Công cụ quản lý tổng hợp

Một phần của tài liệu GT quan ly chat luong moi truong chinh sua (TS truong hoang dan) (Trang 30 - 34)

Chương 1 KHÁI NIỆM VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG

2.7 Công cụ quản lý tổng hợp

Trong thực tế, rất hiếm khi sử dụng riêng lẻ các công cụ kinh tế, công cụ giáo dục hay công cụ pháp lý để thục hiện các mục tiêu bảo vệ chất lượng mơi trường. Nói chung cơng cụ kinh tế bổ sung cho các qui định môi trường trực tiếp, để nâng cao khoảng thu nhập, nhằm tài trợ cho các hoạt động kiểm sốt ơ nhiễm hoặc các biện pháp bảo vệ môi trường khác, tạo ra sự kích thích để thực hiện quy định tốt hơn, và kích thích sự đổi mới kỹ thuật. Nói cách khác các cơng cụ kinh tế khơng thể thực hiện và thành cơng được nếu khơng có các quy định pháp luật. Chỉ riêng áp dụng công cụ kinh tế thì khơng đảm bảo được chất lượng mơi trường một cách chắc chắn. Vì vậy ở hầu hết các nước trên thế giới đều phải sử dụng kết hợp phương pháp kinh tế và phương pháp pháp lý trong quản lý môi trường. Như đã chỉ rõ ở hình 1, các phương pháp quản lý chất lượng mơi trường được áp dụng tại điểm đầu vào, xuyên suốt quá trình sản xuất và đến sự thải bỏ cuối cùng vào môi trường xung quanh.

Edited by Foxit Reader

Copyright(C) by Foxit Software Company,2005-2006 For Evaluation Only.

Hình 2 Sơ đồ sử dụng các cơng cụ tổng hợp

* Các ví dụ về công cụ quản lý tổng hợp trong một số ngành nghề: a) Công ty Phân lân Văn Điển áp dụng tổng hợp sáu giải pháp trong quản lý sản xuất đã thu được thành công rực rỡ cả về hai mặt lợi ích kinh tế và mơi trường.

Cải tiến kết cấu và kiểm soát chế độ vận hành lò đã đưa năng suất phân lân nung chảy từ 120.000 T/năm lên 400.000 T/năm, để đạt công suất này, trước kia Cơng ty phải vận hành 3 lị nay chỉ cần vận hành 1 lò); tăng hiệu suất chuyển hóa từ 90 - 95% lên 99%, giảm định mức tiêu hao nước từ 20m3/T sản phẩm xuống chỉ cịn 10m3/T sản phẩm, sự cố treo liệu hồn tồn được loại bỏ nên thờí gian dừng sản xuất để bảo dưỡng lò chỉ còn 7- 10 ngày/năm.

Thay đổi nguyên liệu thô và thành phần phối liệu đã hạ được nhiệt độ vận hành lò từ 1.400 - 1450oC x uống 1200 - 1250oC, tận dụng lại dược toàn bộ phế thải rắn, giảm định mức tiêu hao than và điện (220Kg than/T. sp).

Các tiêu chuẩn sản phẩm Các phí sản phẩm

Các phí hành chính, khác biệt về thuế Các hệ thống kí quỹ - hồn trả

Các tiêu chuẩn thải xả khí và nước

Đầu ra sản phẩm

Đầu vào Sản xuất, lắp rắp, phân phối sử dụng Xử lý chất thải ra thu gom Mơi trường khơng khí, nước, đất Các tiêu chuẩn sản phẩm. Các lệ phí sản phẩm Các tiêu chuẩn môi trường xung quanh -Các tiêu chuẩn sản phẩm

-Các tiêu chuẩn quy trình -Các loại giấy phép ĐTM -Các kiểm soát sử dụng đất và nước

-Thanh tra mơi trường -Các giấy phép có thể chuyển nhượng -Bảo hiểm trách nhiệm - Trợ cấp

-Phí khơng tn thủ -Cam kết thực hiện tốt -Quy trách nhiệm pháp lý

-Các tiêu chuẩn dựa vào công nghệ -Các tiêu chuẩn vận hành -Các loại giấy phép MT -Các kiểm sốt sử dụng đất và nước -Lệ phí người sử dụng -Các giấy phép có thể chuyển nhượng -Bảo hiểm trách nhiệm - Trợ cấp

-Phí khơng tn thủ -Cam kết thực hiện tốt -Quy trách nhiệm pháp lý -Đền bù thiệt hại

Chuyển dạng sản phẩm từ bột mịn sang hạt đã giảm tiêu hao điện năng từ 30 kWh xuống 3,5 kWh/T. sp.

Lọc và thu hồi bụi nghiền. Riêng lượng bụi sản phẩm nghiền thu hồi ở xyclon - thiết bị tách bụi - đã là 50 tấn/tháng. Chỉ sau 1 tháng hoạt động, phần tiết kiệm sản phẩm đã đủ hoàn vốn lắp đãt hệ thống xyclon xử lý bụi.

