 280 5 Số trang trại sản xuất nông nghiệp Trang trại 8 21 262 Nguồn: UBND quận Long Biên (2015)
* Khả năng về thị trường và quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại:
Sự phát triển kinh tế của cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng ảnh hưởng rất lớn đối với kinh tế trên địa bàn quận Long Biên. Trong những năm gần đây, kinh tế cả nước và Thủ đô Hà Nội đã đạt được một số kết quả khả quan, đời sống của nhân dân được nâng cao, nhu cầu tiêu dùng các loại hàng hoá và dịch vụ phát triển nhanh chóng. Nhờ đó, thị trường hàng hoá và dịch vụ ngày càng phát triển và mở rộng.
Ngoài ra, Hà Nội cũng là trung tâm, đầu mối luân chuyển hàng hoá lớn khu vực Bắc Trung bộ và cả nước, hàng hoá được tiêu thụ trên địa bàn còn được vận chuyển đi nhiều địa phương khác. Với hệ thống giao lưu hàng hoá thuận lợi, hàng hoá được sản xuất trên địa bàn quận Long Biên có điều kiện tiếp cận thị trường các tỉnh lân cận trong khu vực đồng bằng Bắc Bộ, nhiều sản phẩm có phạm vi tiêu thụ trên địa bàn cả nước hoặc xuất khẩu. Vì vậy, đối với quận Long Biên, thị trường tiêu thụ trong nước rất lớn. Đây là tiềm năng phát triển kinh tế của Quận.
Trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, Hà Nội nói chung và quận Long Biên nói riêng sẽ có nhiều thời cơ thuận lợi để thúc đẩy sự hợp tác kinh tế quốc tế. Ngoài thị trường tiêu thụ trong nước, các doanh nghiệp trên địa bàn Quận còn có tiềm năng tiêu thụ trên thị trường thế giới, đặc biệt thị trường các nước trong khu vực.
các quận, huyện khác của Hà Nội và với các trung tâm kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước là vô cùng to lớn. Đây là một đặc thù và lợi thế của quận Long Biên cần được khai thác có hiệu quả trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực phía Bắc Thủ đô Hà Nội.
*Hệ thống cơ sở hạ tầng:
Quận Long Biên bước đầu đã hình thành hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị như giao thông, điện, cấp thoát nước nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở một quận nội thành.
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện có của quận Long Biên tuy có một số công trình hiện đại như: đường Nguyễn Văn Cừ, Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Linh, đường 40m Thạch Bàn - đê Long Biên, đường cầu Vĩnh Tuy, cầu Thanh Trì, Trung tâm thương mại Savico, Vincom Center nhưng lại thiếu đồng bộ và phân bổ không đều. Hệ thống giao thông, điện nước, chiếu sáng đều chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn của một quận nội thành.
Hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội bước đầu phát triển, công tác phổ cập giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, thể dục thể thao và văn hoá cộng đồng đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Tuy nhiên, nhìn chung hệ thống cơ sở hạ tầng vẫn còn bất cập, chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại không đáp ứng được nhu cầu hiện tại của Quận.
* Công tác xây dựng và quản lý đô thị:
- Thực hiện xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020.
- Hệ thống kết cấu hạ tầng được tập trung đầu tư. Tất cả các phường trên địa bàn quận được đầu tư những tuyến phố, ngõ phố mới, xây dựng các trường chuẩn quốc gia, trụ sở sinh hoạt tổ dân phố. Tất cả các tuyến đường có mặt cắt từ 2m trở lên đều có hệ thống chiếu sáng. Hệ thống nước sạch được phủ kín 14/14 phường; khoảng 95% hộ dân trong quận đã được sử dụng nước sạch.
