Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản
2.1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản
2.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước về xuất khẩu nông sản
Sơ đồ 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản nông sản
2.1.6.1. Chính sách, pháp luật của nhà nước
Chính sách pháp luật của nhà nước là cơ sở cho bộ máy nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước, xử lý các thủ tục hành chính về xuất khẩu nông sản, quản lý doanh nghiệp xuất khẩu nông sản. Các công tác quản lý nhà nước về nông sản xuất khẩu đều phải căn cứ theo quy định pháp luật của nhà nước.
Sơ đồ 2.4. Tác động của chính sách pháp luật đến Quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản
Nguồn: Tổng hợp Khi chính sách, pháp luật nhà nước thay đổi, hoạt động quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản (quản lý Doanh nghiệp, kiểm tra, giám sát, xử lý…) cũng phải thay đổi cách thức quản lý theo quy định, chính sách mới.
Do đó xây dựng chính sách, pháp luật phải phù hợp với thực tiễn. Ban hành phải vừa giúp công tác quản lý nhà nước, vừa ít gây phiền hà cho đối tượng quản lý, đạt được sự đồng thuận cao trong xã hội.
2.1.6.2. Hệ thống trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, nguồn vốn phục vụ cho quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản
Hệ thống trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, nguồn vốn đầu tư cho hoạt động quản lý nhà nước phụ thuộc một phần vào nhu cầu quản lý, nhưng chủ yếu là trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia trong từng giai đoạn. Việc đầu tư về tài chính cho cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật bảo đảm cho sự vận hành của bộ máy và hoạt động của chế độ công vụ.
Công tác quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản yêu cầu cơ bản cần có các thiết bị hỗ trợ như phương tiện đi lại, máy tính, bàn làm việc…Các điều kiện về cơ sở hạ tầng cửa khẩu như bến bãi, kho ngoại quan, đường giao thông…Tất cả các yếu tố trên phụ trợ cho quá trình quản lý diễn ra được thuận lợi, trơn tru. Tiết kiệm thời gian quản lý, xử lý, giải quyết công việc hiệu quả, công tác quản lý khoa học dễ dàng hơn. Bên cạnh đó,với vai trò như là cầu nối, hệ thống đường xá, bến bãi, hệ thống trục viễn thông... đóng góp hết sức quan trọng và ảnh
hưởng không nhỏ đến xuất khẩu nông sản, QLNN về xuất khẩu nông sản. Nhà nước quan tâm đến đầu tư phát triển mạng lưới giao thông sẽ làm cho quá trình vận chuyển hàng hóa thông suốt rút ngắn thời gian vận chuyển, giải phóng nhanh hàng hóa xuất nhập khẩu tăng hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác QLNN về xuất khẩu nông sản.
2.1.6.3. Thỏa thuận giữa các nước về chính sách xuất - nhập khẩu nông sản
Tại hội nghị giao thương Doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc ngày 10/6/2019 tại thành phố Nam Ninh, khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây (Trung Quốc) Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Trưởng đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị đã nêu “Tôi đề nghị, trong thời gian tới, chúng ta cần phối hợp tổ chức nhiều hơn nữa các hoạt động xúc tiến thương mại, các diễn đàn doanh nghiệp, hội chợ, triển lãm song phương, chương trình giao dịch thương mại... nhằm hiện thực hóa tính bổ sung lẫn nhau về kinh tế và nhu cầu của doanh nghiệp hai bên, biến tiềm năng thành những hợp tác cụ thể, hiệu quả và thiết thực, góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa giữa các địa phương của Việt Nam với Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây nói riêng và giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc nói chung tiếp tục tăng trưởng”
Theo đó phía Quảng Tây, Trung Quốc cũng đã nêu rõ quan điểm, mong muốn, thỏa thuận hợp tác, Sở Thương mại Quảng Tây cam kết sẽ tăng cường hợp tác với các cơ quan hữu quan Việt Nam, cố gắng cải thiện các thủ tục hải quan như luồng xanh lá cây cho các sản phẩm nông nghiệp tại các cửa khẩu biên giới Đông Hưng và Bằng Tường; kéo dài thời gian thông quan tại các cửa khẩu quan trọng, để các doanh nghiệp, hành khách và cư dân biên giới có thêm thời gian làm thủ tục hải quan.
Do đó thỏa thuận giữa các nước về xuất khẩu nông sản là cơ sở để cơ quan quản lý hoạch định chính sách về hội nhập, xây dựng và thực thi các cam kết hội nhập. Trao đổi được các thông tin về hiện trạng ngành nông nghiệp; điều kiện xuất nhập khẩu nông sản; định hướng chính sách xuất, nhập khẩu nông sản của hai nước trong tương lai; Thống nhất các biện pháp giải quyết khó khăn, khúc mắc giữa hai nước. Thúc đẩy, hỗ trợ nhau trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản từ đó góp phần thu hẹp thâm hụt cán cân thương mại của hai nước.
2.1.6.4. Năng lực quản lý của bộ máy quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản
quản lý nhà nước. Xuất phát từ tính đặc thù của hoạt động quản lý nhà nước, các kỹ năng cần thiết trong hoạt động công vụ được cụ thể hóa thành quy trình, quy phạm đòi hỏi phải được thực hiện một cách thống nhất. Trình độ, năng lực chuyên môn của cán bộ thể hiện chuyên môn được đào tạo, trình độ cao, chuyên môn giỏi sẽ giảm được thời gian làm thủ tục cho Doanh nghiệp, tăng hiệu quả xử lí công việc. Ngoài việc tinh thông nghiệp vụ, nắm vững trình tự, thủ tục giải quyết công việc, tính chuyên nghiệp còn là ý thức chấp hành kỉ luật, kỉ cương của cán bộ.
Tất cả những tiêu chí trên là yếu tố quan trọng quyết định kết quả, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản.
2.1.6.5. Mối quan hệ, công tác phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản
Hoạt động quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản là là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các hoạt động sản xuất, xuất khẩu do các cơ quan trong hệ thống hành pháp tiến hành để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước quản lý, thúc đẩy sự phát triển của xuất khẩu nông sản. Do vậy các mối quan hệ, công tác phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước tác động đến kết quả và tiến trình xuất khẩu nông sản. Công tác phối hợp giữa các cơ quan quản lý càng chặt chẽ thì việc quản lý càng dễ dàng và đơn giản và hiệu quả.
2.1.6.6. Trình độ hiểu biết, nắm bắt thông tin của các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản
Thứ nhất trình độ, năng lực quản lý của doanh nghiệp ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận, nắm bắt thông tin từ nước nhập khẩu nông sản (Thông tin được thu thập từ nhiều kênh: Các cơ quan quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản, phương tiện thông tin đại chúng, các đối tác nước nhập khẩu...). Từ đó có những thay đổi về sản lượng, mặt hàng nông sản, chất lượng…đáp ứng kịp thời các yêu cầu của nước nhập khẩu.
Thứ hai trình độ, năng lực quản lý ảnh hưởng đến việc thông tin và tiếp thu các văn bản quy phạm pháp luật về xuất khẩu nông sản. Việc hiểu được các quy định của pháp luật về các chính sách hỗ trợ, trình tự thủ tục yêu cầu đối với Doanh nghiệp vô cùng quan trọng. Doanh nghiệp tuân thủ các yêu cầu về pháp luật, thủ tục hành chính giúp cho cơ quan quản lý dễ dàng tiếp nhận và xử lý, tăng hiệu quả quản lý . Ngoài ra, tiết kiệm được thời gian và tiền bạc cho Doanh nghiệp.