3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Cửa khẩu Ma Lù Thàng là thành tố quan trọng trong xuất khẩu nông sản huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu tạo nguồn thu không nhỏ cho ngân sách địa phương . Thúc đẩy kinh tế- xã hội của huyện Phong Thổ nói riêng và tỉnh Lai Châu nói chung. Giúp tăng cường quan hệ thương mại quốc tế và giao lưu giữa người dân hai nước Việt - Trung. Tuy nhiên, hoạt động quản lý nhà nước về xuất
khẩu nông sản vẫn nhiều điểm hạn chế. Kiểm soát quản lý chưa chặt chẽ còn nhiều lỗ hổng, chưa đầy đủ đồng bộ. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu và Chi cục hải quan cửa khẩu Ma Lù Thàng. Do đó, tôi chọn điểm nghiên cứu là cửa khẩu Ma Lù Thàng tìm hiểu, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước tại đây và đưa ra các giải pháp tháo gỡ giúp công tác quản lý nhà nước tại cửa khẩu ngày càng hoàn thiện, thúc đẩy sự phát triển của cửa khẩu nói riêng và địa phương nói chung.
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
3.2.2.1. Thu thập thông tin, số liệu thứ cấp
Bảng 3.5. Nội dung thu thập thông tin số liệu thứ cấp của đề tài
TT Tài liệu thu thập thông tin, số liệu thứ cấp
Đơn vị
cung cấp Nội dung thu thập
1
Báo cáo tình hình thực hiện công tác phát triển kinh tế cửa khẩu, phương hướng nhiệm vụ các năm 2016, 2017, 2018 và 6 tháng đầu năm 2019.
Ban KT CK MLT
Số liệu kết quả, hiệu quả của hoạt động xuất khẩu nông sản; thực trạng QLNN về XKNS tại cửa khẩu;
2
Báo cáo tình hình thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất hàng hóa qua cửa khẩu, lối mở biên giới của tỉnh Lai Châu
UBND Tỉnh Lai Châu
Tình hình XNK hàng hóa qua các cửa khẩu tỉnh Lai Châu; thực trạng công tác quản lý, điều hành hoạt động QLNN về XNK hàng hóa; Hiện trạng CSHT cửa khẩu, các lối mở;
3
Báo cáo tình hình hoạt động xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Ma Lù Thàng
Ban KT CK MLT
Tình hình XNK hàng hóa qua cửa khẩu; thực trạng công tác quản lý, điều hành hoạt động QLNN về XNK hàng hóa tại cửa khẩu Ma Lù Thàng
Báo cáo việc thực hiện chính sách pháp luật thúc đẩy tiêu thị nông sản; kiểm soát hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất nông sản
UBND Tỉnh Lai Châu
Các văn bản liên quan đến tiêu thụ nông sản đã áp dụng tại địa phương, thống kê các văn bản địa phương ban hành; tổ chức thực hiện các chính sạch pháp luật về tiêu thụ nông sản
4
Báo cáo tình hình thực hiện công tác và phương hướng nhiệm vụ các năm tiếp theo năm 2016,2017,2018 và 6 tháng đầu năm 2019.
Hải quan cửa khẩu Ma Lù Thàng
Số liệu về tờ khai hải quan, thuế lệ phí hải quan, phạt VPHC, Thực trạng công tác QLNN về xuất khẩu nông sản của Hải quan chi cục CK MLT
5
Danh sách cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ QLNN về xuất khẩu nông sản Ban QLKKT CK, Chi cục HQ CK Ma Lù Thàng, Đồn BP CK, Trạm kiểm dịch CK Ma Lù Thàng
Số lượng, thông tin, trình độ chuyên môn các cán bộ công chức thực hiện nhiệm vụ QLNN về XKNS tại Cửa Khẩu
6
Danh sách các Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản tại cửa khẩu Ma Lù Thàng
Hải quan cửa khẩu Ma Lù Thàng
Số lượng, Thông tin của các Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản
Các số liệu thứ cấp liên quan đến xuất khẩu nông sản tại cửa khẩu Ma Lù Thàng, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu được thu thập thông qua các báo cáo Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng, Chi cục Hải quan cửa khẩu Ma Lù Thàng.
Các thông tin số liệu về công tác quản lý Nhà nước về xuất khẩu nông sản tại cửa khẩu Ma Lù Thàng.
