Để xuất khẩu nông sản có những bước đi vững chắc lâu dài. Nhà nước cần hoạch định các chiến lược, kế hoạch về xuất khẩu nông sản định hướng cho xuất khẩu nông sản trong nước.
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ tổng quát quá trình lập kế hoạch phát triển xuất khẩu nông sản xuất khẩu nông sản
Các chiến lược, kế hoạch thường được lồng ghép vào các chiến lược và phát triển kinh tế xã hội, chiến lược phát triển ngành nông nghiệp ngoài ra cũng có các chiến lược phát triển hoạch định cụ thể cho từng sản phẩm. Chiến lược đặt ra các mục tiêu và định hướng phát triển cho xuất khẩu nông sản. Có vai trò khai thác tối đa lợi thế, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội theo hướng đề ra. Nội dung chính của một chiến lược xuất khẩu nông sản là đưa ra các mục tiêu, định hướng thực hiện và các giải pháp thực hiện để đạt được mục tiêu đã đề ra. Khi được định hướng và có các mục tiêu của chiến lược, xây dựng kế hoạch về xuất khẩu nông sản giúp cụ thể hóa chương trình hành động trong tương lai để đạt được mục tiêu định hướng.
Kế hoạch về nông sản xuất khẩu gồm các kế hoạch liên quan đến nội dung xuất khẩu nông sản:
Kế hoạch quản lý diện tích, sản lượng mặt hàng: Diện tích và sản lượng hiện có và sự thay đổi tăng giảm diện tích, sản lượng trong tương lai.
Kế hoạch quản lý chất lượng an toàn thực phẩm, quy định, tiêu chuẩn nhãn mác, bao bì đóng gói đối với nông sản xuất khẩu.
Kế hoạch xuất khẩu mặt hàng: Mặt hàng nông sản xuất khẩu, Số lượng nông sản xuất khẩu, đơn vị thực hiện xuất khẩu. Công tác thu mua, bảo quản nông sản, thị trường xuất khẩu.
Kế hoạch phát triển thị trường xuất khẩu nông sản: Xuất khẩu ra thị trường nào? Sản phẩm phù hợp cho từng thị trường? Hoạt động phát triển thị trường triển khai là gì?
2.1.5.4. Kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động xuất khẩu nông sản
Kiểm tra, giám sát là một chức năng cơ bản của Quản lý nhà nước. Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát hoạt động xuất khẩu nông sản bởi các lực lượng chức năng trực tiếp quản lý nhà nước về XKNS tại cửa khẩu như Hải quan, Ban kinh tế cửa khẩu, Kiểm dịch, Biên phòng.
a. Thủ tục hải quản đối với xuất khẩu hàng hóa nông sản:
Tại khoản 1 Điều 12 Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ tài chính quy định về thủ tục Hải quan yêu cầu khi làm thủ tục hải quan về hàng hoá xuất khẩu, người khai hải quan nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan hồ sơ hải quan, gồm các chứng từ sau:
b) Hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng ủy thác xuất khẩu c) Hóa đơn xuất khẩu về hàng hóa xuất khẩu có thuế xuất khẩu d) Bảng kê chi tiết hàng hoá
đ) Các giấy tờ theo quy định của pháp luật tùy từng trường hợp
Theo Nghị định Số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết và biện pháp thi hành luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát, kiểm soát hải quan thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu gồm:
Khai hải quan
Tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký, xử lý tờ khai hải quan Kiểm tra hồ sơ hải quan
Kiểm tra hải quan trong quá trình xếp dỡ hàng hóa tại cảng biển, cảng
hàng không
Kiểm tra thực tế hàng hóa
Xử lý kết quả kiểm tra hải quan
Thu, nộp lệ phí làm thủ tục hải quan
Giải phóng hàng hóa, thông quan hàng hóa
Trách nhiệm và quan hệ phối hợp của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
tại cửa khẩu trong việc kiểm tra hàng hóa, phương tiện vận tải tại cửa khẩu
Giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh (điều 38,39,40,41 Luật HQ)
b. Kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động xuất khẩu nông sản
Theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 25/3/2015 Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Các nội dung kiểm tra, giám sát hoạt động xuất khẩu nông sản gồm:
Kiểm tra tên hàng, mã số hàng hóa, mức thuế
Kiểm tra trị giá hải quan
Kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Kiểm tra việc thực hiện chính sách thuế, kiểm tra việc áp dụng văn bản
Kiểm tra giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, kết quả kiểm tra chuyên ngành Kiểm tra thực tế hàng hóa
Xử lý kết quả kiểm tra hải quan
Lấy mẫu, lưu mẫu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu