Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản trên địa bàn huyện phong thổ, tỉnh lai châu (Trang 43)

3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Phong Thổ là huyện vùng cao biên giới nằm ở phía bắc của tỉnh Lai Châu, có tọa độ địa lý: Nằm trong tọa độ địa lý từ 22o25’ đến 22o51’ vĩ độ bắc, 103o08’ đến 103o36’ kinh độ Đông, cách trung tâm Hà Nội 450 km. Huyện Phong Thổ giáp ranh với các lãnh thổ liền kề:

- Phía Bắc tiếp giáp huyện Kim Bình tỉnh Vân Nam, Trung Quốc; - Phía Đông, Đông Nam tiếp giáp tỉnh Lào Cai;

- Phía Nam tiếp giáp với huyện Tam Đường; - Phía Tây và Tây Nam tiếp giáp huyện Sìn Hồ.

Diện tích đất tự nhiên là 102.924,5 ha; có đường biên giới dài 98,95 km trải dài trên địa bàn của 13/18 xã, thị trấn. Dân cư các xã biên giới chủ yếu là dân tộc ít người. Phong Thổ có vị trí địa lý thuận lợi do có đường biên giới dài và có tuyến đường quốc lộ 12, 4D và quốc lộ 100 đi qua, tạo thuận lợi cho việc giao thương hàng hóa với các địa phương lân cận trong nước và với Trung Quốc.

Hình 3.1. Vị trí địa lý huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu

Phong Thổ có tiềm năng lớn trong phát triển kinh tế, đặc biệt là dịch vụ XNK; du lịch, là cầu nối tỉnh Lai Châu với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc; đồng thời là huyện có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng và toàn vẹn lãnh thổ do có đường biên giới dài.

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Địa hình núi cao là phổ biến, thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam, xen kẽ là những thung lũng hẹp. Địa hình được chia thành các vùng sau:

- Địa hình vùng núi cao: Tập trung ở 8 xã phía Bắc bao gồm: Sỉ Lờ Lầu,

Mồ Sì San, Vàng Ma Chải, Pa Vây Sử, Tung Qua Lìn, Dào San, Mù Sang, Ma Ly Chài, và xã Sin Súi Hồ, tổng diện tích 37.455,77 ha, chiếm 36,40% diện tích đất tự nhiên, độ dốc lớn; đây là vùng tập trung hầu hết tài nguyên rừng của cả huyện. Do đó, biện pháp quan trọng hàng đầu là phải bảo vệ rừng đầu nguồn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

- Địa hình vùng núi thấp: Bao gồm các dãy đồi núi thấp tập trung ở các xã

phía Nam và Tây Nam của huyện, bao gồm các xã: Mường So, Nậm Xe, Bản Lang, Ma Ly Pho, Hoàng Thèn, Khổng Lào... diện tích 65.468,73 ha, chiếm 63,60% diện tích đất tự nhiên hầu hết là đồi núi, một số nơi bằng phẳng, thuận lợi nước tưới người dân canh tác lúa nước. Đất có khả năng sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, trồng rừng phòng hộ, trồng cây lâu năm kết hợp với cây thảo quả.

3.1.1.3. Đặc điểm thời tiết khí hậu

Khí hậu trong khu vực nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh và khô, mùa hè nóng ẩm và mưa nhiều. Nhiệt độ bình quân năm khoảng 19oC; tháng 6,7 và 8 là những tháng nóng nhất, nhiệt độ bình quân đạt trên 21oC. Tháng 1 là tháng có nhiệt độ thấp nhất có nhiệt độ bình quân xấp xỉ 13,5oC. Do đặc điểm địa hình nên chế độ nhiệt ở mỗi vùng có sự chênh lệch nhau khá lớn

Tổng số giờ nắng trung bình năm khoảng hơn 1.900 giờ, tháng 4 có số giờ nắng cao nhất, nhiệt độ mặt đất đo được trên 200C.

Phong Thổ là một trong những huyện có lượng mưa bình quân năm lớn nhất tỉnh Lai Châu. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 chiếm trên 80% lượng mưa cả năm và tập trung nhất vào tháng 7 và tháng 8, số ngày mưa trung bình 20 ngày/tháng. Các tháng khô hạn bắt đầu từ tháng 12 năm trước tới tháng 3 năm sau gây ảnh hưởng trực tiếp tới cây trồng, đặc biệt là hệ cây ngắn ngày. Phân

bố lượng mưa tập trung theo mùa đã ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất nông, lâm nghiệp cũng như việc thi công các công trình xây dựng trên địa bàn huyện

(mùa mưa, lượng mưa lớn tập trung trong thời gian ngắn thường gây nên lũ lụt;

mùa khô, thời gian mưa ít kéo dài, gây nên tình trạng thiếu nước, khô hạn).