*Văn hoá - xã hội, an sinh xã hội:
- Quy hoạch và triển khai có hiệu quả các chương trình, đề án đầu tư xây dựng mạng lưới các trường học gắn với thực hiện các nội dung của đổi mới giáo dục. Quận đầu tư cho giáo dục theo quan điểm hiện đại, đồng bộ, mở rộng quy mô giáo dục đi liền với nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và tạo sự đồng
đều về chất lượng giữa các trường. Quận tập trung xây dựng quy hoạch hệ thống trường lớp đáp ứng quy mô dạy và học trước mắt và lâu dài, đầu tư xây dựng hệ thống trường học đạt chuẩn quốc gia, mở rộng một số trường, trang bị đồng bộ máy vi tính cho các trường. Đội ngũ giáo viên được bổ sung về số lượng và chất lượng. Duy trì kết quả phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục Trung học cơ sở. Công tác xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh, đã phát huy tốt các nguồn lực đầu tư cho giáo dục, các Trung tâm giáo dục cộng đồng.
- Công tác thông tin tuyên truyền, giáo dục được quan tâm. Quản lý Nhà nước trên lĩnh vực văn hoá được coi trọng. Phong trào thể dục thể thao quần chúng phát triển. Số người tham gia luyện tập thể thao thường xuyên đạt 25,3%. Tỉ lệ hộ gia đình thể thao đạt 19%. Các môn thể thao thành tích cao tiếp tục được đầu tư, góp phần phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, đào tạo vận động viên đạt giải trong các cuộc thi đấu quốc gia, khu vực và quốc tế. Cơ sở vật chất cho các hoạt động văn hóa - thông tin, thể dục - thể thao của quận, các phường, tổ dân phố được quy hoạch, từng bước triển khai xây dựng.
- Các vấn đề xã hội được quan tâm giải quyết: chế độ, chính sách với gia đình có công, các đối tượng chính sách và người nghèo. Công tác đào tạo nghề, hướng nghiệp được chú trọng. Công tác đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội được triển khai quyết liệt.
- Công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, các chương trình mục tiêu quốc gia về dân số, gia đình và trẻ em: 14/14 phường chuẩn quốc gia về y tế cơ sở và tiên tiến về y học cổ truyền. Các chương trình mục tiêu quốc gia về dân số, gia đình và trẻ em được triển khai với nhiều giải pháp đồng bộ.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1.Phương pháp thu thập số liệu 3.2.1.Phương pháp thu thập số liệu
3.2.1.1. Số liệu thứ cấp
- Đề tài sử dụng các số liệu: Diện tích địa bàn, dân số, tình hình sử dụng đất, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch xây dựng, cải tạo theo kế hoạch và thực tế theo giai đoạn 2010 - 2015, 2015 - 2020, các chợ hạng 2 và hạng 3, các chợ cóc, tụ điểm bán hàng trên địa bàn.
- Nguồn số liệu: các báo cáo về kết quả phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn quận Long Biên từ năm 2010 - 2014; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận Long
Biên lần thứ II giai đoạn 2010 - 2015 và lần thứ III giai đoạn 2015 - 2020; Báo cáo tổng kết Chương trình 02-CTr/QU của Quận ủy Long Biên về thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế giai đoạn 2010 - 2015; Báo cáo kết quả thực hiện công tác QLNN về chợ giai đoạn 2011 đến hết 6 tháng đầu năm 2015; Báo cáo kết quả giải tỏa các tụ điểm chợ cóc trên địa bàn.
- Các sách, báo, tạp chí và các bài viết trên mạng internet liên quan đến đề tài nghiên cứu.
3.2.1.2. Số liệu sơ cấp
Đề tài sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu sử dụng phiếu điều tra về công tác quản lý chợ; các mức thuê gian hàng (dài hạn, ngắn hạn), cơ sở vật chất, chất lượng hàng hóa, tình hình an ninh trật tự,…
Đối tượng khảo sát: tư thương bán hàng (phân theo ngành hàng: quần áo; giày dép, các mặt hàng gia dụng); người mua hàng; cán bộ quản lý chợ; lãnh đạo địa phương (lãnh đạo Quận, phường, phòng Kinh tế, Phòng Tài chính - Kế hoạch).
