Bài học kinh nghiệm rút ra cho cửa khẩu Ma Lù Thàng, huyện Phong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản trên địa bàn huyện phong thổ, tỉnh lai châu (Trang 41 - 43)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho cửa khẩu Ma Lù Thàng, huyện Phong

Thổ, tỉnh Lai Châu

Một số bài học kinh nghiệm rút ra để nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản huyện Phong Thổ:

Bài học thứ nhất về vai trò của chính phủ, Bộ máy quản lý nhà nước

Quyết tâm chính trị và quản lý nhà nước có vai trò dẫn dắt, quyết định. Xây dựng hệ thống cơ sở Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cả về trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, là cơ sở để nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản trên địa bàn. Qua đó, giúp huy động, phân bổ, quản lý sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển KT-XH.

Phát huy vai trò của chính quyền địa phương, cán bộ Quản lý nhà nước trong việc là trung tâm, cầu nối giữa nước nhập khẩu và Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản trong nước để cung cấp thông tin, định hướng đúng xu hướng thị trường cho Doanh nghiệp.

Bài học thứ hai về sự chủ động của các Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản phải chủ động hoàn thiện đầy đủ giấy tờ về chứng nhận ATTP, truy suất nguồn gốc, thủ tục hải quản… cho sản phẩm nông sản xuất khẩu của Doanh nghiệp minh để thuận lợi xuất khẩu

Hoàn thiện, nâng cao năng lực của nhân viên trong bộ máy Doanh nghiệp đáp ứng với thay đổi của thị trường, yêu cầu hội nhập quốc tế

Chủ động áp dụng các tiến bộ khoa học, kĩ thuật vào sản xuất, bảo quản nông sản theo các quy chuẩn nước nhập khẩu yêu cầu. Tiết kiệm thời gian sản xuất, chế biến, đảm bảo nông sản tươi ngon, an toàn, chất lượng.

Bài học thứ ba về thúc đẩy hoạt động thương mại biên giới

Thường xuyên hợp tác tổ chức hội chợ triển lãm hội chợ nông sản, sản phẩm nông nghiệpvới Trung quốc để quảng bá sản phẩm nông sản nội địa.

Tổ chức thảo luận với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản, lắng nghe được khó khăn nguyện vọng của các doanh nghiệp. Từ đó tham mưu, xây dựng, ban hành các chính sách phù hợp, hiệu quả.

Phát triển hạ tầng cần đi trước, là tiền đề và động lực cho phát triển xuất khẩu nông sản, đặc biệt là phát triển hệ thống giao thông trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản trên địa bàn huyện phong thổ, tỉnh lai châu (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)