Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản ở một số nước trên
trên thế giới
2.2.1.1. Quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản của Thái Lan
Thái Lan là quốc gia có nền nông nghiệp phát triển đóng vai trò quan trọng trong nền nông nghiệp thế giới. Chỉ đứng thứ hai sau Trung Quốc, Thái Lan là nước xuất khẩu lương thực lớn thứ 2 Châu Á. Để có được chỗ đứng trên thị trường quốc tế như hiện nay chính phủ, bộ máy quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản thái lan đã áp dụng nhiều chính sách, phương thức mang lại hiệu quả cho quản lý xuất khẩu nông sản.
Chính phủ luôn giữ vai trò trung tâm: Chính phủ luôn theo dõi hoạt động
quản lý của bộ máy, là cầu nối giữa các ngành từ đó xây dựng ngành nông nghiệp bền vững và đẩy mạnh xuất khẩu nông sản. Ngoài mặt hàng đa dạng, chính phủ tư vấn cho người sản xuất và các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản thiết kế mẫu mã rất bắt mắt, bao bì thân thiện với môi trường.
Công tác chuẩn bị cho xuất khẩu nông sản là sự kết nối của nhiều ngành nghề từ chính phủ, ngành sản xuất nông nghiệp đến các trường đại học, viện nghiên cứu để nghiên cứu nhu cầu thị trường cùng những biến động và tiêu chuẩn mới trong thị trường đó.
Định hướng đúng xu hướng thị trường:
Chính phủ Thái Lan thường xuyên phổ biến cho nông dân, giúp họ hiểu nên nuôi trồng loại nông sản nào trong xu hướng mới và khoanh vùng sản xuất theo từng loại giống như thực phẩm không chứa tinh bột, truy xuất được nguồn gốc, sản phẩm được nuôi trồng theo công thức dinh dưỡng, thực phẩm hữu cơ và không hóa chất hay biến đổi gen.
Các Doanh nghiệp năng động, chủ động thay đổi tiến bộ: Các doanh
nghiệp nông sản hữu cơ tại Thái Lan đều chủ động tìm cho mình nhiều giấy chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế để có thể xuất khẩu tới nhiều quốc gia.
Công tác quảng bá sản phẩm, tìm kiếm thị trường được đẩy mạnh: Ở Thái
Lan công tác quảng bá và tìm kiếm thị trường được tổ chức thường xuyên, bài bản. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hội chợ quốc tế, liên hoan các sản phẩm nông nghiệp được quảng bá là “Trái cây ngon nhất châu Á”. Điển hình là hội chợ thực phẩm THAIFEX-World of food Asia 2018 quy tụ các nhà
sản xuất nông sản trong khu vực và Châu Âu.
2.2.1.2. Quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản của Trung Quốc
Xây dựng hệ thống văn bản, pháp luật đồng bộ Nhà nước đã ban hành các
văn bản pháp luật, xây dựng chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dịch vụ phục vụ cho xuất khẩu đúng đắn, đồng bộ từ cấp Trung ương đến địa phương. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu nông sản, đảm bảo tính đồng bộ về pháp lý (quy định về kiểm dịch động thực vật, hàng rào kỹ thuật trong nông nghiệp, hệ thống tiêu chuẩn chất lượng đối với nông sản, xây dựng các tổ chức tiền tệ ở nông thôn...);
Tập trung đầu tư hệ thống CSHT, trang thiết bị: Trung Quốc đã tập trung
xây dựng và phát triển đồng bộ mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển và đường hàng không, Đồng thời, cũng rất chú trọng xây dựng hệ thống kho bãi và phát triển hệ thống thông tin liên lạc, áp dụng các công nghệ tiên tiến của thế giới tạo điều kiện cho xuất khẩu nông sản và công tác QLNN về XKNS .
Xác định khoa học và công nghệ đóng vai trò to lớn trong quản lý nhà
nước về xuất khẩu nông nghiệp: Trung Quốc đặt mục tiêu đến cuối năm 2019,
các giấy tờ phục vụ xuất nhập khẩu đều có thể nộp và xử lý trực tuyến qua mạng. Xác định phát triển công nghệ then chốt trong việc quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản thời đại 4.0 giúp đơn giản hóa các giấy tờ thông quan, tối ưu hóa quy trình và nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục thông quan, nâng cao mức độ ứng dụng công nghệ thông tin tại các cửa khẩu và giảm các loại phí liên quan đến thông quan tại các cửa khẩu.
Nâng cao hiệu quả thông quan: Áp dụng thí điểm cải cách mô hình thông
quan hai bước trong nhập khẩu hàng hóa; đồng thời mở rộng phạm vi các công ty bảo hiểm có thể thí điểm loại hình bảo hiểm bảo đảm thông quan; cung cấp dịch vụ thông tin thông quan và logistics “một lần dừng” cho các chủ thể thị trường, phấn đấu đến cuối năm 2019, 100% các thủ tục đều áp dụng mô hình này.
Nỗ lực giảm các loại phí trong quá trình giải quyết thủ tục thông quan,
nhằm đem lại lợi ích cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản; đồng thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật, thu phí trái phép của các đơn vị và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kinh doanh tại các cửa khẩu.
nông sản như chè, lúa mì, gạo… xuất khẩu gạo Ấn Độ đã tăng 22% trong năm 2017, lên kỷ lục 12,3 triệu tấn, do nhu cầu mạnh từ nước láng giềng Bangladesh sau khi sản lượng bị giảm mạnh vì lũ lụt, phá kỷ lục cao về xuất khẩu gạo trước đây là 11,5 triệu tấn đạt được năm 2014 và tiếp tục giữ ngôi số 1 thế giới về xuất khẩu lương thực này. Một số chính sách, cơ chế quản lý xuất khẩu nông sản của Ấn độ trong thời gian gần đây:
Theo thông báo từ Chính phủ Ấn Độ, nước này sẽ triển khai chính sách hỗ trợ cấp liên bang hoàn thuế trợ cấp một số mặt hàng nông sản để tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường quốc tế. Cơ chế này sẽ có hiệu lực trong vòng 1 năm, từ tháng 3/2019 cho tới tháng 3/2020. Chính phủ sẽ hoàn cước vận chuyển cho các nhà xuất khẩu Ấn Độ thông qua chuyển tiền mặt vào các tài khoản ngân hàng. Các thỏa thuận vận chuyển FOB, tức người mua trả tiền cước vận chuyển, sẽ không nằm trong phạm vi áp dụng chính sách này. Chính sách này cũng không bao gồm các hàng hóa xuất khẩu chính của Ấn Độ như lúa mỳ, lúa gạo và thịt
Ấn Độ dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu lên phần lớn các sản phẩm nông sản hữu cơ và chế biến, trừ các hàng hóa được xác định là thiết yếu cho an ninh lương thực tại Ấn Độ như các loại hành. Quyết định này mang lại một đảm bảo rằng các nông sản hữu cơ hoặc nông sản chế biến sẽ không chịu bất cứ hạn chế xuất khẩu nào như thuế xuất khẩu, các lệnh cấm xuất khẩu và các hạn ngạch định lượng.