Trong năm bình quân có khoảng 18 ngày sương mù, tháng 1 có sương mù nhiều nhất (bình quân 6 ngày/tháng), tháng 6 và tháng 7 có sương mù ít nhất (0,2 ngày/tháng). Chế độ sương có sự chênh lệch lớn giữa vùng cao và vùng thấp.

3.1.1.4. Điều kiện đất đai thổ nhưỡng

Tài nguyên đất của Phong Thổ khá đa dạng và phong phú, được chia làm 4 nhóm khác nhau. Nhóm đất đỏ vàng, chiếm khoảng 33,65% diện tích đất tự nhiên, phân bổ ở tất cả các xã, thị trấn của Phong Thổ, thích hợp cho trồng cây lâu năm, khoanh nuôi phát triển rừng. Đối với đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa và đất nâu vàng trên đá macma bazo và trung tính, phân bố nhiều ở các xã vùng thấp, thích hợp cho phát triển cây lúa nước, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi, chiếm khoảng 59% diện tích tự nhiên, phân bố tùy theo từng loại đất khác nhau. Đất mùn nâu đỏ trên đá macma và trung tính, đất mùn đỏ nâu trên đá vôi, đất mùn đỏ vàng đá biến chất phân bố ở các xã vùng cao, các khu vực có độ dốc lớn (cấp VI), thích hợp cho phát triển rừng và một số loại cây công nghiệp dài ngày (cây ăn quả ôn đới,…). Đất mùn đỏ vàng trên đá sét, đất mùn vàng nhạt trên đá cát phân bố ở các xã vùng thấp, thích hợp cho phát triển hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày (ở những nơi có tầng đất dày) và phát triển rừng.

Nhóm đất dốc tụ, chiếm khoảng 2,7% diện tích tự nhiên, phân bổ ở các xã Sin Súi Hồ và các xã vùng thấp (Mường So, Hoang Thèn,…), thích hợp cho phát triển trồng cây lúa nước (2 vụ lúa nước, 1 vụ lúa kết hợp 1 vụ màu). Các loại đất khác chiếm khoảng 4,65% diện tích tự nhiên.

Như vậy, tài nguyên thổ nhưỡng cũng có sự phân hóa khá rõ rệt giữa vùng thấp và vùng cao. Vùng thấp có các loại đất thích hợp cho phát triển lúa nước, các loại cây ngắn ngày. Vùng cao có các loại đất thích hợp cho phát triển cây lâu năm và phát triển rừng (kết hợp với trồng cây dược liệu dưới tán rừng).

3.1.1.5. Dân số và lao động

Năm 2018, lực lượng lao động toàn huyện đạt 47.567 người, trong đó có 43.491 người trong độ tuổi lao động và 4.076 người ngoài độ tuổi lao động

nhưng có khả năng tham gia sản xuất. Số người có khả năng lao động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số người trong độ tuổi lao động, bình quân đạt 87%. Tốc độ tăng trưởng lao động bình quân đạt 5,62%/năm trong giai đoạn từ 2008-2018. Hàng năm, số lượng lao động làm trong các doanh nghiệp trên địa bàn huyện dao động khoảng 500 - 700 lao động, chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng số lao động hàng năm của huyện.

Bảng 3.1. Cơ cấu lao động làm việc trong các ngành kinh tế huyện Phong Thổ trong giai đoạn từ 2016 - 2018

Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 2018 Tổng Nguời 44.602 45.959 47.567 Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản % 86,92 86,65 85,9 Công nghiệp % 1,89 1,89 1,9

- Công nghiệp khai thác mỏ % 16,88 17,76 18,69 - Công nghiệp chế biến % 75,74 74,39 73,45 - Sản xuất phân phối điện khí đốt % 7,37 7,84 7,85

