Thực trạng kiểm tra, thanh tra, giám sát xuất nhập khẩu nông sản tại cửa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản trên địa bàn huyện phong thổ, tỉnh lai châu (Trang 69 - 72)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản trên địa bàn

4.1.4. Thực trạng kiểm tra, thanh tra, giám sát xuất nhập khẩu nông sản tại cửa

cửa khẩu Ma Lù Thàng, huyện Phong Thổ

Tại cửa khẩu Ma Lù Thàng, huyện Phong Thổ đã bố trí đầy đủ lực lượng quản lý nhà nước chuyên ngành gồm Biên Phòng, Hải quan và kiểm dịch thực hiện nhiệm vụ quản lý, kiểm soát hoạt động xuất khẩu nông sản theo quy định của pháp luật. Thực hiện giám sát, quản lý xuất khẩu nông sản, Hải quan cửa khẩu Ma Lù Thàng đã áp dụng phương pháp quản lý hiện đại dựa trên kỹ thuật quản lý rủi ro và áp dụng Hệ thống VNACCS vào giám sát, quản lý hải quan thực hiện theo hướng đơn giản hóa để tăng hiệu quả công việc. Về công tác phòng chống buôn lậu và gian thương thương mại, hàng hóa nông sản thường xảy ra các vi phạm về số lượng, chủng loại, chính sách mặt hàng thủ đoạn gian lận ngày càng tinh vi gây khó khăn cho lực lượng Hải quan. Theo thông tư số 38/2015/TT - BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài Chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Hải Quan cửa khẩu Ma Lù Thàng thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa nông sản xuất khẩu theo các nội dung sau:

Một là, kiểm tra tên hàng mã số hàng nông sản, mức thuế khai trên tờ khai

hải quan đối chiếu với các thông tin ghi trên chứng từ trong hồ sơ hải quan. Đánh giá tính chính xác của tờ khai có khớp với hồ sơ hải quan không.

Hai là, kiểm tra thực tế tên hàng, mã số hàng hóa, mức thuế hàng nông

sản. Để kiểm tra tính chính xác về thông tin lô hàng. Công chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra phải xác định tên hàng, mã số hàng hóa theo các tiêu chí trong Danh mục hàng nông sản xuất khẩu, Biểu thuế áp dụng.

Ba là, kiểm tra trị giá hải quan xác định trị giá lô hàng. Tránh tình trạng

nhuận thu về khi bán cho khách hàng.

Bốn là, kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa nông sản xuất khẩu. Xác định

dựa trên nội dung khai của người khai hải quan, chứng từ thuộc hồ sơ hải quan và thực tế hàng hóa. Để quản lý rủi ro, chống gian lận xuất xứ hàng hóa và cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu đề nghị kiểm tra, xác minh nguồn gốc hàng nông sản.

Năm là, kiểm tra việc thực hiện chính sách thuế, việc áp dụng văn bản

thông báo kết quả xác định trước. Đối với hàng hóa nông sản kiểm tra các căn cứ để xác định hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế, xét miễn thuế.

Sáu là, kiểm tra giấy phép xuất khẩu nông sản, kết quả kiểm tra chuyên

ngành. Thực hiện đối chiếu thông tin về giấy phép xuất khẩu. Xác định mặt hàng đầy đủ điều kiện được phép đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Giai đoạn 2016 - 2018 tại cửa khẩu Ma Lù Thàng đã xử lý 54 vụ vi phạm trong đó các vụ việc liên quan đến xuất khẩu nông sản chiếm từ 8 đến 15%. Chủ yếu vi phạm về sai khai tên hàng hóa, làm giả chứng nhận, vi phạm tiêu chuẩn bao bì, nhãn mác. Các vi phạm về xuất khẩu nông sản không nhiều, các lỗi hay mắc phải của Doanh nghiệp chủ yếu là về thủ tục khai hải quan. Tuy nhiên, cơ quản quản lý vẫn phải theo dõi giám sát, kiểm tra thường xuyên, chặt chẽ vào thời gian cao điểm sẽ có những vấn đề phát sinh xảy ra

Bảng 4.5. Tổng hợp số vụ vi phạm đã xử lý tại cửa khẩu Ma Lù Thàng giai đoạn 2016 - 2018 Năm Tổng số vụ vi phạm Nông sản Số vụ vi phạm Tỷ lệ (%) Số tiền phạt (VNĐ) 2016 15 1 13,33 500.000 2017 12 2 8,33 1.000.000 2018 27 4 14,81 2.000.000

Nguồn: Hải quan cửa khẩu Ma Lù Thàng (2019) Theo số liệu bảng 4.6 có thể thấy xuất khẩu qua cửa khẩu Ma Lù Thàng có 21 danh mục hàng hóa nông sẩn, trong đó có một số loại nông sẩn không nằm trong danh sách được xuất khẩu chính ngạch cửa Trung Quốc như Chanh, Dứa, Soài.. vẫn được xuất qua cửa khẩu Ma Lù Thàng. Để lý giải vân đề này, một cán bộ quản lý tại cửa khẩu đã cho biết:

Bảng 4.6. Thống kê các mặt hàng xuất khẩu nông sản được quản lý tại cửa khẩu Ma Lù Thàng

STT NÔNG SẢN XUẤT KHẨU Được phép XK chính ngạch

1 - Cao su Có

2 - Cà phê Rock truyền thống Có

3 - Chanh Không 4 - Dứa Không 5 - Soài Không 6 - Roi Không 7 - Nhãn Có 8 - Điều Không 9 - Mắc ca Có

10 - Ruột thanh long ướp lạnh Có 11 - Sâm củ tươi Có 12 - Sâm củ sấy tươi Có

13 -Chè Có

14 - Mộc nhĩ, nấm hương khô Có 15 - Sầu riêng tuỏi cấp đông Không 16 - Sắn khô, tinh bột sắn Có 17 Ngô, sắn, chuối lá Có 18 - Khoai tây Không 19 - Cây chùm ngây, hạt chùm ngây Có 20 - Hạt giống Có 21 - Quả hạch, quả óc chó, quả hạnh đào, quả phỉ, quả hồ trăn, quả sung, hạt lạc, hạt

thông khô

Nguồn: Chi cục hải quan cửa khẩu Ma Lù Thàng (2019)

Hộp 4.1. Ý kiến của Cán bộ quản lý

Cửa khẩu Ma Lù Thàng và Kim Thủy Hà (Trung Quốc) vẫn xuất khẩu một số nông sản không trong danh mục được Trung Quốc cho phép nhập khẩu chính ngạch do tại đây phía Trung Quốc cho phép áp dụng chính sách biên mậu, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới. các Doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu được bên phía hải quan Việt Nam thực hiện đầy đủ thủ tục, có tờ khai, hồ sơ hải quan bình thường nhưng sang Trung quốc không có hợp đồng. Tất nhiên xuất khẩu theo chính sách này thất thường, phụ thuộc vào Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản trên địa bàn huyện phong thổ, tỉnh lai châu (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)