Kinh nghiệm quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản ở một số cửa khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản trên địa bàn huyện phong thổ, tỉnh lai châu (Trang 38 - 41)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản ở một số cửa khẩu

cửa khẩu

2.2.3.1. Quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản ở cửa khẩu Móng Cái, Quảng Ninh

Để phát triển hoạt động thương mại tại các khu kinh tế cửa khẩu, tỉnh Quảng Ninh đã tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống hạ tầng giao thông, kho bãi, cơ sở vật chất tại khu vực cửa khẩu, lối mở biên giới phục vụ kinh doanh và công tác quản lý như: Nâng cấp Cửa khẩu Bắc Luân I; xây dựng cầu Bắc Luân II; xây dựng cầu phao qua sông Ka Long tại Km3+4; nâng cấp đập tràn Cửa khẩu Hoành Mô, Cửa khẩu Bắc Phong Sinh; nâng cấp QL18A, 18B,18C; đấu nối đường giao thông QL18 vào khu bến bãi Km3 và Km4… Ngoài ra, tỉnh cũng đã huy động nguồn vốn xã hội hóa từ các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ trực tiếp hoạt động XNK hàng hóa.

Tổ chức các hội nghị xúc tiến thương mại nhằm thúc đẩy quảng bá, tăng cường tiêu thụ hàng nông, lâm, thủy sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc. Thông qua hội nghị, các nhà quản lý, hoạch định chính sách, các doanh nghiệp, thương nhân, các hiệp hội ngành hàng của hai nước cung cấp, trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, kết nối hợp tác doanh nghiệp, nhận diện được khó khăn, vướng mắc để tháo gỡ, đồng thời đề xuất các giải pháp bền vững nhằm đẩy mạnh tiêu thụ, xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.

Luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo mọi điều kiện và hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp khi tham gia hoạt động xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh; xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp; tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, thông thoáng; thực hiện công khai, minh bạch, đơn giản hóa các thủ tục hành chính nhằm giảm đầu mối, giảm chi phí, thời gian và tiện ích thông quan cho doanh nghiệp và nhà đầu tư.

Nhà nước và doanh nghiệp thường xuyên thảo luận về một số vấn đề nhằm thúc đẩy xuất nhập khẩu nông, lâm, thủy sản sang thị trường Trung Quốc, như: Thực trạng cung ứng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu bền vững nông, lâm, thủy sản sang thị trường Trung Quốc; cơ chế chính sách, thủ tục xuất nhập khẩu về hàng nông, lâm, thủy sản qua các cửa khẩu tỉnh Quảng Ninh; cơ chế chính sách và quy định quản lý về nhập khẩu hàng nông sản của Việt Nam vào Trung Quốc

2.2.3.2. Quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản ở cửa khẩu quốc tế Lao Cai

Lào Cai không những là cầu nối, cửa ngõ của Việt Nam và các nước ASEAN với thị trường tỉnh Vân Nam và vùng Tây Nam (Trung Quốc) mà còn là Trung tâm hành lang Bắc Nam trong hợp tác Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS). Tại Lào Cai, trong 6 tháng đầu năm 2018, Sở Công Thương tỉnh đã ghi nhận, khối lượng nông sản xuất sang Trung Quốc qua tỉnh Vân Nam đạt khoảng 400.000 tấn, tăng 166% so với cùng kỳ năm 2017, giá trị xuất khẩu đạt khoảng khoảng 300 triệu USD, tăng hơn 400% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó xuất khẩu nông sản trái cây, thủy sản đạt trên 306 triệu USD. Đạt được những kết quả đó là nhờ phần lớn công tác quản lý nhà nước về XKNS tại cửa khẩu quốc tế Lao Cai, các cơ quan quản lý đã tạo điều kiện thuận lợi cho các Doanh nghiệp xuất khẩu, thực hiện công tác quản lý công khai, minh bạch, nhanh chóng.

Hỗ trợ tối đa các Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản thực hiện công khai, minh bạch, đơn giản hóa các thủ tục hành chính để giảm chi phí, thời gian cho DN; đồng thời, xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc của các DN khi có phản ánh, tạo môi trường đầu tư kinh doanh, thuận lợi, thông thoáng; hỗ trợ về thông tin thị trường, hoạt động kết nối giao thương…

Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ xuất khẩu nông sản: Trong năm 2017 và 6 tháng đầu năm 2018, cơ sở hạ tầng cửa khẩu quốc tế tiếp tục được hoàn thiện. Khối nhà liên ngành phục vụ hoạt động xuất - nhập khẩu, xuất - nhập cảnh với diện tích 6.000 m2, cùng hệ thống bãi tập kết, kiểm tra hàng hóa gần 20 ha.

