Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản tạ
4.3.6. Đẩy mạnh công tác phối hợp giữa các đơn vị thực hiện quản lý nhà nước
nước về xuất khẩu nông sản tại cửa khẩu
Bộ máy quản lý nhà nước mà tồn tại những cá nhân, đơn vị không có tinh thần trách nhiệm, tính tự giác, chủ động sẽ không nắm được tình hình, khó tham mưu, đề xuất giải quyết công việc đạt hiệu quả cao; đùn đẩy trách nhiệm, trông chờ, ỷ lại vào cơ quan, đơn vị liên quan gây chậm trễ, ách tắc trong giải quyết công việc chung. Giao ban, hội họp nhiều không có tác dụng, không giải quyết được vấn đề, ảnh hưởng đến công tác tham mưu hoạch định chính sách, chiến lược chung của cửa khẩu. Giảm chất lượng công tác quản lý nhà nước về XKNS gây hao phí thời gian và kéo giảm lòng tin, sự hài lòng của người dân đối với hoạt động của bộ máy công quyền.
Các đơn vị thực hiện quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản tại cửa khẩu Ma Lù Thàng đã được quan tâm, thực hiện khá nghiêm túc theo cơ chế quy định, nhất là trong tham mưu, đề xuất và xử lý công việc, góp phần quan trọng giúp hoạt động xuất khẩu nông sản tại cửa khẩu diễn ra trôi chảy, ngày càng phát triển. Để đẩy mạnh công tác phối hợp giữa các đơn vị thực hiện quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản tại cửa khẩu Ma Lù Thàng cần thực hiện một số nhiệm vụ: Xây dựng chương trình công tác bám sát các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm và bao quát được các lĩnh vực công tác, tránh tình trạng trùng lắp công việc với nhau;
Có sự chủ động trong duy trì quan hệ công tác thường xuyên trao đổi thông tin giữa các đơn vị thực hiện QLNN về XKNS trên địa bàn, bàn bạc, thảo luận đưa ra các phương pháp xử lý, phối hợp công việc đạt hiệu quả cao nhất. Để tạo thuận lợi cho xuất khẩu các mặt hàng nông sản, các ngành chức năng như: Ban Quản lý khu kinh tế, Hải quan, Biên phòng, Kiểm dịch thực vật… thực hiện cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ngay tại cửa khẩu, khai báo hải quan điện tử, đăng ký trước hồ sơ kiểm dịch, tiết giảm và công khai các loại phí, lệ phí… nhằm rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa và tiết giảm chi phí cho doanh nghiệp hai bên tránh tình trạng ùn ứ, không thông quan.
Tích cực phối hợp trong tham mưu, đề xuất chủ trương, chính sách, giải pháp và công việc cụ thể phục vụ phát triển cùng tham gia giải quyết những vấn đề bức xúc, phát sinh, đặc biệt là trong tổ chức thực hiện các chương trình, nhiệm vụ trọng tâm của cửa khẩu
tại các lối mở để các sản phẩm nông sản được xuất qua cửa khẩu đạt các tiêu chuẩn xuất khẩu bền vững đồng thời giải quyết khâu ùn tắc.