Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hệ thống chợ trên địa bàn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 46)

3.1. ĐẶC ĐIỂM QUẬN LONG BIÊN 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Ngày 6/11/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 132/2003/NĐ/-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập quận Long Biên thuộc Thành phố Hà Nội, trên cơ sở tách ra từ địa giới hành chính của huyện Gia Lâm. Long Biên có Sông Hồng là giới hạn với quận Hoàn Kiếm, Thanh Trì, Tây Hồ, Hai Bà Trưng; Sông Đuống là giới hạn với huyện Gia Lâm, Đông Anh. Phía Đông giáp huyện Gia Lâm; phía Tây giáp quận Hoàn Kiếm, phía Nam giáp huyện Thanh Trì, phía Bắc giáp huyện Gia Lâm, Đông Anh.

Long Biên có diện tích 6.038,24 ha, 14 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các phường: Bồ Đề, Long Biên, Thạch Bàn, Cự Khối, Sài Đồng, Phúc Đồng, Phúc Lợi, Giang Biên, Đức Giang, Việt Hưng, Thượng Thanh, Gia Thụy, Ngọc Lâm, Ngọc Thụy với 301 tổ dân phố (UBND quận Long Biên, 2015).

Quận Long Biên có vị trí quan trọng về kinh tế, an ninh quốc phòng, chính trị và văn hoá - xã hội đối với Thủ đô Hà Nội. Quận Long Biên nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc của Thủ đô Hà Nội, phía bắc giáp sông Đuống, phía đông giáp huyện Gia Lâm, phía tây giáp huyện Đông Anh, phía nam giáp sông Hồng. Với vị trí địa lý đặc thù của Quận nằm giữa hai con sông lớn (sông Hồng và sông Đuống) là tiềm năng quan trọng cho phát triển đô thị hiện đại, đồng thời tạo được sự giao lưu trong hoạt động kinh tế.

Quận Long Biên là nơi tập trung nhiều đầu mối giao thông quan trọng với nhiều đường giao thông lớn như đường hàng không (Sân bay Gia Lâm), đường sắt (Ga Gia Lâm), quốc lộ (quốc lộ 1A, 1B, 5), đường thuỷ (sông Hồng, sông Đuống) nối liền các tỉnh phía Bắc (Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh...), các tỉnh phía Đông Bắc (Hải Phòng, Quảng Ninh...). Đây là điều kiện thuận lợi cho sự liên kết kinh tế giữa Quận với các tỉnh và thành phố lân cận, mở rộng thị trường kinh doanh và dịch vụ, phát triển thành địa điểm tích tụ và phân luồng hàng hoá, dịch vụ giữa Hà Nội với các tỉnh phía Bắc.

Quận Long Biên là một mắt xích quan trọng trên trục tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, nằm ở trung tâm của một trong 3 vùng kinh tế

trọng điểm của đất nước. Tiếp giáp với quận Long Biên là các “điểm nóng” về phát triển kinh tế như Hưng Yên, Bắc Ninh. Với vị trí địa lý này đã tạo nên một sức hút mạnh để quận Long Biên phát triển nhanh về kinh tế - xã hội, cùng với nhịp độ phát triển chung của Thủ đô. Vị trí địa lý thuận lợi, có tính đặc trưng so với các quận nội thành khác sẽ tạo điều kiện cho quận Long Biên phát triển các ngành kinh tế - xã hội, đặc biệt là thương mại dịch vụ.

* Về đất đai:

Quận Long Biên có diện tích 6.038 ha, là quận có diện tích lớn nhất trong số các quận nội thành Hà Nội.

Đối với quận Long Biên, quỹ đất rộng lớn chính là một nguồn lực quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội của Quận. Với quỹ đất hiện có và điều kiện địa chất tốt là điều kiện thuận lợi để phát triển một đô thị hiện đại, đồng bộ, phát triển các khu công nghiệp công nghệ cao, các khu thương mại dịch vụ.

Quận Long Biên đang trong quá trình đô thị hoá với tốc độ cao, nhu cầu sử dụng đất rất lớn, đặc biệt là đất đô thị và đất chuyên dùng. Đồng thời với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sử dụng đất cũng sẽ có những biến động liên tục theo hướng giảm dần đất nông nghiệp, tăng quỹ đất nhà ở, đất thương mại và công nghiệp sạch.

