Thực trạng khai thác điểm kinh doan hở một số chợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hệ thống chợ trên địa bàn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 84)

TT Tên chợ Số hộ kinh doanh

thực tế

Số điểm kinh doanh theo thiết kế 1 Việt Hưng 260 443 2 Gia Lâm 280 190 3 Kim Quan 170 170 4 Tư Đình 74 180 5 Phúc Lợi 80 270 6 Thạch Bàn 223 300

Công tác tổ chức sắp xếp các điểm kinh doanh trong chợ được bố trí theo từng loại mặt hàng, đối với các chợ có nhiều tầng thì tầng 1 sẽ được sắp xếp các mặt hàng thực phẩm, rau, các mặt hàng phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày. Các tầng trên sẽ dành cho các mặt hàng như giầy dép, quần áo,... Các điểm kinh doanh đã được sắp xếp theo một phương án nhất định ngay từ khi xây dựng lại, cải tạo, nâng cấp, sữa chữa chợ và đã được UBND Quận thẩm định và phê duyệt. Và phương án sắp xếp các điểm kinh doanh trong chợ còn phải đảm bảo về công tác phòng cháy chữa cháy và vệ sinh an toàn thực phẩm. Theo đánh giá của người bán hàng, 89,17% người đánh giá việc sắp xếp các điểm kinh doanh phù hợp theo từng mặt hàng và 10,83% người thấy việc sắp xếp các điểm kinh doanh trong các chợ chưa hợp lý. Đánh giá của mỗi người mua hàng dựa theo các nhu cầu khác nhau nên các đánh giá cũng khác nhau. Tuy nhiên, theo đánh giá của người mua, 45% người mua cho rằng các điểm kinh doanh trong chợ đã được sắp xếp tốt, hợp lý, thuận tiện trong việc mua sắm, trong khi 55% người mua lại cho rằng các điểm kinh doanh trong chợ chưa hợp lý, cần được sắp xếp lại để phù hợp và thuận tiện hơn cho người mua hàng.

Bảng 4.17. Đánh giá về công tác tổ chức sắp xếp các điểm kinh doanh trong chợ

Nội dung Chưa tốt (%) Tốt (%)

Người bán hàng 10,83 89,17

Người mua hàng 55 45

Nguồn: Tổng hợp (2015) Sự chênh lệch lớn trong việc đánh giá của người bán và người mua là do người mua luôn mong muốn những thứ mình cần ở những vị trí thuận tiện nhất để mua được nhanh nhất, đây cũng chính là lý do khiến họ đánh giá thấp và chưa hài lòng với công tác sắp xếp các điểm kinh doanh trong chợ. Trong khi đó, người bán hàng cảm thấy với vị trí của họ, việc buôn bán như hiện tại diễn ra ổn định nên hầu hết người bán hàng có đánh giá cao công tác này. Ban quản lý chợ không thể bố trí các mặt hàng đều ở những vị trí thuận tiện mà phải trên cơ sở các quy định, tính thiết yếu của từng mặt hàng và loại hàng hóa. Qua mức đánh giá này của người mua hàng, ban quản lý chợ cần nghiên cứu để có phương án bố trí các điểm kinh doanh phù hợp với các quy định, tiêu chuẩn nhưng vẫn đáp ứng được mong muốn và tạo sự thuận lợi cho người mua hàng.

4.1.4.7. Tổ chức các dịch vụ trong hoạt động chợ

Các hoạt động dịch vụ trong chợ trên địa bàn chỉ gồm có hoạt động trông giữ các phương tiện, hàng hóa trong chợ. Bởi các chợ trên địa bàn là các chợ dân sinh phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của người dân và đều là hình thức bán lẻ. Cùng với đó lại chưa phát triển chợ đầu mối hay chợ quy mô lớn nên không có các dịch vụ như kho bảo quản hàng hoá, bốc xếp hàng hóa.

Tổ bảo vệ là bộ phận rất được Ban quản lý chợ quan tâm, bởi chợ là nơi tập trung đông người, nơi lợi ích của người mua và người bán trái ngược nhau nên rất dễ xảy ra xung đột, to tiếng. Bộ phận này thường xuyên ứng trực, nghiêm túc tuân thủ đúng các quy định trong sử dụng, quản lý chợ để đảm bảo tài sản cho cả người mua và người bán hàng.

