Diện tích ki ốt (m2) Số người Tỷ lệ (%) Từ 5 đến 7 20 16,67 Từ 8 đến 10 78 65 Từ 11 đến 15 22 18,33 Nguồn: Tổng hợp (2015) 4.1.4.2. Quản lý hàng hóa kinh doanh trong chợ
Về công tác quản lý chất lượng hàng hóa: nội dung này thuộc trách nhiệm của Đội quản lý thị trường phối hợp với phòng Kinh tế Quận thực hiện kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất. Trong năm 2015, chưa phát hiện vấn đề liên quan đến chất lượng hàng hóa trong chợ.
UBND Quận đã chỉ đạo các phòng ban chuyên môn và UBND các phường tuyên truyền, phổ biến cho người bán hàng quy định về chất lượng, nguồn gốc hàng hóa. Yêu cầu ban quản lý các chợ thực hiện niêm yết giá đối với một số mặt hàng như quần áo, giầy dép, hàng điện tử, điện lạnh, hàng công nghệ phẩm, hàng khô. Tuy nhiên các chợ chưa thực hiện được nội dung này, bởi hàng hóa vốn rất đa dạng nên không thể hàng hóa nào cũng có thể niêm yết giá mà các chợ chủ yếu tập trung niêm yết danh mục các hàng hóa cấm buôn bán trong chợ.
Do dân trí một số khu vực còn hạn chế nên người tiêu dùng chủ quan với hàng hóa kém chất lượng, hàng hóa độc hại. Trong thời gian qua, lượng hàng kém chất lượng, hàng Trung Quốc đã tràn vào thị trường và được bày bán ở hầu hết các cửa hàng nên rất khó kiểm soát. Do nhu cầu sức mua lớn nên hàng giả, hàng kém chất lượng vẫn được buôn bán rộng khắp mà không có một hệ thống sàng lọc tốt.
Bảng 4.12. Đánh giá của người bán hàng và người mua hàng về hàng hóa kinh doanh trong chợ
Nội dung Chưa tốt (%) Tốt (%)
NBH NMH NBH NMH
Hàng hóa kinh doanh trong chợ 20 53,33 80 46,67
Giá hàng hóa 8,33 11,67 91,67 88,33
Qua điều tra, khảo sát có 80% người bán hàng, 46,67% người mua hàng đánh giá hàng hóa kinh doanh trong chợ tốt, chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng; 20% người bán hàng, 53,33% người mua hàng đánh giá hàng hóa trong chợ chưa tốt, bình thường, có hàng hóa chưa rõ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng chưa đảm bảo. Qua đánh giá của người bán hàng và người mua hàng có thể thấy được sự tự thỏa mãn về chất lượng hàng hóa trong chợ của người bán hàng, đây là ý kiến chủ quan của họ. Họ tin rằng hàng hóa trong chợ như hiện tại đã đáp ứng được cầu của người mua. Nhưng với tâm lý của người tiêu dùng, luôn mong muốn hàng hóa chất lượng tốt hơn, đẹp hơn trong khi với các hàng hóa bày bán trong chợ chủ yếu là các hàng hóa thiết yếu, phổ biến nên phần nào chưa đáp ứng được sự thỏa mãn của người tiêu dùng.
Với điều kiện kinh tế - xã hội ngày càng tăng lên, cuộc sống của người dân ngày càng được nâng lên dẫn tới các nhu cầu của con người cũng dần thay đổi. Người mua hàng không chỉ cần hàng hóa giá rẻ, mà chuyển dần sang hàng hóa đảm bảo chất lượng. Chính vì vậy mà người bán hàng trong chợ cần phải nắm được xu hướng của người tiêu dùng để đáp ứng, đa dạng cả về chất lượng và mức giá để thu hút khách hàng.
Đối với giá hàng hóa, 88,33% người mua hàng, 91,67% người bán hàng đánh giá hàng trong chợ có giá hợp lý, phù hợp với túi tiền, khả năng chi trả của người mua hàng trong khi 8,33% người bán hàng và 11,67% người mua hàng cho rằng giá bán hàng hóa trong chợ cao. Nhìn chung cả người bán và người mua hàng đều nhận thấy mức giá hàng hóa trọng chợ hiện tại phù hợp với chất lượng hiện có của nó. Một số người bán hàng trong chợ nói thách cao hơn nhiều so với giá bán gây ra sự cảnh giác, tư tưởng phải mặc cả thấp để tránh bị “lừa”. Đây là một trong những tâm lý làm cho người mua hàng ngại mua hàng tại các chợ dân sinh. Nhìn chung người mua hàng tại các chợ có nhiều độ tuổi, nghề nghiệp nhưng qua đánh giá của người mua có thể thấy mức giá bán các hàng hóa trong chợ khá hợp lý, phù hợp với thu nhập của người dân trên địa bàn. Tuy nhiên người bán hàng cần quan tâm nhiều hơn các tiêu chí khác ngoài giá để đáp ứng nhu cầu của người mua hàng tốt hơn.