Với diện tích đất sản xuất nông nghiệp và diện tích đất chưa sử dụng khá lớn tại các phường trên địa bàn quận là điều kiện thuận lợi, tạo sức hút các nguồn lực khác đầu tư cho sự phát triển của các ngành, lĩnh vực, đặc biệt là phát triển thương mại dịch vụ. Bên cạnh đó, quận Long Biên cũng có cơ hội để xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật đô thị theo hướng hiện đại, đáp ứng yêu cầu của một quận nội thành của Thủ đô.

Bảng 3.1. Diện tích quận Long Biên so với các quận nội thành Hà Nội Quận Diện tích (ha) Quận Diện tích (ha) Quận Diện tích (ha) Quận Diện tích (ha)

Long Biên 6.038 Đồng Đa 980

Hoàng Mai 4.104 Ba Đình 925

Tây Hồ 2.4 Thanh Xuân 911

Hai Bà Trưng 1.017 Hoàn Kiếm 529

Cầu Giấy 1.204

Biểu đồ 3.1. Diện tích quận Long Biên so với các quận nội thành Hà Nội

Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội (2004) * Về dân số:

Với 14 đơn vị hành chính cấp phường, quận Long Biên có diện tích 6.038,24 ha với 286.873 nhân khẩu, mật độ dân số bình quân 4.751 người/km2. Tuy nhiên sự phân bố dân cư là không đồng đều giữa các phường trong Quận, đông dân nhất là phường Ngọc Lâm (21.465 người/km2), Sài Đồng (20.089 người/km2) nằm trong lòng thị trấn Gia Lâm, Sài Đồng cũ. Phường có mật độ dân số thấp nhất là phường Cự Khối (1.806 người/km2) và Phúc Lợi (2.283 người/km2) với phần lớn diện tích thuộc đất ngoài bãi. Mật độ dân số ở một số phường khác cũng đang khá cao gây ra sự quá tải về hạ tầng và các dịch vụ xã hội.

Dân số tăng sẽ làm gia tăng lực lượng lao động tham gia các hoạt động kinh tế trên địa bàn Quận, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, dân số tăng nhanh cũng sẽ kéo theo những yêu cầu cấp bách về giải quyết việc làm, nhà ở và các vấn đề xã hội khác, đặc biệt là hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.

Bảng 3.2. Dân số và mật độ dân số trên địa bàn quận Long Biên STT Tên đơn vị STT Tên đơn vị hành chính Dân số (người) Mật độ dân số (người/km2) Toàn Quận 286.873 4.751 1 Ngọc Lâm 24.685 21.465 2 Đức Giang 30.946 12.787 3 Sài Đồng 17.679 20.089 4 Phúc Lợi 14.159 2.283 5 Giang Biên 18.081 3.838 6 Gia Thuỵ 14.720 12.266 7 Việt Hưng 16.927 4.419 8 Thượng Thanh 26.573 5.445 9 Ngọc Thuỵ 34.395 3.826 10 Bồ Đề 30.182 7.942 11 Long Biên 17.980 2.486 12 Thạch Bàn 18.995 3.604 13 Cự Khối 8.800 1.806 14 Phúc Đồng 12.751 2.575

Nguồn: Phòng thống kê quận Long Biên (2015)

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

* Kinh tế tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh sang dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp

- Sản xuất công nghiệp ưu tiên phát triển công nghiệp sạch, công nghệ cao tiếp tục tăng trưởng, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 18,2%. Hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn phát triển mạnh mẽ, chất lượng dịch vụ ngày càng nâng lên. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 24,2%. Hình thành và mở rộng thêm nhiều vùng sản xuất tập trung có giá trị kinh tế cao; xây dựng thương hiệu gắn với quảng bá, giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm (ổi, chuối, rau sạch). Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân hàng năm 6,43%.

- Công tác thu chi ngân sách trên địa bàn quận đạt kết quả tốt, nhất là các nguồn thu phục vụ cho đầu tư, phát triển. Tốc độ thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tốc độ tăng trung bình 21%/năm.

- Hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ ngày càng phong phú, đa dạng với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Hệ thống các chợ, trung tâm thương mại, dịch vụ được quy hoạch lại và khuyến khích xây dựng theo hướng từng bước hình thành hệ thống thương mại chất lượng cao.