Bảng 4.18. Đánh giá về hoạt động trông giữ các phương tiện và hàng hóa Nội dung Chưa tốt (%) Tốt (%) Rất tốt (%)

Người bán hàng 5 95 0

Người mua hàng 1,67 36,67 61,66

Nguồn: Tổng hợp (2015) Với nội dung này, 95% người bán hàng đánh giá tốt và 5% đánh giá tốt. Qua đánh giá của người mua hàng, 37,5% cho rằng hoạt động trông giữ phương tiện đang được thực hiện tốt, 1,68% chưa tốt, 60,82% cho rằng hoạt động này rất tốt. Với mức đánh giá này có thể thấy hoạt động trông giữ phương tiện đang được đánh giá cao. Trong năm 2015, công tác trông giữ các phương tiện và hành hóa được thực hiện tốt, không để xảy ra tình trạng mất phương tiện của cả người bán và người mua hàng hay hàng hóa (trông giữ vào ban đêm).

4.1.4.8. Công tác phòng chống cháy nổ

Công tác phòng chống cháy nổ luôn được sự quan tâm của Quận và phường cũng như Ban quản lý chợ. Các chợ đều có hệ thống chữa cháy, bình cứu hỏa, luôn sẵn sàng phương án phòng cháy chữa cháy. Đây là nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu và được thường xuyên được kiểm tra để đảm bảo chất lượng của hệ thống phòng chống cháy nổ. Theo tiêu chí xây dựng chợ văn minh thương mại, Ban quản lý chợ phải xây dựng nội quy phòng cháy chữa cháy; không có kho chứa các chất nguy hiểm về cháy nổ; không có hộ kinh doanh hàng hóa chứa chất

phóng xạ và thiết bị bức xạ ion hóa, loại vật liệu nổ, các chất lỏng dễ cháy; thường xuyên kiểm tra (tối thiểu 1 tháng/lần) về an toàn phòng cháy chữa cháy; bảo dưỡng phương tiện phòng cháy chữa cháy (mở sổ theo dõi); tách riêng hệ thống điện phục vụ kinh doanh với hệ thống điện bảo vệ, điện phục vụ chữa cháy, không để hộ kinh doanh sử dụng nguồn điện riêng; có lực lượng phòng cháy và chữa cháy được huấn luyện nghiệp vụ; thực hiện nghiêm chế độ ứng trực phòng cháy chữa cháy. Trong năm 2015, công tác phòng chống cháy nổ được thực hiện tương đối tốt, không xảy ra vụ cháy nổ nào liên quan đến các chợ trên địa bàn.

Bảng 4.19. Đánh giá về công tác phòng chống cháy nổ

Nội dung Chưa tốt (%) Tốt (%) Rất tốt (%)

Người bán hàng 5,83 92,5 1,67

Người mua hàng 3,33 32,5 64,17

Nguồn: Tổng hợp (2015) Đối với công tác phòng chống cháy nổ, người bán hàng được tuyên truyền, phổ biến bài bản. Ngay từ việc bố trí, sắp xếp các mặt hàng đã được Ban quản lý chợ tính toán để đảm bảo về công tác phòng chống cháy nổ theo quy định. Đối với người mua hàng, chợ có công tác phòng chống cháy nổ được thực hiện tốt là chợ chưa từng xảy ra cháy nổ. Bởi vậy chỉ có 3,36% người đánh giá chưa tốt. Với mức đánh giá này, có thể thấy công tác phòng chống cháy nổ ở các chợ đã được đảm bảo an toàn và được người dân quan tâm và đánh giá tốt.

4.1.5. Công tác kiểm tra, giám sát

UBND Quận thường xuyên tổ chức các đoàn kiểm tra đối với các chợ gắn với tiêu chí chợ văn minh thương mại để đánh giá, xếp loại các chợ.

Theo điều tra khảo sát 100% các chợ được điều tra đều xây dựng nội quy, quy định sử dụng quản lý chợ. Các chợ này đã chấp hành nghiêm túc các quy định về công tác sử quản lý, khai thác chợ. Để thực hiện kế hoạch kiểm tra các nội dung liên quan đến công tác quản lý chợ, UBND Quận Long Biên đã giao cho phòng Kinh tế chủ trì, phối hợp với một số phòng ban liên quan và lãnh đạo các phường kiểm tra các chợ về tiêu chí văn minh thương mại. Theo số liệu công tác kiểm tra, đánh giá có 07 chợ thiếu nội quy phòng cháy chữa cháy hoặc nội quy chợ, 12 chợ trang bị phương tiện phòng cháy chữa cháy chưa đảm bảo. Và

một số tiêu chí khác như: cơ sở vật chất không đảm bảo, đơn vị quản lý chợ không ký hợp đồng với hộ kinh doanh, thắp hương trong gian hàng, lực lượng phòng cháy chữa cháy chưa được huấn luyện.