Phương pháp thu thập: phiếu hỏi, trao đổi thảo luận, phỏng vấn sâu.
Tôi chia tổ địa bàn nghiên cứu theo các loại chợ (do cấp Quận quản lý hay do cấp phường quản lý); hạng chợ; chợ trong các khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển tương đương nhau. Tôi đã điều tra 06 chợ: Việt Hưng, Kim Quan - phường Việt Hưng, Gia Lâm - phường Ngọc Lâm, Tư Đình - phường Long Biên, Phúc Lợi - phường Phúc Lợi, Thạch Bàn - phường Thạch Bàn. Trong 06 chợ trên có 02 chợ hạng 2, đó là chợ Việt Hưng và chợ Gia Lâm.
Bảng 3.4. Đối tượng và số lượng mẫu điều tra
TT Đối tượng điều tra Số lượng mẫu
1 Lãnh đạo Quận và phường 8
Theo chợ và hạng chợ Chợ hạng 2 Chợ hạng 3 Việt Hưng Gia Lâm Tư Đình Thạch Bàn Phúc Lợi Kim Quan 2 Ban quản lý chợ 4 2 2 3 2 2 3 Người bán hàng trong các chợ 20 20 20 20 20 20 4 Người mua hàng 20 20 20 20 20 20
3.2.2. Phương pháp phân tích
Đề tài sử dụng:
- Phương pháp thống kê mô tả: để tổng hợp, phân tích nguồn số liệu thu thập được từ các báo cáo, số liệu thống kê của quận Long Biên.
- Phương pháp so sánh: để thấy được biến động của tình hình thực hiện xây mới hay nâng cấp, cải tạo các chợ trên địa bàn.
3.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
- Việc ban hành các văn bản; chính sách quản lý đầu tư, khai thác chợ trên địa bàn;
- Công tác quản lý quy hoạch chợ (công tác quy hoạch và thực hiện theo quy hoạch giai đoạn 2010 - 2015; 2015 - 2020; hiện trạng các chợ hạng 2 và hạng 3; hiện trạng chợ cóc, tụ điểm bán hàng trên địa bàn);
- Số lượng chợ được xây mới, cải tạo giai đoạn 2010 - 2015;
- Công tác quản lý đầu tư xây dựng: quy trình cải tạo, nâng cấp chợ; - Quản lý hoạt động kinh doanh chợ:
+ Công tác đảm bảo hoạt động của chợ; tổ chức bộ máy kinh doanh chợ; khai thác chợ: mức thuê, diện tích thuê;
+ Quản lý hàng hóa trong chợ;
+ Quản lý người bán hàng trong chợ; + Quản lý tài chính;
+ Quản lý vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm trong chợ;
+ Tổ chức sắp xếp các điểm kinh doanh trong chợ, thực trạng khai thác các điểm kinh doanh;
+ Tổ chức các dịch vụ trong hoạt động chợ; + Công tác phòng chống cháy nổ;
- Công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động của chợ; - Việc áp dụng các chế tài xử phạt tại các chợ trên địa bàn; - Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chợ;
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
4.1.1. Xây dựng và ban hành các văn bản, quy hoạch, kế hoạch quản lý chợ của quận Long Biên, thành phố Hà Nội của quận Long Biên, thành phố Hà Nội
- UBND quận Long Biên (2004), Đề án Quản lý và đầu tư xây dựng chợ, trung tâm thương mại trên địa bàn quận Long Biên giai đoạn 2004 - 2010 và định hướng đến 2010, Hà Nội.
- UBND quận Long Biên (2005), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội quận Long Biên đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.
- Quận ủy Long Biên (2010), Chương trình số 02-CTr/QU ngày 15/11/2010 về thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế trên địa bàn quận giai đoạn 2010 - 2015.
