Nuôi trồng thủy sản

Một phần của tài liệu GT quan ly chat luong moi truong chinh sua (TS truong hoang dan) (Trang 55 - 56)

Chương 3 CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG

3.2 Các yếu tố liên quan đến hoạt động của con người

3.2.3 Nuôi trồng thủy sản

Ơ nhiễm mơi trường trong ao ni thủy sản: theo chi cục bảo vệ môi trường Tây Nam Bộ, các chất thải trong các ao nuôi thủy sản là bùn thải và nước thải. các chất này là do thức ăn dư thừa, thối rửa bị phân hủy, các chất tồn dư trong sử dụng hóa chất, thuốc kháng sinh, vôi,…tạo thành chất độc trong môi trường nước. Đặc biệt chất thải ao ni cơng nghiệp có chứa trên 45% nitơ và trên 22% chất hữu cơ khác vượt mức cho phép làm mất cân bằng sinh thái trong nuôi trồng thủy sản dẫn đến các đối tượng nuôi bị bệnh và chết.

Ô nhiễm hữu cơ và dinh dưỡng đang là mối quan tâm trước mắt. Nguyên nhân chính gây ơ nhiễm nghiêm trọng tại các khu vực nuôi trồng thủy sản là do chưa xử lý triệt để các chất ô nhiễm trong nước thải. Tại ĐBSCL chỉ riêng nghề nuôi tôm nước lợ đã thải ra 621.022 tấn BOD, 14.686 tấn Nitơ, 3.034 tấn phosphate. Trong khi đó với nghề ni cá tra: 1 tấn cá thải ra 0.9 tấn BOD và 1,5 tấn chất rắn. Hoạt động nuôi trồng thủy sản đã làm chất lượng môi trường suy giảm trầm trọng: DO suy giảm, BOD, COD, SS và các chất dinh dưỡng đã gia tăng đáng kể (Phan Thị Yến Nhi, 1998)

Ô nhiễm bùn thải: bùn thải được lấy định kỳ từ ao ni cá, có nhiều chất hữu cơ cũng như các vi khuẩn có từ chế phẩm vi sinh, thức ăn…Nhìn chung lượng thức ăn bổ sung vào các ao nuôi thủy sản rất lớn, càng về cuối vụ nuôi vật

có tổng đạm bình qn 2,68 – 5,33% mg/g và tỉ lệ thuận với vật chất hữu cơ trong bùn đáy ao. Theo Boyd, 1985 lân hòa tan trong nước chỉ chiếm 10 -20% tổng lân, phần lớn lân trong ao nuôi bị hấp thu bởi bùn đáy, ở các ao nuôi cá tra hàm lượng lân trong bùn đáy khá cao 13,2 – 16,6 mg/g và tỉ lệ nghịch với chất hữu cơ.

Một phần của tài liệu GT quan ly chat luong moi truong chinh sua (TS truong hoang dan) (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)