Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về xuất khẩu nông
4.2.6. Trình độ hiểu biết, nắm bắt thông tin của các doanh nghiệp xuất khẩu
nông sản tại cửa khẩu Ma Lù Thàng
Doanh nghiệp là đối tượng được quản lý bởi chủ thể quản lý là các cơ quan QLNN về xuất khẩu nông sản. Năng lực quản lý, khả năng sản xuất của Doanh nghiệp là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến hoạt động QLNN. Với doanh nghiệp có khả năng sản xuất, quy mô lớn, chủ động điều hành quản lý sản xuất đối với hàng nông sản xuất khẩu sẽ kiểm soát chặt chẽ được Số lượng, chất lượng nông sản theo quy trình, thuận lợi đảm bảo phù hợp theo mẫu, theo yêu cầu của phía Trung Quốc. Do đó thuận lợi cho cơ quan quản lý kiểm tra, quản lý về số lượng, chất lượng, ATTP các mặt hàng nông sản của từng Doanh nghiệp.
Tại cửa khẩu Ma Lù Thàng, đa số các cán bộ lãnh đạo và cán bộ công chức đều đánh giá đấy là yếu tố có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động quản lý. Tuy nhiên, các Doanh nghiệp thực tế vẫn chưa thấy được ảnh hưởng của mình đến kết quả XKNS, hoạt động quản lý XKNS. Qua điều tra có 8 Doanh nghiệp tương đương với 53,3% đánh giá yếu tố này ít ảnh hưởng, 2 DN đánh giá không ảnh hưởng đến QLNN về XKNS. Các Doanh nghiệp vẫn chưa nhận thức được vai trò quan trọng của mình trong quá trình quản lý của nhà nước.
Bảng 4.24. Ảnh hưởng của Năng lực quản lý, khả năng sản xuất của các doanh nghiệp đến quản lý nhà nước về nông sản tại cửa khẩu Ma Lù Thàng
ĐVT: Người
Năng lực quản lý, khả năng về sản xuất của các doanh nghiệp
xuất khẩu nông sản
Đánh giá mức độ ảnh hưởng Ảnh hưởng Không ý kiến Ít ảnh hưởng Không ảnh hưởng Cán bộ lãnh đạo 10 - 3 - Cán bộ, công chức 21 2 12 5 Doanh nghiệp 4 1 8 2
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2019) Để khách quan, tôi tiến hành điều tra các Doanh nghiệp về trình độ hiểu
biết, nắm bắt thông tin của họ trong xuất khẩu nông sản. Quá trình điều tra, phỏng vấn thu được kết quả thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 4.25. Trình độ hiểu biết, nắm bắt thông tin của Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản tại cửa khẩu Ma Lù thàng
(n = 15) Nội dung Tốt Khá Trung bình Yếu SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) 1. Trình độ, năng lực của Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản 1 6,67 4 26,67 9 60 1 6,67 2. Khả năng thu thập, nắm bắt thông tin - Chính sách, pháp luật 2 13,33 6 40,00 7 46,67 0 0 - Yêu cầu cầu
của nước nhập khẩu
1 6,67 3 20,00 6 40 5 33,33 3. Thái độ của
Doanh nghiệp khi tham gia xuất khẩu nông sản
8 53,33 7 46,67 0 0 0 0
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, phỏng vấn (2019) Có 9 tương đương với 60% Doanh nghiệp tự đánh giá trình độ, năng lực ở mức trung bình; 4 doanh nghiệp tương đương với 26,67% ở mức khá duy nhất chỉ một Doanh nghiệp tự đánh giá ở mức tốt. Về khả năng thu thập, nắm bắt thông tin liên quan đến xuất khẩu nông sản đa số Doanh nghiệp cũng tự đánh giá ở mức Trung bình, đặc biệt có 5 doanh nghiệp tương đương với 33,33% đánh giá ở mức yếu về khả năng nắm bắt các yêu cầu của nước nhập khẩu (Trung Quốc). Thái độ của các Doanh nghiệp khi tham gia xuất khẩu nông sản đều ở mức khá, tốt, các Doanh nghiệp đã thực hiện đầy đủ thủ tục và tuân thủ các quy định, chính sách pháp luật về xuất khẩu nông sản.
Nhìn chung, các Doanh nghiệp tại cửa khẩu Ma Lù Thàng có thái độ hợp tác tốt, tuân thủ quy định, pháp luật khi tham gia xuất khẩu nông sản nhưng chưa
chủ động trong việc thu thập, nắm bắt thông tin về pháp luật, chính sách của nhà nước và yêu cầu của nước nhập khẩu nông sản. Vẫn loay hoay, mơ hồ chưa nắm rõ đầy đủ thông tin gây khó khăn trong xuất khẩu nông sản và Quản lý xuất khẩu nông sản. Các cơ quan, đơn vị quản lý trên địa bàn cần tăng cường đối thoại với doanh nghiệp, đẩy mạnh tuyên truyền các văn bản chính sách, pháp luật mới về xuất khẩu nông sản từ đó nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về xuất khẩu nông sản trên địa bàn.