- UBND quận Long Biên (2011), Kế hoạch số 14/KH-UBND ngày 10/01/2011 về việc thực hiện Chương trình cấp ủy về “Thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế” giai đoạn 2010 - 2015, quận Long Biên, Hà Nội.
- UBND quận Long Biên (2011), Kế hoạch số 13/KH-UBND ngày 10/01/2011 về thực hiện Chương trình cấp ủy về “Thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế” năm 2011.
- UBND quận Long Biên (2012), Kế hoạch số 47/KH-UBND ngày 04/02/2012 về thực hiện Chương trình cấp ủy về “Thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế” năm 2012.
- UBND quận Long Biên (2013), Kế hoạch số 32/KH-UBND ngày 15/01/2013 về thực hiện Chương trình cấp ủy về “Thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế” năm 2013.
- UBND quận Long Biên (2014), Kế hoạch số 62/KH-UBND ngày 27/01/2014 về thực hiện Chương trình cấp ủy về “Thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế” năm 2014.
- UBND quận Long Biên (2014), Công văn số 581/UBND-QLĐT ngày 24/3/2014 về việc chấp thuận phương án quy hoạch các điểm chợ trên địa bàn quận Long Biên.
- UBND quận Long Biên (2011), Quyết định số 5518/QĐ-UBND ngày 26/10/2011 về việc ban hành Quy định trình tự lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện các phương án xã hội hóa xây dựng, quản lý, khai thác chợ thuộc thẩm quyền quyết định của UBND quận Long Biên.
- UBND quận Long Biên (2013), Quyết định số 2585/QĐ-UBND ngày 08/3/2013 về việc ban hành Quy định trình tự lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện công tác xây dựng, quản lý, khai thác chợ thuộc thẩm quyền quyết định của UBND quận Long Biên.
- UBND quận Long Biên (2014), Quyết định số 7746/QĐ-UBND ngày 08/10/2014 về việc điều chỉnh, bổ sung một số nội dung tại Quyết định số 2585/QĐ-UBND ngày 08/3/2013 về việc ban hành Quy định trình tự lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện công tác xây dựng, quản lý, khai thác chợ thuộc thẩm quyền quyết định của UBND quận Long Biên.
- UBND quận Long Biên (2015), Hướng dẫn thực hiện công tác quản lý, hoạt động kinh doanh tại các chợ trên địa bàn quận Long Biên.
- Quận ủy Long Biên (2015), Chương trình số 03-CTr/QU, ngày 15/10/2015 về “Tập trung đầu tư, hoàn thiện hệ thống hạ tầng đô thị tạo bước đột phá về cảnh quan, môi trường gắn với xây dựng nếp sống văn minh đô thị trong các tầng lớp nhân dân”.
Có thể thấy, Quận ủy, UBND quận Long Biên rất quan tâm tới công tác phát triển, quản lý chợ nói riêng và công tác phát triển kinh tế trên địa bàn quận nói chung. Ngay từ Chương trình công tác toàn khóa nhiệm kỳ 2010 - 2015 và 2015 - 2020, quận Long Biên đã đặt ra mục tiêu để hoàn thiện và phát triển hệ thống chợ trên địa bàn. Từ năm 2010 đến 2015, mỗi năm UBND Quận đều ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế để cụ thể hóa Chương trình công tác toàn khóa của cấp ủy. Để từ đó đảm bảo đạt được các chỉ tiêu đề ra. Kịp thời ban hành và sửa đổi đối với Quy định trình tự lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện công tác xây dựng, quản lý, khai thác chợ; phê chuẩn phương án quy hoạch các điểm chợ trên địa bàn. Thông qua văn bản này, các doanh nghiệp tư nhân, tổ chức tham gia quản lý chợ thuận lợi hơn trong công tác thủ tục hành chính. Ban hành hướng dẫn số 9192/HD-UBND, ngày 30/9/2015 về thực hiện công tác quản lý, hoạt động kinh doanh tại các chợ, cụ thể hóa các văn bản của Trung ương để các Ban