Các biện pháp quản lý nội vi: Tăng cường trách nhiệm vệ sinh công nghiệp của nhân viên của Công ty theo phương châm: khơng có thời gian rỗi, từng bộ phận phải đảm nhiệm trồng, chăm sóc hệ thống cây xanh tại từng khu vực đã góp phần giảm ơ nhiễm, cải thiện đáng kể môi trường làm việc, tạo được cảnh quan môi trường đẹp.

Tất cả các giải pháp được áp dụng đã giúp Công ty đạt hiệu quả sản xuất cao, thu nhập bình qn đạt 2.00.000 đ/tháng. Ơ nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất, một vấn đề đã từng nhức nhối, làm đau đầu các nhà quản lý đồng thời được giải quyết.

b) Nhà máy chế biến cao su Xuân Lập thuộc Công ty Cao su Đồng Nai đã thực hiện 34 giải pháp thuộc các công cụ kinh tế, công cụ giáo dục và công cụ pháp lý bước đầu cho kết quả khả quan: Định mức tiêu hao nước chung của Nhà máy giảm dần từ 16,5 m3/ tấn sản phẩm xuống 12,8 m3/ tấn, nên tải lượng ơ nhiễm có giảm; suất tiêu hao điện tại trạm xử lý nước thải giảm dần từ 26,5kwh/ tấn sản phẩm xuống còn 20 kwh/ tấn; chất lượng nước thải sau xử lý đạt yêu cầu ngoại trừ vi sinh. Nhờ đó, Nhà máy đã tiết kiệm được hơn 119 triệu đồng, lợi ích về mơi trường được cải thiện rõ rệt, giảm trung bình hơn 43.000 kw giờ điện, tương đương 21,6 tấn C02 phát thải gián tiếp ra môi trường; giảm 3.429 tấn dầu DO...

Dự án trên do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai cùng Trung tâm Nghiên cứu cơng nghệ hố dầu - Trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh thực hiện nhằm xây dựng và phổ biến quy trình quản lý tổng hợp cho ngành công nghiệp chế biến cao su thiên nhiên tại tỉnh Đồng Nai, tiến đến hỗ trợ khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng hệ thống ISO 14000. Với đặc thù của ngành sản xuất, chế biến cao su là sử dụng rất nhiều nước và hóa chất nên khí thải, nước thải thải ra thường gây ô nhiễm nghiêm trọng đến mơi trường. Vì vậy việc sử dụng cơng cụ quản lý tổng hợp ở nhà máy đặt trọng tâm vào việc giảm lượng nước đầu vào và hạn chế sử dụng hóa chất ở các khâu sản xuất.

Trong năm 2008, Nhà máy chế biến cao su Xuân Lập tiếp tục thực hiện 16 giải pháp, trong đó việc hồn chỉnh hệ thống cấp nước tự động, hệ thống rửa ngược, lắp đặt tôn chiếu sáng và quả cầu thơng gió cùng việc mở rộng xưởng kim và xây dựng hệ thống khử trùng sau xử lý và hồ chứa, phấn đấu tiết kiệm được hơn 414 triệu đồng. Các giải pháp thành công từ Nhà máy chế biến cao su Xuân Lập sẽ được áp dụng rộng rãi tại các đơn vị trong Công ty cao su Đồng Nai.

CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP

1. Các công cụ của Quản lý chất lượng môi trường là gì?

2. Liệt kê một số cơng cụ kinh tế trong quản lý mơi trường, trình bày cụ thể 2 trong số các cơng cụ đó

3. Công cụ ĐTM và các phương pháp thực hiện?

4. Thế nào là công cụ pháp luật và chính sách, ưu điểm của nó so với các công cụ khác?

5. Tại sao phải sử dụng công cụ quản lý tổng hợp?

ĐỊNH HƯỚNG THẢO LUẬN VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH

Sinh viên được chia thành các nhóm và thực hành theo chuyên đề liên quan về nội dung bài học. Các nhóm sẽ báo cáo và thảo luận chuyên đề trong buổi học tiếp theo.

Một số chuyên đề gợi ý cho các nhóm

1. Phân tích và đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của Công cụ kỹ thuật, khoa học công nghệ, cho ví dụ cụ thể.

2. Phân tích và đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của Công cụ kinh tế, cho ví dụ cụ thể.

3. Phân tích và đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của Công cụ giáo dục, cho ví dụ cụ thể.

4. Phân tích và đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của Công cụ đánh giá tác động mơi trường (ĐTM), cho ví dụ cụ thể.

5. Phân tích và đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của Công cụ Quan trắc môi trường và đánh giá chất lượng mơi trường, cho ví dụ cụ thể.

6. Phân tích và đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của Cơng cụ pháp luật và chính sách, cho ví dụ cụ thể.

7. Phân tích và đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của Công cụ quản lý tổng hợp, cho ví dụ cụ thể.

Một phần của tài liệu GT quan ly chat luong moi truong chinh sua (TS truong hoang dan) (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)