3.2.2.2. Thu thập thông tin, số liệu sơ cấp
a. Phỏng vấn các cán bộ quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản trên địa bàn huyện Phong Thổ
Phỏng vấn 53 cán bộ quản lý và cán bộ thực hiện công tác trong lĩnh vực quản lý nhà nước về xuất nhập khẩu nông sản tại cửa khẩu Ma Lù Thàng, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu là Ban Quản lý KKTCK Ma Lù Thàng, Chi cục Hải quan cửa khẩu Ma Lù Thàng, Đồn Biên Phòng cửa khẩu Ma Lù Thàng, Kiểm dịch quốc tế cửa khẩu Ma Lù Thàng.
Ban Quản Lý KKTCK và Chi cục Hải quan cửa khẩu Ma Lù Thàng là 2 đơn vị thực hiện nhiệm vụ chính trong quản lý nhà nước về XKNS tại cửa khẩu Vậy nên, tôi điều tra số lượng 19 và 18 cán bộ tại các phòng ban của 2 đơn vị để có cái nhìn tổng quát, thực tế, hiệu quả phục vụ cho đề tài.
Bảng 3.6. Đối tượng và mẫu điều tra của đề tài
Đối tượng Số
lượng Nội dung phỏng vấn
Tổng số 53
Cán bộ Ban Quản lý KKT-CK Ma Lù Thàng
19 Thực trạng công tác QLNN về XKNS trên địa bàn, Các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN về XKNS. Công tác phối hợp với các ngành trong QLNN về XKNS Cán bộ Hải Quan 18 Thực trạng công tác quản lý, kiểm soát nông sản
xuất khẩu trên địa bàn, Các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN về XKNS. công tác phối hợp với các ngành trong QLNN về XKNS
Cán bộ Bộ đội Biên phòng Đồn Biên Phòng Ck Ma Lù Thàng
11 Các công tác QLNN về XKNS do lực lượng phụ trách, công tác phối hợp với các ngành trong QLNN về XKNS
Cán bộ Kiểm dịch CK Ma Lù Thàng
5 Tình hình thực hiện công tác kiểm dịch, kiểm tra hàng hóa qua cửa khẩu và các lối mở trên địa bàn huyện Đồn Biên phòng cửa khẩu Ma Lù Thàng hoạt động quản lý người, phương tiện đảm bảo An ninh quốc phòng là nhiệm vụ chính. Phối hợp với Ban QLKKT, Hải quan trong hoạt động thủ tục hành chính cho người xuất nhập cảnh, thu phí sử dụng CSHT và hỗ trợ một số trường hợp khác. Do đó, tôi điều tra 11 người trong đó có 4 lãnh đạo để lấy thông tin về hoạt động quản lý và phối hợp của Đồn với các đơn vị khác tại cửa khẩu Ma Lù Thàng.
Đội kiểm dịch y tế quốc tế tại cửa khẩu Ma Lù Thàng kiểm tra, khử trùng vai trò trong quản lý ít hơn các đơn vị khác. Do vậy số lượng phỏng vấn là 5 người.
Phỏng vấn các đơn vị QLNN về xuất khẩu nông sản tôi chia thành hai nhóm đối tượng:
Nhóm 1 gồm Cán bộ Lãnh đạo: Trực tiếp Chỉ đạo, quan sát hoạt động xuất khẩu nông sản. Có tầm nhìn, quan sát tổng thể từ đó có đánh giá, tham gia và những góp ý khách quan, thuận tiện cho việc nghiên cứu của đề tài
Nhóm 2 gồm Cán bộ, công chức: Là những người trực tiếp thực thi hoạt động quản lý, hiểu rõ về khó khăn, hạn chế trong thực tiễn quản lý.
b. Phỏng vấn các chủ Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nông sản
Phỏng vấn 15 chủ Doanh nghiệp (gồm 7 Doanh nghiệp địa phương và 8 Doanh nghiệp tỉnh khác) hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nông sản, xuất khẩu nông sản qua cửa khẩu Ma Lù Thàng. Để khách quan cần điều tra các Doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu nông sản là đối tượng quản lý, để nắm bắt được những gì quản lý làm được, chưa làm được, phù hợp hay không phù hợp.
c. Xây dựng phiếu điều tra cho từng đối tượng
Đề tài thực hiện 3 mẫu phiếu điều tra, xây dựng theo 7 bước
Bước 1: Xác định dữ liệu cần thu thập, đối tượng khảo sát dựa vào mục
tiêu nghiên cứu; Thu thập các thông tin về thực trạng QLNN về XKNS tại cửa khẩu Ma Lù Thàng; khảo sát cho đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN về XKNS từ các đối tượng trả lời phỏng vấn; Các khó khăn tồn tại đối với công tác QLNN về XKNS tại cửa khẩu.