*Kết quả phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn quận Long Biên năm 2015

Đến năm 2015 cơ cấu kinh tế trên địa bàn quận đã chuyển dịch nhanh sang thương mại - dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp:

+ Tỷ trọng của ngành công nghiệp - XDCB đã giảm nhanh xuống còn 39,08%. + Tỷ trọng ngành thương mại, dịch vụ tăng nhanh chiếm 60,17%;

+ Tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 0,75%.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã làm thay đổi cơ cấu lao động trên địa bàn quận theo xu hướng thương mại, dịch vụ. Số lao động trong các ngành công nghiệp và thương mại, dịch vụ ngày càng tăng lên, trong khi số lao động ngành nông nghiệp ngày càng giảm đi. Trên toàn quận đã có hơn 5.000 doanh nghiệp với tổng vốn đầu tư là 36.723 tỷ đồng, tăng gấp 1,59 lần so với năm 2011 (năm 2011 có 3.179 doanh nghiệp với tổng vốn đầu tư 5.174 tỷ đồng). Trong đó có trên 80% là hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ. Trong 5 năm (2011 - 2015), số hộ thoát nghèo là 1.128 hộ, số lao động được giải quyết việc làm là 35.450 lao động.

Biểu đồ 3.2. Cơ cấu kinh tế quận Long Biên năm 2015

Bảng 3.3. Một số chỉ tiêu về phát triển kinh tế trên địa bàn Quận giai đoạn 2010 - 2015

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2015 So sánh

(%) 1 Thu từ thuế, phí và lệ phí Tỷ đồng 855,5 1.616,7 189

2 Số doanh nghiệp DN 2.315 5.039 217

3 Số hộ kinh doanh cá thể Hộ 8.766 10.150 116 4 Giá trị sản xuất/ha canh tác Triệu đồng 82 230 280 5 Số trang trại sản xuất nông nghiệp Trang trại 8 21 262 Nguồn: UBND quận Long Biên (2015)

* Khả năng về thị trường và quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại:

Sự phát triển kinh tế của cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng ảnh hưởng rất lớn đối với kinh tế trên địa bàn quận Long Biên. Trong những năm gần đây, kinh tế cả nước và Thủ đô Hà Nội đã đạt được một số kết quả khả quan, đời sống của nhân dân được nâng cao, nhu cầu tiêu dùng các loại hàng hoá và dịch vụ phát triển nhanh chóng. Nhờ đó, thị trường hàng hoá và dịch vụ ngày càng phát triển và mở rộng.

Ngoài ra, Hà Nội cũng là trung tâm, đầu mối luân chuyển hàng hoá lớn khu vực Bắc Trung bộ và cả nước, hàng hoá được tiêu thụ trên địa bàn còn được vận chuyển đi nhiều địa phương khác. Với hệ thống giao lưu hàng hoá thuận lợi, hàng hoá được sản xuất trên địa bàn quận Long Biên có điều kiện tiếp cận thị trường các tỉnh lân cận trong khu vực đồng bằng Bắc Bộ, nhiều sản phẩm có phạm vi tiêu thụ trên địa bàn cả nước hoặc xuất khẩu. Vì vậy, đối với quận Long Biên, thị trường tiêu thụ trong nước rất lớn. Đây là tiềm năng phát triển kinh tế của Quận.

Trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, Hà Nội nói chung và quận Long Biên nói riêng sẽ có nhiều thời cơ thuận lợi để thúc đẩy sự hợp tác kinh tế quốc tế. Ngoài thị trường tiêu thụ trong nước, các doanh nghiệp trên địa bàn Quận còn có tiềm năng tiêu thụ trên thị trường thế giới, đặc biệt thị trường các nước trong khu vực.

các quận, huyện khác của Hà Nội và với các trung tâm kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước là vô cùng to lớn. Đây là một đặc thù và lợi thế của quận Long Biên cần được khai thác có hiệu quả trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực phía Bắc Thủ đô Hà Nội.

*Hệ thống cơ sở hạ tầng:

Quận Long Biên bước đầu đã hình thành hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị như giao thông, điện, cấp thoát nước nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở một quận nội thành.