Cùng với đó, Lào Cai đã điều chỉnh, giảm chi phí cho doanh nghiệp xuất - nhập khẩu qua địa bàn. Từ ngày 1/1/2017, Lào Cai áp dụng mức thu 30.000 đồng/tấn hàng hóa tại cửa khẩu quốc tế theo tải trọng hàng hóa thực tế trên phương tiện vận chuyển đã giảm chi phí cho doanh nghiệp so với thời gian trước.

Các lực lượng chức năng thường xuyên tổ chức phân luồng phương tiện hàng hóa xuất - nhập khẩu, ưu tiên làm thủ tục thông quan xuất - nhập khẩu đối với các hàng hóa nông sản, trái cây, thủy sản của Việt Nam. Ngoài ra, các cơ quan liên ngành tại Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số 2 Kim Thành (Lào Cai) - Bắc Sơn (Vân Nam) đã trao đổi và thực hiện kéo dài thời gian thông quan đối với hàng hóa là nông sản đến 22 giờ hằng ngày.

Tổ chức các hội nghị xúc tiến thương mại: Để phát huy vai trò “cầu nối” của cơ quan quản lý trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng tỉnh thường xuyên tổ chức các hội nghị xúc tiến thương mại. Các hội nghị xúc tiến thương mại thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia, trở thành điểm đến để các doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc bắt tay hợp tác.

2.2.3.3. Quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản ở cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn

Cửa khẩu Tân Thanh nổi tiếng ở miền bắc Việt Nam là nơi có chợ biên giới trao đổi hàng nông thủy sản, và nhập hàng công nghiệp tiêu dùng giá rẻ từ Trung Quốc, bình quân một năm, kim ngạch XNK hàng hóa qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn đạt 5 tỷ USD, trong đó kim ngạch XK đạt trên 2,5 tỷ USD (Hải quan cửa khẩu Tân Thanh), chủ yếu là hàng nông sản của Việt Nam XK sang Trung Quốc. Tại Lạng Sơn, số liệu thống kê của Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu Tân Thanh cho thấy, 6 tháng đầu năm 2018, lượng quả vải tươi xuất sang Trung Quốc qua tỉnh Quảng Tây là trên 60.000 tấn, vải khô 10.000 tấn (tương đương 40.000 tấn vải tươi), thanh long 300.000 tấn, xoài 200.000 tấn… Khối lượng nông sản Việt Nam xuất sang Trung Quốc cao gấp 8 lần khối lượng nông sản của Trung Quốc xuất vào Việt Nam. Đa số các mặt hàng này được XK qua các cửa khẩu Tân Thanh, Cốc Nam và một phần qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị. Chính quyền hai bên Lạng Sơn và Quảng Tây đã luôn chủ động hỗ trợ các DN trong kết nối bạn hàng và thực hiện các chính sách pháp luật về biên mậu biên giới giữa hai bên.

Lạng Sơn chủ động phối hợp với chính quyền Quảng Tây (Trung Quốc) tổ chức nhiều cuộc hội nghị, hội đàm nhằm tìm ra các giải pháp chung trong XNK

hàng hóa một cách thuận tiện nhất cho DN hai bên. UBND tỉnh cũng chỉ đạo các cơ quan, ban ngành liên quan của tỉnh Lạng Sơn như: Công an, Hải quan, Biên phòng, Quản lý khu kinh tế cửa khẩu tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho DN XK nông sản trong giao thương với phía Trung Quốc.

Đồng thời chỉ đạo Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng chủ trì phối hợp với Cục Hải quan và các cơ quan liên quan rà soát các doanh nghiệp, chủ hàng thường xuyên xuất khẩu hàng nông sản, hàng tạm nhập tái xuất qua các lối mở biên giới, giám sát chặt chẽ hoạt động lái xe xuất khẩu, thu thuế, phí đầy đủ theo quy định, tránh thất thu ngân sách nhà nước, thực hiện công bằng, minh bạch các khoản thu.

Hải quan Tân Thanh tập trung nguồn lực, áp dụng giải pháp hợp lý, hỗ trợ hàng nông sản của Việt Nam XK, đặc biệt là đối với các mặt hàng nông sản mà Việt Nam đang chiếm ưu thế trên thị trường như thanh long, dưa hấu, xoài và vải thiều... Và thời điểm này, Hải quan Tân Thanh cũng liên tục trao đổi với Ban Quản lý khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn chủ động hội đàm với các cơ quan liên quan của Trung Quốc để có thể xử lý, giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh trong quá trình giao thương mặt hàng nông sản, hoa quả XK giữa hai bên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản trên địa bàn huyện phong thổ, tỉnh lai châu (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)