Giải pháp về nâng cao trình độ, năng lực cán bộ quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản trên địa bàn huyện phong thổ, tỉnh lai châu (Trang 95 - 99)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản tạ

4.3.3. Giải pháp về nâng cao trình độ, năng lực cán bộ quản lý

Chủ thể tạo nên năng lực Quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản chính là đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện các hoạt động quản lý bao gồm quản lý số lượng, chất lượng, mặt hàng nông sản và Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản. Do đó, để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước phải đi từ gốc rễ là nâng cao tư duy, năng lực, khả năng hành động của cán bộ công chức công tác tại các đơn vị. Môi trường làm việc tại cửa khẩu Ma Lù Thàng cặp cửa khẩu song song với cửa khẩu Kim Thủy Hà (Trung Quốc) đòi hỏi các cán bộ QLNN về xuất khẩu nông sản phải có trình độ chuyên môn, năng lực, ngoại ngữ và tin học vững vàng, chủ động trong công việc nhất là trong thời kì kinh tế hội nhập như hiện nay.

4.3.3.1. Đổi mới công tác đào tạo cán bộ

Thực tế tại cửa khẩu Ma Lù Thàng chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại các đơn vị QLNN về xuất khẩu nông sản vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý.Công tác đào tạo, bồi dưỡng được tăng cường, số lượng cán bộ, công chức qua các lớp, khóa đào tạo, bồi dưỡng tăng hàng năm, nhưng nhìn chung, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức về kiến thức quản lý nhà nước mới và kỹ năng nghiệp vụ hành chính còn thấp. Bằng cấp, chứng chỉ tăng, nhưng chất lượng chuyên môn của cán bộ, công chức có bằng cấp, chứng chỉ lại chưa thực sự đáp ứng với thực tế trong xử lý công việc.

Một là, đổi mới triết lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo hướng chuyển từ bồi dưỡng kiến thức sang phát triển năng lực. Thay đổi trong cách tiếp cận, trong tư duy về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Để cán bộ, công chức tham gia tích cực, chủ động vào quá trình đào tạo, bồi dưỡng, chủ động tiếp thu kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm và vận dụng có hiệu quả các kiến thức, kinh nghiệm vào thực thi công vụ. Việc thiết kế chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán

bộ, công chức cần tập trung vào những định hướng lớn, như định hướng hành động, định hướng thực thi công vụ, định hướng nhận diện và giải quyết vấn đề, định hướng chiến lược phục vụ nền công vụ trong hiện tại và tương lai.

Hai là, đổi mới chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Nếu như chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trước đây được xây dựng chặt chẽ về cấu trúc, thì trong giai đoạn hiện nay cần phải có độ mở phù hợp; từ chỗ đại trà hóa thì nay cần tiến đến khu biệt hóa, cá nhân hóa. Nói cách khác, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức phải được xây dựng để đáp ứng yêu cầu bổ sung kiến thức, kỹ năng mà cán bộ, công chức còn thiếu hụt, chứ không phải cung cấp cho họ những kiến thức, kỹ năng mà họ đã biết, đã có hoặc không còn phù hợp. Chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nên được xây dựng xuất phát từ tiêu chuẩn về kiến thức, kỹ năng, thái độ, đạo đức công vụ của cán bộ, công chức để xác định những nội dung, cách thức đào tạo, bồi dưỡng. Cần thực hiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngắn ngày và tập trung vào các nội dung thiết thực, thiết thân, thiết yếu, phù hợp với đặc điểm công tác của cán bộ, công chức và linh hoạt trong việc biên soạn và thực hiện chương trình.

Ba là, đổi mới phương pháp dạy và học trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Theo đó, chuyển từ dạy sang hướng dẫn; từ nghe và tiếp thu một cách thụ động sang tự học. Chủ yếu là hướng dẫn, trao đổi thông tin, kinh nghiệm công tác, cùng nhau bàn bạc, thảo luận để tìm ra biện pháp giải quyết tối ưu. Phần lớn cán bộ, công chức tham gia những chương trình đào tạo, bồi dưỡng là những người đã đạt chuẩn ở một số trình độ nhất định, trải qua thực tiễn, có nhiều kinh nghiệm công tác, có khả năng tự học, tự nghiên cứu, phân tích, đánh giá vấn đề.