4.1.4.3. Quản lý thương nhân trong chợ
Quản lý thương nhân trong chợ bao gồm từ việc hướng dẫn, phổ biến các quy định của Nhà nước về quyền và nghĩa vụ cho thương nhân kinh doanh trong chợ; đảm bảo việc thực hiện các quy tắc đã ban hành thông qua việc giám sát
hoạt động của thương nhân, áp dụng chế tài xử phạt đối với các thương nhân vi phạm nội quy, quy định.
Đối với người bán hàng trong chợ, Ban quản lý chợ thường xuyên nhắc nhở để người bán hàng tuân thủ các nội quy của chợ; phố biến cho các hộ gia đình nắm được các quy định của pháp luật, trách nhiệm của người bán hàng về việc nộp các khoản thu, công tác phòng cháy chữa cháy, các chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm hợp đồng thuê điểm kinh doanh, quy định về chất lượng hàng hóa và các nội dung liên quan thông qua hệ thống loa tại các chợ và loa truyền thanh phường.
Bảng 4.13. Đánh giá của người bán hàng về một số nội dung cơ bản trong công tác quản lý chợ
Nội dung Biết, nắm rõ (% ) Chưa nắm rõ (%) Nội quy, quy định sử dụng, quản lý chợ 91,67 8,33
Công tác phòng chống cháy nổ 89,17 10,83 Chế tài xử phạt các vi phạm trong chợ 38,33 61,67 Công tác quản lý chất lượng hàng hóa 91,7 8,3
Nguồn: Tổng hợp (2015) Qua điều tra khảo sát 91,67% người bán hàng trong chợ biết, nắm rõ các nội quy, quy định sử dụng quản lý chợ. 89,17% người nắm rõ công tác phòng chống cháy nổ, 38,33% nắm rõ các chế tài xử phạt các vi phạm trọng chợ, 91,7% về công tác quản lý chất lượng hàng hóa trong chợ. Theo điều tra, từ năm 2015 đến nay có 02 vụ vi phạm nội quy, quy chế hoạt động của chợ. Ban quản lý chợ đã xử phạt hành chính đối với các hộ vi phạm. Để người bán hàng trong chợ thực hiện đúng Nội quy quản lý, sử dụng chợ, Ban quản lý chợ thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở các hộ kinh doanh phải buôn bán thật thà, không buôn gian bán lận, đoàn kết với nhau để giữ khách. Một số biện pháp xử phạt người bán hàng trong chợ mà Ban quản lý chợ có thể áp dụng khi xảy ra vi phạm: nhắc nhở, xử phạt hành chính, ngừng không cho bán hàng. Với 61,67% người bán hàng chưa nắm rõ về các chế tài xử phạt các vi phạm trọng chợ, điều này đặt ra nhiệm vụ cho chính các ban quản lý chợ cũng như Lãnh đạo địa phương cần quan tâm và làm tốt hơn công tác tuyên truyền về các mức phạt đối với các hộ kinh doanh trong chợ để đảm bảo người bán hàng trong chợ biết và thực hiện đúng các nội quy, quy định có liên quan.
Bảng 4.14. Đánh giá của người mua hàng và người bán hàng về công tác quản lý người bán hàng trong chợ
Nội dung Chưa tốt Tốt
Người mua hàng 41,67 58,33
Người bán hàng 25 75
Nguồn: Tổng hợp (2015) Nhìn chung, người bán hàng và người mua hàng đánh giá công tác này có sự khác nhau, tuy cả 2 mức đánh giá đều trên 50% nhưng mức đánh giá của người bán hàng cao hơn. 75% người bán hàng cho rằng công tác quản lý người bán hàng tốt thì chỉ có 58,33% người mua hàng đồng tình với ý kiến này.
