Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về xuất khẩu nông
4.2.5. Thỏa thuận giữa các nước về chính sách xuấ t nhập khẩu nông sản
Cửa khẩu Ma Lù Thàng (Việt Nam) và cửa khẩu Kim Thủy Hà (Trung Quốc) có thay đổi thỏa thuận, chính sách về xuất - nhập khẩu nông sản giữa hai quốc gia. Từ tháng 6/2019 Trung quốc đã chính thức thay đổi chính sách nhập khẩu nông sản từ tiểu ngạch sang nhập khẩu đường chính ngạch. Từ ngày 01/5/2019, nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc qua đường chính ngạch phải áp dụng nhiều quy định mới liên quan đến chất lượng nông sản, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, trong đó có 2 yêu cầu quan trọng là có mã số vùng trồng (chứng nhận vùng sản xuất) và mã số cơ sở đóng gói (do Cục bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp). Trước đây các Doanh nghiệp, thương nhân tại cửa khẩu Ma Lù Thàng xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch sản phẩm không có đóng gói báo bì, hoặc có cũng không theo tiêu chuẩn cụ thể nào, không có truy suất hàng hóa nông sản dễ xuất khẩu. Hiện tại Trung Quốc đã thay đổi chính sách, khó chồng thêm khó cho Doanh nghiệp.
Các cán bộ thực hiện quản lý nhà nước cũng loay hoay trước những quy định mới của Trung Quốc, chưa có hướng dẫn chi tiêt cụ thể nào từ Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Do đó trong quá trình kiểm tra, quản lý rất khó cho cán bộ thực thi công vụ tại cửa khẩu Ma Lù Thàng.
Có 33 cán bộ tương đương 62,26% đánh giá gặp khó khăn trong quản lý khi Trung quốc thay đổi chính sách, 14 cán bộ đánh giá bình thường, và 6 cán bộ tương đương với 11,32% đánh giá không khó khăn.
Bảng 4.22. Khó khăn trong quản lý khi Trung Quốc thay đổi chính sách nhập khẩu
Trung Quốc thay đổi chính sách nhập khẩu
Số lượng (n=53)
Tỷ lệ (%)
Khó khăn trong quản lý 33 62,26
Bình Thường 14 26,41
Không khó khăn 6 11,32
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra) Thực tế Xuất khẩu chính ngạch là hướng đi bền vững, lâu dài, phía Trung Quốc thay đổi chính sách nhập khẩu về lợi ích sẽ giúp Doanh nghiệp XKNS nước ta hoạt động kinh doanh bài bản, chuyên nghiệp, chủ động hơn. Tuy nhiên thời gian đầu rất khó khăn, thắt chặt hàng rào kỹ thuật, yêu cầu về bao bì sẽ xảy ra tình trạng buôn lậu, chuyển hàng chui tại biên giới nhiều hơn. Lực lượng biên phòng cửa khẩu Ma Lù Thàng thường xuyên phải tuần tra vào ban đêm, khoảng thời gian 2 đến 3 giờ sáng các hoạt động buôn lậu xảy ra mạnh nhất. Các xe tải 3 đến 5 tấn chở nông sản như chanh leo, dứa, …. bán cho thương nhân Trung quốc. Lực lượng chức năng cần thắt chặt quản lý, thường xuyên tuần tra đường biên giới và các lối mở tránh tình trạng buôn lậu.
Bảng 4.23. Ảnh hưởng của Thỏa thuận giữa các nước về chính sách xuất - nhập khẩu nông sản đến quản lý nhà nước về nông sản tại cửa khẩu Ma Lù
Thàng
ĐVT: Người
Thỏa thuận giữa các nước về chính sách xuất - nhập khẩu nông sản
Đánh giá mức độ ảnh hưởng Ảnh hưởng nhiều Ảnh hưởng Ít ảnh hưởng Cán bộ lãnh đạo 7 5 1 Cán bộ, công chức 10 24 6 Doanh nghiệp 7 5 3
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2019) Ảnh hưởng đến hoạt động QLNN về xuất khẩu nông sản bởi yếu tố thỏa thuận giữa các nước về chính sách - nhập khẩu nông sản, Có 7 Cán bộ lãnh đạo
tương đương với 53,8%; 10 cán bộ công chức và 7 Doanh nghiệp có đồng quan điểm đánh giá ảnh hưởng nhiều; 24 cán bộ công chức tương đương 60%, 5 Doanh nghiệp đánh giá có ảnh hưởng. Vẫn có 10 người trong đó 1 lãnh đạo, 6 công chức, 3 Doanh nghiệp đánh giá yếu tố này ít ảnh hưởng đến QLNN về xuất khẩu nông sản.