Bốn là, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Cần kết hợp giữa đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở trong nước và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở nước ngoài. Tổ chức cho cán bộ, công chức được học tập các kiến thức về quản lý của nước ngoài, từ đó vận dụng những điểm giống vào quản lý tại địa phương, cải tiến những phương pháp quản lý cũ lỗi thời, không còn phù hợp.

Năm là, đổi mới công tác đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Đánh giá chất lượng và hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cần tập trung vào đánh giá đầu ra, nhất là kết quả cuối cùng của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng. Sau quá trình đào tạo, bồi dưỡng chỉ đơn giản là tổng kết, kết

thúc sẽ không biết chất lượng của quá trình đào tạo đạt được gì, cán bộ nắm được kiến thức gì? Vận dụng ra sao? Do đó đánh giá cán bộ ngay sau khi kết thúc khóa học, dựa trên các chỉ số về năng lực, kiến thức, kỹ năng thực hành. Việc đánh giá này có thể được thực hiện thông qua các bảng kiểm trước và sau quá trình đào tạo, bồi dưỡng sẽ nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hơn.

4.3.3.2. Bố trí cán bộ làm việc đúng chuyên môn, vị trí việc làm

Để phát huy tối đa trình độ chuyên môn, khả năng xử lý công việc cán bộ phải được xắp xếp đúng vị trí việc làm. Xác định rõ từng vị trí trong tổ chức gắn với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan cùng với chuyên môn đã được đào tạo áp dụng vào thực tế sẽ đạt hiệu quả tốt nhất. Qua đó, phát hiện những chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ của các vị trí việc làm. Xác định vị trí việc làm với mô tả công việc và khung năng lực của từng vị trí công việc (đặc điểm, đặc thù, tính phức tạp của công việc, tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết để thực hiện), là cơ sở quan trọng giúp xác định các tiêu chí cụ thể trong tuyển dụng công chức cho phù hợp với từng vị trí làm việc; tăng khả năng chọn đúng người cho vị trí tuyển dụng. là cơ sở để đổi mới công tác đánh giá công chức theo kết quả làm việc. Bởi thông qua việc xây dựng bản mô tả công việc đối với từng vị trí việc làm (gồm các nhiệm vụ chính phải làm, tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc, kết quả sản phẩm, điều kiện làm việc…) sẽ là căn cứ chủ yếu để đánh giá hiệu quả làm việc của công chức. Mô tả công việc càng cụ thể, rõ ràng thì việc đánh giá kết quả, hiệu quả làm việc của công chức càng thuận lợi và chính xác.

Bố trí cán bộ đúng với vị trí việc làm, đúng chuyên môn là cơ sở cho việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Trên cơ sở khung năng lực của từng vị trí việc làm, các cơ quan, đơn vị sẽ đánh giá được năng lực hiện tại của công chức so với yêu cầu của từng vị trí, từ đó xác định được những kiến thức, kỹ năng cần phải đào tạo, bồi dưỡng thêm để hoàn thành công việc tốt hơn.

4.3.3.3. Nâng cao đời sống cho cán bộ, công chức tại cửa khẩu Ma Lù Thàng

Đội ngũ cán bộ công chức, viên chức (CCVC) đóng vai trò quan trọng trong hoạt động công vụ. Nâng cao đời sống cho cán bộ CCVC là để nâng cao tinh thần, trách nhiệm, vật chất của cán bộ CCVC vì vậy phải bảo đảm các chế độ lương, chính sách an sinh xã hội, các điều kiện làm việc và chế độ nghỉ ngơi cần khuyến khích những cán bộ CCVC hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên nâng lương trước thời hạn đồng thời cũng kỷ luật nghiêm các cán bộ CCVC vi phạm

kéo dài thời gian nâng lương so với quy định. Thực hiện các khoản chi khuyến khích hoạt động chuyên môn, phúc lợi, tiền thưởng kích thích CCVC vươn lên hoàn thành xuất sắc công việc.