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện có của quận Long Biên tuy có một số công trình hiện đại như: đường Nguyễn Văn Cừ, Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Linh, đường 40m Thạch Bàn - đê Long Biên, đường cầu Vĩnh Tuy, cầu Thanh Trì, Trung tâm thương mại Savico, Vincom Center nhưng lại thiếu đồng bộ và phân bổ không đều. Hệ thống giao thông, điện nước, chiếu sáng đều chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn của một quận nội thành.

Hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội bước đầu phát triển, công tác phổ cập giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, thể dục thể thao và văn hoá cộng đồng đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Tuy nhiên, nhìn chung hệ thống cơ sở hạ tầng vẫn còn bất cập, chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại không đáp ứng được nhu cầu hiện tại của Quận.

* Công tác xây dựng và quản lý đô thị:

- Thực hiện xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020.

- Hệ thống kết cấu hạ tầng được tập trung đầu tư. Tất cả các phường trên địa bàn quận được đầu tư những tuyến phố, ngõ phố mới, xây dựng các trường chuẩn quốc gia, trụ sở sinh hoạt tổ dân phố. Tất cả các tuyến đường có mặt cắt từ 2m trở lên đều có hệ thống chiếu sáng. Hệ thống nước sạch được phủ kín 14/14 phường; khoảng 95% hộ dân trong quận đã được sử dụng nước sạch.

*Văn hoá - xã hội, an sinh xã hội:

- Quy hoạch và triển khai có hiệu quả các chương trình, đề án đầu tư xây dựng mạng lưới các trường học gắn với thực hiện các nội dung của đổi mới giáo dục. Quận đầu tư cho giáo dục theo quan điểm hiện đại, đồng bộ, mở rộng quy mô giáo dục đi liền với nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và tạo sự đồng

đều về chất lượng giữa các trường. Quận tập trung xây dựng quy hoạch hệ thống trường lớp đáp ứng quy mô dạy và học trước mắt và lâu dài, đầu tư xây dựng hệ thống trường học đạt chuẩn quốc gia, mở rộng một số trường, trang bị đồng bộ máy vi tính cho các trường. Đội ngũ giáo viên được bổ sung về số lượng và chất lượng. Duy trì kết quả phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục Trung học cơ sở. Công tác xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh, đã phát huy tốt các nguồn lực đầu tư cho giáo dục, các Trung tâm giáo dục cộng đồng.

- Công tác thông tin tuyên truyền, giáo dục được quan tâm. Quản lý Nhà nước trên lĩnh vực văn hoá được coi trọng. Phong trào thể dục thể thao quần chúng phát triển. Số người tham gia luyện tập thể thao thường xuyên đạt 25,3%. Tỉ lệ hộ gia đình thể thao đạt 19%. Các môn thể thao thành tích cao tiếp tục được đầu tư, góp phần phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, đào tạo vận động viên đạt giải trong các cuộc thi đấu quốc gia, khu vực và quốc tế. Cơ sở vật chất cho các hoạt động văn hóa - thông tin, thể dục - thể thao của quận, các phường, tổ dân phố được quy hoạch, từng bước triển khai xây dựng.

- Các vấn đề xã hội được quan tâm giải quyết: chế độ, chính sách với gia đình có công, các đối tượng chính sách và người nghèo. Công tác đào tạo nghề, hướng nghiệp được chú trọng. Công tác đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội được triển khai quyết liệt.

- Công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, các chương trình mục tiêu quốc gia về dân số, gia đình và trẻ em: 14/14 phường chuẩn quốc gia về y tế cơ sở và tiên tiến về y học cổ truyền. Các chương trình mục tiêu quốc gia về dân số, gia đình và trẻ em được triển khai với nhiều giải pháp đồng bộ.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1.Phương pháp thu thập số liệu 3.2.1.Phương pháp thu thập số liệu

3.2.1.1. Số liệu thứ cấp

- Đề tài sử dụng các số liệu: Diện tích địa bàn, dân số, tình hình sử dụng đất, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch xây dựng, cải tạo theo kế hoạch và thực tế theo giai đoạn 2010 - 2015, 2015 - 2020, các chợ hạng 2 và hạng 3, các chợ cóc, tụ điểm bán hàng trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hệ thống chợ trên địa bàn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 46)