Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản trên địa bàn huyện phong thổ, tỉnh lai châu (Trang 51 - 54)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.2. Phương pháp nghiên cứu của đề tài

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.1. Thu thập thông tin, số liệu thứ cấp

Bảng 3.5. Nội dung thu thập thông tin số liệu thứ cấp của đề tài

TT Tài liệu thu thập thông tin, số liệu thứ cấp

Đơn vị

cung cấp Nội dung thu thập

1

Báo cáo tình hình thực hiện công tác phát triển kinh tế cửa khẩu, phương hướng nhiệm vụ các năm 2016, 2017, 2018 và 6 tháng đầu năm 2019.

Ban KT CK MLT

Số liệu kết quả, hiệu quả của hoạt động xuất khẩu nông sản; thực trạng QLNN về XKNS tại cửa khẩu;

2

Báo cáo tình hình thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất hàng hóa qua cửa khẩu, lối mở biên giới của tỉnh Lai Châu

UBND Tỉnh Lai Châu

Tình hình XNK hàng hóa qua các cửa khẩu tỉnh Lai Châu; thực trạng công tác quản lý, điều hành hoạt động QLNN về XNK hàng hóa; Hiện trạng CSHT cửa khẩu, các lối mở;

3

Báo cáo tình hình hoạt động xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Ma Lù Thàng

Ban KT CK MLT

Tình hình XNK hàng hóa qua cửa khẩu; thực trạng công tác quản lý, điều hành hoạt động QLNN về XNK hàng hóa tại cửa khẩu Ma Lù Thàng

Báo cáo việc thực hiện chính sách pháp luật thúc đẩy tiêu thị nông sản; kiểm soát hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất nông sản

UBND Tỉnh Lai Châu

Các văn bản liên quan đến tiêu thụ nông sản đã áp dụng tại địa phương, thống kê các văn bản địa phương ban hành; tổ chức thực hiện các chính sạch pháp luật về tiêu thụ nông sản

4

Báo cáo tình hình thực hiện công tác và phương hướng nhiệm vụ các năm tiếp theo năm 2016,2017,2018 và 6 tháng đầu năm 2019.

Hải quan cửa khẩu Ma Lù Thàng

Số liệu về tờ khai hải quan, thuế lệ phí hải quan, phạt VPHC, Thực trạng công tác QLNN về xuất khẩu nông sản của Hải quan chi cục CK MLT

5

Danh sách cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ QLNN về xuất khẩu nông sản Ban QLKKT CK, Chi cục HQ CK Ma Lù Thàng, Đồn BP CK, Trạm kiểm dịch CK Ma Lù Thàng

Số lượng, thông tin, trình độ chuyên môn các cán bộ công chức thực hiện nhiệm vụ QLNN về XKNS tại Cửa Khẩu

6

Danh sách các Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản tại cửa khẩu Ma Lù Thàng

Hải quan cửa khẩu Ma Lù Thàng

Số lượng, Thông tin của các Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản

Các số liệu thứ cấp liên quan đến xuất khẩu nông sản tại cửa khẩu Ma Lù Thàng, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu được thu thập thông qua các báo cáo Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng, Chi cục Hải quan cửa khẩu Ma Lù Thàng.

Các thông tin số liệu về công tác quản lý Nhà nước về xuất khẩu nông sản tại cửa khẩu Ma Lù Thàng.

3.2.2.2. Thu thập thông tin, số liệu sơ cấp

a. Phỏng vấn các cán bộ quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản trên địa bàn huyện Phong Thổ

Phỏng vấn 53 cán bộ quản lý và cán bộ thực hiện công tác trong lĩnh vực quản lý nhà nước về xuất nhập khẩu nông sản tại cửa khẩu Ma Lù Thàng, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu là Ban Quản lý KKTCK Ma Lù Thàng, Chi cục Hải quan cửa khẩu Ma Lù Thàng, Đồn Biên Phòng cửa khẩu Ma Lù Thàng, Kiểm dịch quốc tế cửa khẩu Ma Lù Thàng.

Ban Quản Lý KKTCK và Chi cục Hải quan cửa khẩu Ma Lù Thàng là 2 đơn vị thực hiện nhiệm vụ chính trong quản lý nhà nước về XKNS tại cửa khẩu Vậy nên, tôi điều tra số lượng 19 và 18 cán bộ tại các phòng ban của 2 đơn vị để có cái nhìn tổng quát, thực tế, hiệu quả phục vụ cho đề tài.

