Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản tại Việt Nam
Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, 6 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt gần 19,8 tỷ USD, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm 2018. Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Văn Việt cho hay, nửa đầu năm nay, Bộ NN&PTNT và các bộ, ngành liên quan đã tích cực phối hợp, đẩy mạnh xúc tiến thương mại mở cửa thị trường, giải quyết vướng mắc trong hoạt động xuất khẩu nông sản như: Xuất khẩu xoài sang Mỹ, Anh, Australia; măng cụt vào thị trường Trung Quốc...
Thay vì đào tạo tập trung và đào tạo tại chỗ như hiện nay nhà nước sẽ bổ sung thêm hai hình thức đào tạo là đào tạo trực tuyến và đào tạo trên các mô hình giả lập cho các cán bộ thực hiện công tác quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường hiệu quả của việc thực thi nhiệm vụ trong bối cảnh khối lượng công việc tăng nhanh từ 10-20%, yêu cầu về năng lực trình độ CBCC
ngày càng đòi hỏi cao nhằm đáp ứng tốc độ hiện đại của công tác quản lý nông sản xuất khẩu và môi trường xung quanh
Xuất khẩu nông sản tiểu ngạch gây nhiều rủi ro cho người sản xuất và doanh nghiệp xuất khẩu. Thị trường nhập khẩu nông sản tiểu ngạch chính nước ta là Trung Quốc, phụ thuộc vào thị trường này khiến sự thay đổi đột ngột của Trung Quốc khiến người sản xuất và doanh nghiệp xuất khẩu gặp rủi ro. Bởi vậy, xuất khẩu chính ngạch là hướng đi bền vững cho xuất khẩu nông sản nước nhà.
Thường xuyên tổ chức các hội nghị kết nối tiêu thụ cho các tỉnh biên giới Việt - Trung. Hội nghị nhằm cung cấp về tình hình thương mại nông sản giữa hai nước Việt - Trung, phổ biến quy định liên quan xuất nhập khẩu nông sản; những vấn đề khó khăn cần giải quyết và hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện các yêu cầu đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hai nước kết nối hợp tác trong việc xuất nhập khẩu nông sản.