Có sự khác biệt như trên là do cách nhìn nhận và đánh giá của các đối tượng khác nhau. Bởi người bán hàng là người trực tiếp chịu sự quản lý của Ban quản lý chợ, họ phải nộp các loại thuế, phí và khi họ vi phạm nội quy, quy định thì sẽ phải chấp nhận các mức phạt, chịu sự ràng buộc khi kí hợp đồng thuê mặt bằng nên họ nhận thấy rõ được công tác quản lý của ban quản lý chợ và nghĩa vụ của họ. Đối với 25% người bán hàng đánh giá công tác này chưa tốt bởi bên ngoài các chợ vẫn tồn tại một số người bán hàng rong, không phải đóng các loại thuế, phí nhưng lại thu hút được một lượng người mua lớn tạo sự cạnh tranh không công bằng với những hộ kinh doanh trong chợ. Mặt khác, người mua hàng đánh giá công tác này qua chủ yếu mức giá, chất lượng hàng hóa và thái độ bán của chính những người bán hàng. Tuy mang tính chất chủ quan nhưng là một yếu tố để ban quản lý chợ nhìn nhận và có biện pháp thể hiện rõ hơn vai trò quản lý của mình trong việc bảo vệ người mua hàng tại các chợ.
4.1.4.4. Quản lý tài chính
Theo Thông tư số 67/2003/TT-BTC ngày 11/7/2003 của Bộ Tài chính về hướng dẫn cơ chế tài chính áp dụng cho Ban quản lý chợ, doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ: Đối với chợ không do Nhà nước đầu tư xây dựng hoặc do Nhà nước đầu tư nhưng đã chuyển giao cho Ban quản lý chợ hoặc doanh nghiệp để kinh doanh khai thác và quản lý chợ thì các loại phí quy định tại Thông tư này là phí không thuộc Ngân sách Nhà nước. Ban quản lý chợ, doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật đối với số phí thu được và có quyền quản lý, sử dụng số tiền phí sau khi đã nộp thuế.
Ban quản lý chợ thu tiền thuê điểm kinh doanh, điện, nước và một số hoạt động khác: trông giữ phương tiện, vệ sinh. Mức thu của các chợ từ 65.000 - 100.000đ/ tháng/hộ còn đối với chợ hạng 2 như chợ Việt Hưng mức thu từ 200.000 -250.000đ/tháng/hộ. Công tác quản lý tài chính được thực hiện theo Quyết định số 48/2014/QĐ-UBND ngày 20/8/2014 của UBND Thành phố Hà Nội về việc thu phí chợ trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Mỗi chợ hàng năm đều nộp về Ngân sách nhà nước theo từng mức khác nhau quy định đối với từng chợ. Từ các khoản thu trên, Ban quản lý chợ sử dụng tiền để hoàn trả vốn đầu tư xây dựng, cải tạo, sửa chữa chợ, các chi phí cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp; thực hiện chế độ quyết toán và báo cáo tài chính doanh nghiệp theo các quy định pháp luật. Nhìn chung các doanh nghiệp, hợp tác xã quản lý chợ thực hiện nghiêm túc các quy định về thu, chi, đảm bảo tính minh bạch trong công tác quản lý tài chính.
Hộp 4.1. Công tác thu chi của Ban quản lý chợ
Để đảm bảo các Ban quản lý chợ thực hiện theo đúng Quyết định số 48/2014/QĐ-UBND ngày 20/8/2014 của UBND Thành phố Hà Nội về việc thu phí chợ trên địa bàn Thành phố Hà Nội, hàng năm phòng Kinh tế tham mưu cho UBND Quận có văn bản thông báo mức thu phí chỗ ngồi đối với các chợ hạng 2 và hạng 3 trên địa bàn cho UBND các phường và đơn vị quản lý các chợ. Và cũng yêu cầu các đơn vị quản lý chợ trước khi tăng giá thu phí chỗ ngồi của các hộ kinh doanh tại chợ phải xây dựng phương án thu phí trình UBND Quận để tổng hợp báo cáo Sở Tài chính thẩm định theo quy định. UBND các phường có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thu phí của đơn vị quản lý chợ trên địa bàn và kịp thời báo cáo UBND Quận khi phát hiện sai phạm. Về công tác chi các khoản thu: UBND Quận giao cho các đơn vị quản lý chợ tự chủ và hàng năm nộp về ngân sách nhà nước một khoản tiền nhất định (tùy từng chợ). Nhìn chung, các đơn vị quản lý chợ đã thực hiện đúng và minh bạch về thu, chi theo quy định.
Nguồn: Ông Dương Đình Tình - Trưởng phòng Kinh tế Quận (2015) 4.1.4.5. Quản lý vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm trong chợ
Nội dung này bao gồm quản lý chất thải trong chợ, quản lý vệ sinh và an toàn thực phẩm trong chợ.