Bảng 3.6. Đối tượng và mẫu điều tra của đề tài

Đối tượng Số

lượng Nội dung phỏng vấn

Tổng số 53

Cán bộ Ban Quản lý KKT-CK Ma Lù Thàng

19 Thực trạng công tác QLNN về XKNS trên địa bàn, Các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN về XKNS. Công tác phối hợp với các ngành trong QLNN về XKNS Cán bộ Hải Quan 18 Thực trạng công tác quản lý, kiểm soát nông sản

xuất khẩu trên địa bàn, Các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN về XKNS. công tác phối hợp với các ngành trong QLNN về XKNS

Cán bộ Bộ đội Biên phòng Đồn Biên Phòng Ck Ma Lù Thàng

11 Các công tác QLNN về XKNS do lực lượng phụ trách, công tác phối hợp với các ngành trong QLNN về XKNS

Cán bộ Kiểm dịch CK Ma Lù Thàng

5 Tình hình thực hiện công tác kiểm dịch, kiểm tra hàng hóa qua cửa khẩu và các lối mở trên địa bàn huyện Đồn Biên phòng cửa khẩu Ma Lù Thàng hoạt động quản lý người, phương tiện đảm bảo An ninh quốc phòng là nhiệm vụ chính. Phối hợp với Ban QLKKT, Hải quan trong hoạt động thủ tục hành chính cho người xuất nhập cảnh, thu phí sử dụng CSHT và hỗ trợ một số trường hợp khác. Do đó, tôi điều tra 11 người trong đó có 4 lãnh đạo để lấy thông tin về hoạt động quản lý và phối hợp của Đồn với các đơn vị khác tại cửa khẩu Ma Lù Thàng.

Đội kiểm dịch y tế quốc tế tại cửa khẩu Ma Lù Thàng kiểm tra, khử trùng vai trò trong quản lý ít hơn các đơn vị khác. Do vậy số lượng phỏng vấn là 5 người.

Phỏng vấn các đơn vị QLNN về xuất khẩu nông sản tôi chia thành hai nhóm đối tượng:

Nhóm 1 gồm Cán bộ Lãnh đạo: Trực tiếp Chỉ đạo, quan sát hoạt động xuất khẩu nông sản. Có tầm nhìn, quan sát tổng thể từ đó có đánh giá, tham gia và những góp ý khách quan, thuận tiện cho việc nghiên cứu của đề tài

Nhóm 2 gồm Cán bộ, công chức: Là những người trực tiếp thực thi hoạt động quản lý, hiểu rõ về khó khăn, hạn chế trong thực tiễn quản lý.

b. Phỏng vấn các chủ Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nông sản

Phỏng vấn 15 chủ Doanh nghiệp (gồm 7 Doanh nghiệp địa phương và 8 Doanh nghiệp tỉnh khác) hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nông sản, xuất khẩu nông sản qua cửa khẩu Ma Lù Thàng. Để khách quan cần điều tra các Doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu nông sản là đối tượng quản lý, để nắm bắt được những gì quản lý làm được, chưa làm được, phù hợp hay không phù hợp.

c. Xây dựng phiếu điều tra cho từng đối tượng

Đề tài thực hiện 3 mẫu phiếu điều tra, xây dựng theo 7 bước

Bước 1: Xác định dữ liệu cần thu thập, đối tượng khảo sát dựa vào mục

tiêu nghiên cứu; Thu thập các thông tin về thực trạng QLNN về XKNS tại cửa khẩu Ma Lù Thàng; khảo sát cho đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN về XKNS từ các đối tượng trả lời phỏng vấn; Các khó khăn tồn tại đối với công tác QLNN về XKNS tại cửa khẩu.

Bước 2: Xác định phương pháp phỏng vấn; Đề tài sử dụng phương pháp

phỏng vấn trực tiếp để tăng hiệu quả tương tác giữa người hỏi và người trả lời phỏng vấn; tránh hiểu sai ý câu hỏi và thể hiện sự nhiệt tình, ham học hỏi tạo được thiện cảm cho người trả lời phỏng vấn.

Bước 3: Xác định nội dung câu hỏi dựa vào mục tiêu của đề tài;

Bước 4: Xác định hình thức câu hỏi; Đề tài lựa chọn cả 2 hình thức câu

hỏi đóng và câu hỏi mở

Bước 5: Xác định từ ngữ sử dụng thân thiện, đúng hoàn cảnh, dễ hiểu

Bước 6: Xác định trình tự, hình thức bảng câu hỏi

Bước 7: Phỏng vấn thử, điều tra chính thức; Sau khi phỏng vấn thử sửa

đổi các nội dung chưa phù hợp và tiến hành điều tra chính thức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản trên địa bàn huyện phong thổ, tỉnh lai châu (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)