Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản tạ
4.3.4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động xuất khẩu nông sản
Xác định làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động xuất khẩu nông sản là góp phần giúp các Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản thuận lợi xuất khẩu nông sản; tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng; là điều kiện để phát triển xuất khẩu nông sản tại cửa khẩu Ma Lù Thàng. Tăng hiệu quả quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản.
Để tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động xuất khẩu nông sản tại cửa khẩu Ma Lù Thàng cần tiếp tục xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ, thường xuyên. Theo dõi, cập nhật kịp thời tình hình hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản; đặc biệt là doanh nghiệp lớn.
Đẩy mạnh công tác giám sát việc kê khai mặt hàng, sản lượng nông sản của các Doanh nghiệp để thu kịp thời các khoản chi phí phát sinh. Quản lý chặt chẽ tránh tình trạng gim hàng, chèn hàng. Thực hiện quyết liệt các biện pháp xử lý Doanh nghiệp vi phạm, không đủ điều kiện xuất khẩu nông sản, chây ì không chịu thay đổi.
Tổ chức rà soát, phân loại các Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản theo quy mô doanh nghiệp, phân loại Doanh nghiệp theo địa phương. Tại cửa khẩu Ma Lù
khác hoạt động xuất khẩu nông sản qua cửa khẩu. Tuy nhiên, các Doanh nghiệp ngoài địa phương không phải lúc nào cũng kiểm tra, thanh tra được. Do đó cần phân loại và có kế hoạch thanh tra, kiểm tra cụ thể, phù hợp với từng loại Doanh nghiệp.
Các đơn vị quản lý nhà nước tại cửa khẩu Ma Lù Thàng cần phối hợp xây dựng quy chế riêng trong hoạt động kiểm tra Doanh nghiệp, tổng hợp các lỗi vi phạm, Doanh nghiệp vi phạm thường xuyên theo dõi để có dự báo vi phạm trong xuất khẩu nông sản.