Bên cạnh đó cần quan tâm, chăm lo đời sống tinh thần cho cán bộ CCVC là yếu tố tạo nên hiệu quả công viêc, tổ chức cho CCVC đi thăm quan, giao lưu, kiểm tra sức khỏe định kỳ, cải thiện điều kiện làm việc tạo ra môi trường vật chất thuận lợi và đầy đủ cho cán bộ CCVC để kích thích tính tích cực của họ. Cải thiện điều kiện làm việc còn là việc thực hiện các chính sách an toàn lao động để bảo vệ sức khỏe, tránh bệnh nghề nghiệp mà còn tăng năng suất và chất lượng công việc. Quan tâm, chăm lo đời sống tinh thần cho cán bộ, công chức rât cần thiết, điều đó không chỉ giúp động lực về tinh thần mà còn nâng cao sự nhiệt huyết, sáng tạo của mỗi cán bộ CCVC tạo động lực để phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, tin tưởng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.

Quan tâm, chăm lo đời sống tinh thần cho cán bộ, công chức đồng hành cùng với các hoạt động chuyên môn, thực hiện thắng lợi toàn diện các nhiệm vụ chính trị, các hoạt động giáo dục, chính trị…nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm, phát huy tính chủ động, sáng tạo, đoàn kết với mục tiêu đổi mới mạnh mẽ về tư duy trong công việc và góp phần vào thực hiện nhiệm vụ của cơ quan đơn vị.

Thực hiện các chế độ chính sách cho cán bộ CCVC, đời sống ổn định, động viên, thăm hỏi kịp thời xây dựng tình đoàn kết, gắn bó giữa các đơn vị và cán bộ. Công tác thi đua, khen thưởng cũng được tổ chức thực hiện tốt đây là cơ sở nâng cao động lực tinh thần gắn thi đua với những lợi ích vật chất, tinh thần tăng tiền thưởng, tôn vinh nêu gương tốt, đánh giá đúng năng lực, thành tích phẩm chất, những cống hiến của CCVC đề bạt, thăng tiến vào những vị trí thích hợp để CCVC phấn khởi, hăng hái tiếp tục cống hiến.

4.3.3.4. Tăng cường liêm chính trong hoạt động quản lý nhà nước

Liêm chính là một giá trị cơ bản đòi hỏi QLNN thực sự cần. Liêm chính là hệ thống các giá trị, chuẩn mực trong nhận thức, suy nghĩ, cảm xúc, niềm tin, lý tưởng của từng cán bộ, công chức. Nó định hướng hành vi, suy nghĩ trở thành phương châm hành động của từng cán bộ, công chức tạo ra một nền công vụ liêm chính sẽ mang đến những hiệu quả tích cực cho hoạt động QLNN.

Thực hiện liêm chính trong QLNN là thực hiện nghiêm túc quyền hạn, nghĩa vụ, nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện. Phải

thực hiện một cách đúng đắn, đầy đủ; thực hiện những gì mà pháp luật cho phép. Không làm “tắc trách”, qua loa, đại khái hay là những biểu hiện trốn tránh trách nhiệm.Đối với công việc phải tận tụy, mẫn cám và tuyệt đối chấp hành những chỉ đạo, mệnh lệnh theo thứ bậc hành chính.

Tăng cường liêm chính trong QLNN đặt ra cho mỗi cán bộ, công chức thường xuyên phải rèn luyện cho mình phải tự ý thức, có tinh thần trách nhiệm với kết quả thực thi công vụ của mình, sẵn sàng chịu trách nhiệm về kết quả đó, không thoái thác trách nhiệm của bản thân, không đổ lỗi cho người khác, cho tập thể. Do đó tăng cường công tác giáo dục cho đội ngũ cán bộ, công chức, không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng kiên quyết và kiên trì đấu tranh chống lại những biểu hiện sai trái.Tiếp tục tuyên truyền, quán triệt, triển khai việc thực hiện việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2015 của Bộ Chính gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4- khóa XII của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến" và “tự chuyển hóa" trong nội bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản trên địa bàn huyện phong thổ, tỉnh lai châu (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)