Bước 2: Xác định phương pháp phỏng vấn; Đề tài sử dụng phương pháp
phỏng vấn trực tiếp để tăng hiệu quả tương tác giữa người hỏi và người trả lời phỏng vấn; tránh hiểu sai ý câu hỏi và thể hiện sự nhiệt tình, ham học hỏi tạo được thiện cảm cho người trả lời phỏng vấn.
Bước 3: Xác định nội dung câu hỏi dựa vào mục tiêu của đề tài;
Bước 4: Xác định hình thức câu hỏi; Đề tài lựa chọn cả 2 hình thức câu
hỏi đóng và câu hỏi mở
Bước 5: Xác định từ ngữ sử dụng thân thiện, đúng hoàn cảnh, dễ hiểu
Bước 6: Xác định trình tự, hình thức bảng câu hỏi
Bước 7: Phỏng vấn thử, điều tra chính thức; Sau khi phỏng vấn thử sửa
đổi các nội dung chưa phù hợp và tiến hành điều tra chính thức.
3.2.3. Phương pháp xử lý thông tin và phân tích số liệu
3.2.3.1. Phương pháp xử lý thông tin
Sau khi thu thập được các thông tin cần thiết qua các phiếu điều tra và các báo cáo, số liệu sẽ được xử lý chủ yếu bằng phần mềm Excel để tính toán, so sánh các chỉ tiêu, tìm ra được tốc độ phát triển của các chỉ tiêu. Đó cũng là cơ sở để chúng ta phân tích, tìm ra những thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý NN về xuất khẩu nông sản từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện và tăng cường công tác quản lý về xuất khẩu nông sản tại cửa khẩu Ma Lù Thàng, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
3.2.3.2. Phương pháp phân tích số liệu
a. Phương pháp thống kê mô tả
Dùng phương pháp này để tìm hiểu thực trạng công tác quản lý đối vớixuất khẩu nông sản trên địa bàn huyện Phong Thổ, mô tả các cơ chế chính sách của Nhà nước và chính quyền địa phương về quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản trên địa bàn huyện Phong Thổ.
b. Phương pháp thống kê so sánh
Từ những số liệu nghiên cứu thu thập được thông qua xử lý đem so sánh các chỉ tiêu tương ứng giữa các năm với nhau để tìm ra những ưu điểm, nhược điểm của công tác quản lý nhà nước xuất khẩu nông sản từ đó đưa ra đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với xuất khẩu nông sản.
d. Phương pháp ma trận SWOT
Sau khi xác định yếu tố cơ bản của các điều kiện bên trong và bên ngoài, có thể tiến hành lập một ma trận SWOT. Khi xây dựng ma trận có thể xảy ra trường hợp là có quá nhiều yếu tố cơ hội hoặc nguy cơ. Do đó, nhà quản lý cần xác định được cơ hội và nguy cơ chủ yếu trong quá trình hình thành chiến lược.
Phương pháp này mang lại lợi ích trong việc phác họa có tính gợi ý cho việc đề ra chiến lược giải pháp về quản lý xuất khẩu nông sản.
e. Phương pháp thang điểm tỷ lệ liên tục (thang đo khoảng mục)
Cách tiếp cận này yêu cầu người trả lời đánh dấu ở vị trí phù hợp trên một hàng (hoặc cột) thể hiện các điểm được xếp theo một thứ tự nào đó trên thang giá trị, những điểm này là các dữ liệu khoảng. Dạng thang điểm này đòi hỏi người được phỏng vấn cho biết thái độ của họ tương ứng với khoảng mục đánh giá mà họ lựa chọn.