UBND Quận và phường thường xuyên tổ chức kiểm tra định kỳ và đột xuất việc thu gom rác thải, thành lập các ban vệ sinh hoặc tổ vệ sinh phòng dịch
để theo dõi tình hình vệ sinh và bệnh dịch, thành lập tại các phường Ban chỉ đạo an toàn thực phẩm; yêu cầu các hộ kinh doanh trong chợ ký cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; hoàn thiện cơ sở vật chất đảm bảo kinh doanh, không để các hộ kinh doanh bày bán hàng hóa mất vệ sinh.
Trong các chợ có đầy đủ hệ thống thoát nước thải, khu vệ sinh công cộng. Ban quản lý chợ ký hợp đồng với công ty môi trường, bố trí nhân viên vệ sinh thường xuyên thu gom rác thải đảm bảo vệ sinh môi trường trong chợ. Thực hiện thu gom rác, tập kết rác đúng nơi quy định; có cam kết bảo vệ môi trường. Các hộ kinh doanh trong chợ có đầy đủ giấy phép về an toàn thực phẩm. Không sắp xếp hàng thực phẩm tươi sống gần kề với thực phẩm chín; thực phẩm gia súc, gia cầm được cơ quan thú y kiểm tra, xác nhận theo quy định; trong chợ bố trí khu giết mổ gia cầm riêng. Nhìn chung, các chợ đã đáp ứng tương đối tốt tiêu chí vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm.
Bảng 4.15. Đánh giá về công tác quản lý vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm trong chợ
Nội dung Chưa tốt (%) Tốt (%) Rất tốt (%)
Người bán hàng 13,33 86,67 0
Người mua hàng 11,67 42,5 45,83
Nguồn: Tổng hợp (2015) Về công tác vệ sinh môi trường, 42,5% người mua hàng nhận xét tốt, 11,67% chưa tốt và 45,83% người đánh giá rất tốt. Trong khi đó, 13,33% người bánh hàng đánh giá chưa tốt và 86,67% đánh giá tốt. Nhìn chung nội dung này được người bán hàng và người mua hành đánh giá cao. Nó có thể coi là bộ mặt của bất kỳ chợ nào, thu hút sự quay trở lại của người mua hàng. Công tác vệ sinh môi trường ngày càng được quan tâm không chỉ là ban quản lý chợ mà còn cả những người bán hàng tại các chợ. Các rác thải đã được để đúng nơi quy định, ý thức của cả người bán và người mua đều được nâng lên, góp phần lớn trong công tác đảm bảo vệ sinh môi trường.
4.1.4.6. Tổ chức sắp xếp các điểm kinh doanh trong chợ
Những năm qua, với sự đô thị hóa và số lượng dân cư trên địa bàn tăng lên nhanh chóng thì việc quy hoạch, bố trí sắp xếp, tổ chức các hộ kinh doanh trong phạm vi chợ đã được Ban quản lý chợ quan tâm. Công tác bố trí, sắp xếp các khu
vực kinh doanh trong chợ được thực hiện theo đúng quy hoạch, căn cứ theo bộ tiêu chí chợ văn minh thương mại; thực hiện sắp xếp theo ngành hàng, mặt hàng để tạo thuận lợi cho người mua và người bán. Các ngành hàng được sắp xếp theo quy định của công tác phòng chống cháy nổ.
Việc khai thác mặt bằng kinh doanh ở một số chợ gặp nhiều khó khăn qua do một số nguyên nhân sau:
Thứ nhất: Các hộ kinh doanh trong chợ phải nộp các khoản thuế và chi phí dẫn đến giá thành cùng một mặt hàng của những hộ kinh doanh trong chợ cao hơn những hộ kinh doanh lấn chiếm lòng, lề đường. Với tâm lý người mua hàng không muốn gửi xe vào chợ để tiết kiệm thời gian tạo nên những bất lợi cho các hộ kinh doanh trong chợ.
Thứ hai: sự thiếu kiên quyết trong việc giải tỏa các tụ điểm bán hàng, các chợ tự phát của chính quyền địa phương, nhất là cấp phường.
Thứ ba: sự phát triển nhanh chóng của các Trung tâm thương mại trên địa bàn Quận, sự lựa chọn hàng hóa của người mua được phong phú hơn, làm giảm sức mua hàng hóa đối với các mặt hàng bày bán ở chợ.
* Thực trạng khai thác điểm kinh doanh trong chợ
Theo kết quả khảo sát, đến hết năm 2015 có 4/6 chợ được khảo sát không