Xây dựng % 0,85 0,85 0,90 Dịch vụ % 10,34 10,61 11,31

- Thương nghiệp % 33,36 33,02 31,42 - Khách sạn, nhà hàng % 5,61 5,35 5,34 - Vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc % 2,75 2,71 2,73 - Tài chính, tín dụng % 1,17 1,71 1,12 - Khoa học và công nghệ % 0,07 0,08 0,07 - Giáo dục và đào tạo % 39,24 39,38 41,46 - Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội % 13,51 13,82 13,39 - Hoạt động văn hóa, thể thao % 1,00 1,05 1,10 - Quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng % 3,30 3,42 3,38 Nguồn: Phòng thống kê, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu Đánh giá chung, chất lượng và trình độ nguồn nhân lực còn hạn chế. Số lượng lao động được học nghề, chuyên môn, nghiệp vụ có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây, nhưng mức tăng không đáng kể (giai đoạn 2010-2016 chỉ tăng 3,4%/năm). Số người lao động trong độ tuổi lao động đang đi học (gồm đi học phổ thông và học nghiệp vụ, chuyên môn, học nghề) chỉ chiếm bình quân 3,64% tổng lao động. Trong năm 2014, tỷ lệ người lao động được học chuyên môn, nghiệp vụ, học nghề chỉ đạt 1,93% so với tổng số lao động, thấp hơn rất nhiều so với mức chung của tỉnh Lai Châu. Nguyên nhân chủ yếu do điều kiện đi

lại khó khăn; trình độ văn hóa, phong tục tập quán, nhận thức của người dân với công tác dạy nghề và học nghề còn hạn chế. Rõ ràng, sự hạn chế về trình độ, chuyên môn ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống của chính người lao động do họ không thể tham gia vào những vị trí công việc có giá trị gia tăng cao

3.1.2. Khái quát về cửa khẩu Ma Lù Thàng, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu

3.1.2.1. Vị trí

Cửa khẩu Ma Lù Thàng là cửa khẩu quốc gia tại bản Pa Nậm Cúm xã Ma Ly Pho huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu, Việt Nam. Cửa khẩu Ma Lù Thàng thông thương với cửa khẩu Kim Thủy Hà,xã Na Phà huyện Kim Bình tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Cửa khẩu Ma Lù Thàng là điểm cuối quốc lộ 12, cách thành phố Lai Châu 50 km. Đây là một trong những cửa khẩu được Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng chính sách KKTCK biên giới tại Quyết định số 187/2001/QĐ-TTg ngày 07/12/2001; là một trong 09 cặp cửa khẩu được Chính phủ hai nước Việt - Trung thỏa thuận trong Hiệp định về quy chế quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền ký ngày 18/11/2009, tạo cơ hội thúc đẩy giao thương giữa hai quốc gia và phát triển KT-XH của huyện.

3.1.2.2. Các đơn vị quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản tại cửa khẩu Ma Lù Thàng, huyện Phong Thổ

Bảng 3.2. Các đơn vị quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản tại cửa khẩu Ma Lù Thàng

Các đơn vị Quản lý nhà nước 2016 2017 2018 2019 Tổng số cán bộ 74 77 81 81 Ban QLKKT-CK MLT 22 23 26 26 Hải quan 18 19 19 19 Đồn BP 27 27 27 27 Kiểm dịch 7 8 9 9

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2019) Tại cửa khẩu Ma Lù Thàng có 4 đơn vị thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản là Ban Quản lý khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng, Hải quan cửa khẩu Ma Lù Thàng, Đồn Biên phòng cửa khẩu Ma Lù Thàng và Kiểm dịch quốc tế cửa khẩu Ma Lù Thàng. Từ năm 2016 đến 6 tháng đầu năm năm 2019 số lượng cán bộ tăng từ 74 lên 81 người. Trong đó số lượng cán bộ, công chức của Ban QLKKT cửa khẩu là 26 người tương đương với 32,1%; Hải quan 19 người tương đương 23,46%; Biên phòng 27 người tương đương với

33,3% và Kiểm dịch quốc tế 9 người tương đương 11,1%. Đồn Biên phòng cửa khẩu Ma Lù Thàng chiếm số lượng cán bộ công chức nhiều nhất do đặc thù ngành, phải đảm bảo lực lượng của đơn vị tại xã Ma Li Pho.

3.1.2.3. Cơ sở hạ tầng cửa khẩu Ma Lù Thàng

Cơ sở hạ tầng KT-XH từng bước được nâng cấp và hoàn thiện. Chất lượng hạ tầng giao thông được cải thiện, cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa, hành khách trên địa bàn. Hệ thống thông tin liên lạc, điện lưới quốc gia được tăng cường, tỷ lệ số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia tăng lên rõ rệt; bộ mặt nông thôn từng bước thay đổi và phát triển.

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật thiết yếu của cửa khẩu Ma Lù Thàng được đầu tư cơ bản, đầy đủ các hạng mục thiết yếu như: Trụ sở làm việc của lực lượng chức năng, trạm kiểm soát liên hợp; đường giao thông; trang thiết bị và các điều kiện phục vụ quản lý hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, xuất nhập cảnh người, phương tiện.