Bảng 4.20. Kết quả kiểm tra công tác nội quy PCCC, nội quy chợ và các phương tiện PCCC

Nội dung Đơn vị

Thiếu nội quy phòng cháy chữa cháy hoặc nội quy chợ

Quán Tình, Tổ tổ 27 - Ngọc Lâm, Đồng Dinh, Vũ Xuân Thiều, Đức Hòa, Cự Khối, Thạch Cầu

Trang bị phương tiện phòng cháy chữa cháy chưa đảm bảo

Việt Hưng, Gia Quất, Thạch Bàn, Diêm Gỗ, Thượng Cát, Tổ 27 Ngọc Lâm, Đồng Dinh, Vũ Xuân Thiều, Ngọc Thụy, Đức Hòa, Cự Khối, Thạch Cầu

Nguồn: UBND Quận (2015) UBND Quận thường xuyên hướng dẫn các chợ thực hiện tự kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy của đơn vị, kiểm tra các trang thiết bị phục vụ công tác phòng cháy chữa cháy tại chỗ theo quy định; tổ chức kiểm tra định kỳ tại 100% các chợ trên địa bàn Quận chia thành 2 đợt, nội dung kiểm tra: kiểm tra hồ sơ, kiểm tra việc thực hiện điều kiện về an toàn phòng cháy chữa cháy, phòng nổ, kiểm tra các điều kiện về đảm bảo an toàn điện; kiểm tra đột xuất công tác ứng trực phòng cháy chữa cháy vào ban đêm.

Nội dung này thường xuyên được Ban quản lý chợ cũng như Lãnh đạo Quận và phường quan tâm, xuống hiện trường khảo sát, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người bán hàng. Lãnh đạo Quận đã kịp thời chỉ đạo để đầu tư nâng cấp hay xây mới, mở rộng diện tích chợ. Trong khi đó, Ban quản lý chợ kịp thời giải quyết các vụ việc phát sinh trong chợ. Tuy nhiên tại các chợ vẫn còn một số bất cập ảnh hưởng tới tâm lý của người bán hàng và ban quản lý chợ, đó là việc xử phạt, quản lý các hộ bán hàng rong xung quanh các chợ cũng như trên địa bàn. Cần có biện pháp để không tái phát hiện tượng bán hàng rong, tạo điều kiện để họ thuê chỗ, bán hàng cố định trong chợ vừa đảm bảo trật tự đô thị vừa tạo thêm nguồn thu thuế cho Nhà nước, tạo môi trường cạnh tranh công bằng cho tất cả người bán hàng trong chợ.

4.1.6. Đánh giá chung

4.1.6.1. Ưu điểm

Ngay từ khi mới thành lập, UBND quận Long Biên đã xây dựng các chương trình, đề án quản lý và đầu tư xây dựng chợ; chủ động đề xuất với Thành phố các dự án, thực hiện đấu thầu dự án có gắn quyền sử dụng đất để kêu gọi, khuyến khích các thành phần kinh tế thực hiện xã hội hoá đầu tư trong lĩnh vực thương mại. Nhiều doanh nghiệp đã tham gia đầu tư xây dựng và quản lý các chợ, trung tâm thương mại trên địa bàn, 100% nguồn vốn đầu tư xây dựng chợ, trung tâm thương mại được huy động từ các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế.

Nhìn chung, hệ thống chợ hiện nay tại hầu hết các phường trên địa bàn quận Long Biên bước đầu đã đáp ứng được một phần nhu cầu mua - bán của người dân, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, trật tự giao thông đô thị và đã tạo được công ăn việc làm ổn định cho nhiều hộ gia đình góp phần giúp kinh tế quận vượt qua khó khăn, duy trì tốc độ tăng trưởng cao. Quận Long Biên đã kịp thời ban hành các văn bản để đáp ứng thực tế khai thác và quản lý chợ trên địa bàn. UBND Quận đã giao cho phòng Kinh tế làm cơ quan thường trực tham mưu cho Quận các công tác liên quan tới quản lý và khai thác chợ; xây dựng các chuyên đề để báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Thường trực Quận ủy thực trạng cũng như các khó khăn, vướng mắc. Đối với UBND các phường, đã phân công 01 cán bộ kiêm nhiệm về công tác công thương; tổ chức giao ban định kỳ để tháo gỡ các khó khăn mà các phường gặp phải. Tuy nhiên việc xây dựng và quản lý chợ trên địa bàn quận Long Biên vẫn còn một số bất cập, hạn chế cần phải khắc phục để hoạt động thương mại trên địa bàn quận ngày càng phát triển tương xứng với tiềm năng của một quận nằm ở cửa ngõ của Thủ đô Hà Nội.

Giai đoạn 2010 - 2015, quận Long Biên đã thực hiện vượt chỉ tiêu về công tác xây mới, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa chợ theo kế hoạch đề ra. Góp phần củng cố hoạt động của các chợ đã ổn định và phát triển các chợ phù hợp với điều kiện của địa bàn. Công tác phát triển chợ theo hướng văn minh thương mại đã bước đầu đạt kết quả để hướng tới phát triển tuyến phố văn minh đô thị, phường văn minh đô thị. Hành lang pháp lý, những thủ tục cũng như cơ chế quản lý đã gọn nhẹ hơn nhờ đó hệ thống chợ phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. 100% các chợ trên địa bàn Quận áp dụng mô hình doanh nghiệp tư nhân hoặc Hợp tác xã quản lý chợ. Mô hình này làm cho công tác đầu tư xây dựng, quản lý chợ chuyên nghiệp hơn, gắn trách nhiệm với quyền hạn và nghĩa vụ. Bởi vậy nó đã làm cho công tác quản lý chợ hiệu quả hơn,

Qua điều tra khảo sát, nhìn chung công tác quản lý chợ đã được đánh giá cao, công tác kiểm tra, giám sát được thường xuyên thực hiện nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác khai thác, quản lý chợ. Các chợ trên địa bàn thường xuyên được các cơ quan quản lý nhà nước Quận và phường khảo sát, đánh giá, kịp thời có phương án xây mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp để phù hợp với tình hình thực tế và bộ mặt đô thị. Các chợ cóc, tụ điểm buôn bán đã giảm đáng kể nhưng vẫn cần được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Quận và phường để sớm đưa những người bán hàng ở khu vực này vào hoạt động trong các chợ dân sinh.

4.1.6.2. Hạn chế

- Công tác quy hoạch chợ chưa sát với tình hình phát triển của đời sống nhân dân. Lãnh đạo một số phường chưa chú trọng đến công tác quy hoạch phát triển chợ trên địa bàn nên không chủ động trong việc bố trí quỹ đất để xây dựng chợ. Các công việc này vẫn thường chờ sự chỉ đạo của Lãnh đạo Quận, bị động trong công tác quy hoạch và phát triển chợ.

- Hạn chế trong công tác đầu tư xây dựng chợ

+ Hệ thống các chợ chưa chưa phân bổ đều trên địa bàn quận.

+ Cơ sở vật chất của chợ còn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển đô thị hóa của quận, chưa tạo được cơ sở vật chất khang trang, văn minh.

- Hạn chế trong công tác quản lý chợ

+ UBND các phường chưa làm tốt công tác quản lý nhà nước đối với các chợ. Một số UBND phường khoán trắng công tác quản lý chợ cho các doanh nghiệp trúng thầu đầu tư, khai thác, quản lý chợ dẫn đến công tác tổ chức chợ còn nhiều yếu kém: tổ chức sắp xếp người kinh doanh thiếu trật tự, kỷ cương; chưa làm tốt công tác vệ sinh môi trường, duy tu bảo dưỡng chợ; hoạt động thu thuế còn yếu; những hoạt động dịch vụ cho người vào chợ còn ít và hiệu quả thấp...

+ Hoạt động quản lý chợ chưa có định hướng hình thành nếp sống văn minh thương mại; chưa có giao ban, báo cáo định kỳ trong hoạt động thương mại của các đơn vị quản lý chợ với các cấp chính quyền.

+ Ở một số chợ còn tồn tại tình trạng chèo kéo khách hàng, thái độ phục vụ người mua chưa được quan tâm, giá cả chưa tương xứng với chất lượng sản phẩm; còn tình trạng hàng hóa trôi nổi, kém chất lượng xen lẫn với hàng hóa chất lượng cao.

- Công tác kiểm tra giám sát đã được thực hiện thường xuyên nhưng chưa phát huy được hiệu quả do việc áp dụng các chế tài xử phạt còn nhiều khó khăn.

4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

4.2.1. Điều kiện kinh tế - xã hội

Điều kiện kinh tế - xã hội vừa là điều kiện thuận lợi để phát triển hệ thống các chợ dân sinh nhưng cũng gây ra sức ép với các chợ này. Hiện nay trên địa bàn quận có rất nhiều các trung tâm thương mại, các khu mua sắm lớn với nhiều thương hiệu, mức tiền, kiểu dáng, mẫu mã đã thu hút được một lượng lớn người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hệ thống chợ trên địa bàn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)