- Số lượng mục lựa chọn: Số mục lựa chọn được thiết kế trong thang điểm này tùy thuộc vào mục tiêu nghiên cứu và phân tích. Đơn giản nhất là chỉ để hai mục đối nhau (đồng ý và không đồng ý). Loại này rất khó cho việc phân tích vì không biểu thị được mức độ đồng ý hoặc không đồng ý, nhưng sẽ rất tiện lợi nếu bảng câu hỏi điều tra quá dài, hoặc trình độ học vấn của người được hỏi có giới hạn. Nếu sử dụng nhiều khoản mục sẽ cho phép người được hỏi có nhiều sự lựa chọn rộng rãi và có thể phân tích mức độ khác biệt trong sự trả lời hơn là chỉ có hai khoản mục. Tuy nhiên nếu nhiều mục quá lại sinh rắc rối cho việc lựa chọn.
Các nhà nghiên cứu có kinh nghiệm cho rằng câu hỏi có 5 hoặc 6 mục trả lời là phù hợp hơn cả.
- Số mục trả lời: Một vấn đề được đặt ra là một câu hỏi nên hay không nên có những mục trả lời thuận lợi và bất thuận lợi ngang nhau? Ý kiến này được nêu lên nhằm mục đích tránh việc đặt nặng sự trả lời nghiêng về một phía này hay phía kia..
- Số các mục trả lời là chẵn hay lẻ: Tùy thuộc vào mục tiêu nghiên cứu, người nghiên cứu có thể quyết định số mục trả lời là chẵn hay lẻ. Nếu số mục trả lời lẻ thì người trả lời dễ tiến tới thái độ trung dung bằng cách lựa chọn mục trả lời ở giữa thang điểm. Và nếu số mục trả lời chẵn thì người được hỏi bắt buộc phải biểu lộ thái độ của mình, ít nhất cũng là ở mức độ nào đó. Trong thực tế, qua các kết quả thử nghiệm người ta nhận thấy không có sự sai biệt đáng kể nếu dùng số mục trả lời chẵn hoặc lẻ.
3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
a. Nhóm chỉ tiêu liên quan đến thực trạng công tác quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản
- Số lượng văn bản ban hành và thực thi về xuất khẩu nông sản
- Số đơn khiếu nại tiếp nhận và giải quyết về hoạt động quản lý xuất khẩu nông sản
- Số lượng cán bộ, trình độ chuyên môn thực hiện công tác quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản.
- Số lần hiệp thương giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc hàng năm bàn bạc về xuất khẩu nông sản.
- Số vụ xử lý vi phạm hải quan về xuất khẩu nông sản
- Số đợt thanh ra kiểm tra đối với hoạt động Quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản
b. Nhóm chỉ tiêu liên quan đến kết quả công tác quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản
- Số nội dung quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản
- Số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực XKNS tại cửa khẩu Ma Lù Thàng - Số mặt hàng nông sản xuất khẩu
- Kim ngạch xuất khẩu nông sản qua cửa khẩu Ma Lù Thàng.
c. Nhóm chỉ tiêu liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản
- Số lượng trang thiết bị phục vụ cho quản lý nhà nước, cơ sở hạ tầng phục vụ cho xuất khẩu nông sản.
- Số lượng cán bộ, công chức có chuyên môn cao học, đại học, cao đẳng, trung cấp.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT KHẨU
NÔNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHONG THỔ
4.1.1. Thực trạng ban hành, thực thi các văn bản pháp quy liên quan đến quản lý nhà nước về Xuất khẩu nông sản tại cửa khẩu Ma Lù Thàng, huyện quản lý nhà nước về Xuất khẩu nông sản tại cửa khẩu Ma Lù Thàng, huyện Phong Thổ
Thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật thúc đẩy, tiêu thụ nông sản trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Cửa khẩu Ma Lù Thàng được Thủ Tướng Chính phủ cho phép áp dụng chính sách Khu Kinh tế cửa khẩu biên giới tại Quyết định 187/2001/QĐ-TTg ngày 07/12/2001.
Ban Quản lý khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng đã ban hành kế hoạch số 12/2017/KH-KTCK ngày 25 tháng 25 tháng 1 năm 2017, thực hiện Nghị quyết số 67/2016/NQ-HĐND và Quyết định số 1902/QĐ-UBND ngày 30/12/2016 của UBND tỉnh Lai Châu về Chương trình phát triển khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016-2020 ; Thực hiện quyết định số 02/2004/QĐ-UBND ngày 10/3/2004 của UBND tỉnh Lai Châu về quy chế quản lý và chính sách ưu đã đối với khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng. Nhằm thu hút các thành phần kinh tế