3.1.2.4. Tình hình phát triển kinh tế cửa khẩu

Khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng được xác định là kinh tế mũi nhọn của tỉnh Lai Châu, có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Tình hình xuất nhập khẩu tại cửa khẩu giai đoạn 2016 - 2019.

Bảng 3.3. Kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tại cửa khẩu Ma Lù Thàng giai đoạn 2016 - 2019

ĐVT: Tỷ USD

Nội dung 2016 2017 2018 6 tháng đầu năm 2019 Tổng kim ngạch XNK 205,555 510,38 448,63 105,69 - Xuất khẩu 3,489 11,13 47,57 19,85 - Tái Xuất 263,17 496,19 386,61 75,76 - Nhập khẩu 7,9 3,06 14,45 10,08

Nguồn: Ban Quản Lý Khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng (2019) Tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu các loại hình giai đoạn 2016 - 2019 tại cửa khẩu Ma Lù Thàng tăng cao. Năm 2018 tăng 63% so với năm 2016, trong đó tăng mạnh nhất là loại hình xuất khẩu từ 3,48 tỷ USD lên 47,57 tỷ USD năm 2018. Loại hình tái xuất vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa tại cửa khẩu Ma Lù Thàng, cụ thể năm 2016 chiếm 95,85 %; năm 2017 chiếm 97,22 % và năm 2018 chiếm 71,68 %.

Bảng 3.4. Bảng tổng hợp thuế, phí; lệ phí thu tại cửa khẩu Ma Lù Thàng giai đoạn 2016 - 2019

ĐVT: Triệu đồng

Tổng thu thuế, phí, lệ phí 2016 2017 2018 6T đầu năm 2019 Tổng số 53.921,38 72.681,99 83.227,22 14.328,84

Thuế xuất nhập khẩu 19.207,54 7.935,17 35.392,16 12.039,98 Phí, phạt VPHC Hải quan 13,99 15,04 41,92 11,30 Phí sử dụng kết cấu hạ tầng KKTCK 33.495,70 63.033,70 46.043,30 2.098,20 Tiền thuê mặt bằng 296,93 525,36 274,37 23,00 Lệ phí cấp sổ thông hành 36,80 59,08 66,00 16,00 Lệ phí kiểm dịch y tế 298,60 422,51 405,51 65,24 Lệ phí kiểm dịch động vật 240,83 406,41 303,98 21,19 Lệ phí kiểm dịch thực vật 331,01 284,72 699,99 53,93

Nguồn: Ban Quản Lý Khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng (2019) Thực hiện thu ngân sách tại cửa khẩu Ma Lù Thàng, giai đoạn 2016 - 2019 tổng thu thuế trên địa bàn đạt 224,144 tỷ đồng. Riêng năm 2018 đạt 83,227 tỷ đồng trong đó thuế xuất nhập khẩu chiếm 42,52% tổng thu ngân sách tương đương 35,392 tỷ đồng. Năm 2017 thuế xuất nhập khẩu chỉ chiếm 10,09% tổng thu ngân sách do hàng xuất khẩu chủ yếu là chuối lá hàng nông sản nên được miễn thuế. Lệ phí hải quan và phát vi phạm hành chính hải quan năm 2018 tăng 178% so với năm 2017.

3.1.3. Thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đến quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản

a. Thuận lợi

Phong Thổ là huyện vùng cao biên giới phía Bắc tỉnh Lai Châu có cửa khẩu Ma Lù Thàng thông thương với cửa khẩu Kim Thủy Hà, Trung Quốc. Cửa khẩu Ma Lù Thàng là cửa ngõ giao lưu thương mại lớn nhất của toàn tỉnh, đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lai Châu nói riêng và cả nước nói chung.

Hoạt động quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản tại cửa khẩu Ma Lù Thàng những năm qua ngày càng đổi mới, hiệu quả kinh tế đất nước ngày càng phát triển, hoạt động xuất khẩu nông sản ngày càng tăng về mặt hàng, số lượng và giá trị. Đặc biệt, cửa khẩu Ma Lù Thàng nhận được sự quan tâm sát sao của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương. Các cán bộ công tác tại cửa khẩu luôn được hưởng các chính sách đãi ngộ tương xứng, tạo điều kiện tối đa điều kiện

ăn ở, sinh hoạt, làm việc tại cửa khẩu. Các cán bộ, công chức tại các đơn vị quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản luôn luôn đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong công việc và đời sống hàng ngày. Thêm nữa, nguồn lao động của huyện Phong thổ dồi dào tạo điều kiện cho phát triển kinh tế cửa khẩu và xuất khẩu nông sản, đáp ứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản trên địa bàn huyện phong thổ, tỉnh lai châu (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)