Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.2. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
3.2.3. Phương pháp xử lý thông tin và phân tích số liệu
3.2.3.1. Phương pháp xử lý thông tin
Sau khi thu thập được các thông tin cần thiết qua các phiếu điều tra và các báo cáo, số liệu sẽ được xử lý chủ yếu bằng phần mềm Excel để tính toán, so sánh các chỉ tiêu, tìm ra được tốc độ phát triển của các chỉ tiêu. Đó cũng là cơ sở để chúng ta phân tích, tìm ra những thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý NN về xuất khẩu nông sản từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện và tăng cường công tác quản lý về xuất khẩu nông sản tại cửa khẩu Ma Lù Thàng, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
3.2.3.2. Phương pháp phân tích số liệu
a. Phương pháp thống kê mô tả
Dùng phương pháp này để tìm hiểu thực trạng công tác quản lý đối vớixuất khẩu nông sản trên địa bàn huyện Phong Thổ, mô tả các cơ chế chính sách của Nhà nước và chính quyền địa phương về quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản trên địa bàn huyện Phong Thổ.
b. Phương pháp thống kê so sánh
Từ những số liệu nghiên cứu thu thập được thông qua xử lý đem so sánh các chỉ tiêu tương ứng giữa các năm với nhau để tìm ra những ưu điểm, nhược điểm của công tác quản lý nhà nước xuất khẩu nông sản từ đó đưa ra đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với xuất khẩu nông sản.
d. Phương pháp ma trận SWOT
Sau khi xác định yếu tố cơ bản của các điều kiện bên trong và bên ngoài, có thể tiến hành lập một ma trận SWOT. Khi xây dựng ma trận có thể xảy ra trường hợp là có quá nhiều yếu tố cơ hội hoặc nguy cơ. Do đó, nhà quản lý cần xác định được cơ hội và nguy cơ chủ yếu trong quá trình hình thành chiến lược.
Phương pháp này mang lại lợi ích trong việc phác họa có tính gợi ý cho việc đề ra chiến lược giải pháp về quản lý xuất khẩu nông sản.
e. Phương pháp thang điểm tỷ lệ liên tục (thang đo khoảng mục)
Cách tiếp cận này yêu cầu người trả lời đánh dấu ở vị trí phù hợp trên một hàng (hoặc cột) thể hiện các điểm được xếp theo một thứ tự nào đó trên thang giá trị, những điểm này là các dữ liệu khoảng. Dạng thang điểm này đòi hỏi người được phỏng vấn cho biết thái độ của họ tương ứng với khoảng mục đánh giá mà họ lựa chọn.
- Số lượng mục lựa chọn: Số mục lựa chọn được thiết kế trong thang điểm này tùy thuộc vào mục tiêu nghiên cứu và phân tích. Đơn giản nhất là chỉ để hai mục đối nhau (đồng ý và không đồng ý). Loại này rất khó cho việc phân tích vì không biểu thị được mức độ đồng ý hoặc không đồng ý, nhưng sẽ rất tiện lợi nếu bảng câu hỏi điều tra quá dài, hoặc trình độ học vấn của người được hỏi có giới hạn. Nếu sử dụng nhiều khoản mục sẽ cho phép người được hỏi có nhiều sự lựa chọn rộng rãi và có thể phân tích mức độ khác biệt trong sự trả lời hơn là chỉ có hai khoản mục. Tuy nhiên nếu nhiều mục quá lại sinh rắc rối cho việc lựa chọn.
Các nhà nghiên cứu có kinh nghiệm cho rằng câu hỏi có 5 hoặc 6 mục trả lời là phù hợp hơn cả.
- Số mục trả lời: Một vấn đề được đặt ra là một câu hỏi nên hay không nên có những mục trả lời thuận lợi và bất thuận lợi ngang nhau? Ý kiến này được nêu lên nhằm mục đích tránh việc đặt nặng sự trả lời nghiêng về một phía này hay phía kia..
- Số các mục trả lời là chẵn hay lẻ: Tùy thuộc vào mục tiêu nghiên cứu, người nghiên cứu có thể quyết định số mục trả lời là chẵn hay lẻ. Nếu số mục trả lời lẻ thì người trả lời dễ tiến tới thái độ trung dung bằng cách lựa chọn mục trả lời ở giữa thang điểm. Và nếu số mục trả lời chẵn thì người được hỏi bắt buộc phải biểu lộ thái độ của mình, ít nhất cũng là ở mức độ nào đó. Trong thực tế, qua các kết quả thử nghiệm người ta nhận thấy không có sự sai biệt đáng kể nếu dùng số mục trả lời chẵn hoặc lẻ.