Các giải pháp quản lý chất lượng môi trường đất trên thế giớ

Một phần của tài liệu GT quan ly chat luong moi truong chinh sua (TS truong hoang dan) (Trang 112 - 116)

Chương 3 CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG

6.3 Các giải pháp quản lý chất lượng môi trường đất trên thế giớ

TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

6.3.1 Các giải pháp quản lý chất lượng môi trường đất trên thế giới

6.3.1.1 Hiện trạng chất lượng môi trường đất trên thế giới

Diện tích đất liền tồn cầu là 14.477 triệu ha, trong đó 11% là đất đang

canh tác (1.500 triệu ha), 24% làm đồng cỏ nuôi gia súc, 32% là diện tích rừng và

đất rừng, 32% cịn lại là đất dùng vào các mục đích khác (dân cư, đầm lầy, đất

ngập mặn,...) Thế giới có khoảng 3.200 triệu ha đất tiềm năng nông nghiệp và hiện đang canh tác trên khoảng gần 1/2, trong đó tỷ lệ đã sử dụng ở các khu vực là: Châu Á 92%, Mỹ LaTinh 15%, Châu Phi 21%, các nước phát triển 70%, đang phát triển 36%. Đất tiềm năng nông nghiệp chưa được đưa vào sử dụng do có

hoặc chua phèn, đất bạc màu,... Việc đưa các loại đất có vấn đề này vào khai thác nông nghiệp sẽ cho hiệu quả kinh tế thấp hơn, địi hỏi đầu tư ban đầu lớn hơn và có nguy cơ gây hệ quả sinh thái môi trường sâu sắc hơn. Cùng với sự gia tăng dân số, gia tăng mức sống, nhu cầu về đất nông nghiệp sẽ khơng ngừng tăng.

Trung bình mỗi năm, 95 triệu người mới sinh cần có thêm 5 triệu ha đất nơng nghiệp mới.

Năm 1995, bình quân đất tự nhiên thế giới là 3,23 ha/người, Châu Á 1,14 ha/người, bình quân đất nông nghiệp thế giới là 0,31 ha/người, Châu Á là 0,19ha/người. Theo các nhà khoa học, tối thiểu đất nơng nghiệp bình qn đầu người phải là 2.600 m2. Hậu thuẫn cho một nền nơng nghiệp hàng hóa ở Mỹ là bình qn đất nơng nghiệp 0,5 ha/người

Khoảng 2/3 diện tích đất nơng nghiệp trên thế giới đã bị suy thoái nghiêm trọng trong 50 năm qua do xói mịn rửa trơi, sa mạc hóa, chua hóa, mặn hóa thứ sinh, ơ nhiễm mơi trường, khủng hoảng hệ sinh thái đất. Khoảng 40% đất nông nghiệp đã bị suy thoái mạnh hoặc rất mạnh, 10% bị sa mạc hóa do biến động khí hậu bất lợi và khai thác sử dụng không hợp lý. Sa mạc Sahara mỗi năm mở rộng lấn mất 100.000 ha đất nông nghiệp và đồng cỏ. Thối hóa mơi trường đất có nguy cơ làm giảm 10 - 20% sản lượng lương thực thế giới trong 25 năm tới.

Tỷ trọng đóng góp gây thối đất trên thế giới như sau: mất rừng 30%, khai thác rừng quá mức (chặt cây cối làm củi,...) 7%, chăn thả gia súc quá mức 35%, canh tác nơng nghiệp khơng hợp lý 28%, cơng nghiệp hóa gây ơ nhiễm 1%. Vai trò của các ngun nhân gây thối hóa đất ở các châu lục khơng giống nhau: ở Châu Âu, Châu Á, Nam Mỹ mất rừng là nguyên nhân hàng đầu, châu Đại Dương và Châu Phi chăn thả gia súc quá mức có vai trị chính yếu nhất, Bắc và Trung Mỹ chủ yếu do hoạt động nơng nghiệp.

Xói mịn rửa trơi là một quá trình phức tạp, gây nên bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như: Mất lớp thực vật che phủ bề mặt thường xuyên, đặc biệt là mất rừng, tăng các tác động gây phong hóa bở rời, như nhiệt độ, mưa, hoạt động nhân sinh cày xới đất, canh tác khơng hợp lý,... tăng gió, mưa, dịng chảy trên

mặt đất.

Mỗi năm rửa trơi xói mịn chiếm 15% ngun nhân thối hóa đất, trong đó nước đóng góp 55,7% vai trị, gió đóng góp 28% vai trị, mất dinh dưỡng đóng

góp 12% vai trị. Trung bình đất đai trên thế giới bị xói mịn 1,8 - 3,4 tấn/ha/năm. Tổng lượng dinh dưỡng bị rửa trơi xói mịn hàng năm là 5,4 - 8,4 triệu tấn, tương

đương với khả năng sản sinh 30 - 50 triệu tấn lương thực.

Chua đất gây nên bởi rất nhiều nguyên nhân: 1- Do thực vật lấy dinh dưỡng K+, Ca2+, Mg2+, Na+ nên trong đất chỉ còn H+; 2- Do mưa nhiều nên ion kiềm và kiềm thổ OH- bị rửa trơi, cịn lại Al3+, Fe2+, H+; 3- Do có quá nhiều Al3+ và Fe2+ trong môi trường đất; 4- Do các chất hữu cơ bị phân giải trong môi trường yếm khí tạo ra nhiều axit hữu cơ. Đất nhiệt đới nói chung đều chua, pH = 4,5 - 5,5.

Đất chua phá vỡ cân bằng dinh dưỡng trong hệ thống đất – cây trồng, tăng độc tố

Mất cân bằng dinh dưỡng trong đất cịn xảy ra khi chu trình sinh địa hóa khơng được khép kín, do trồng liên tục một loại cây, do bón phân bổ sung khơng hợp lý,... Hoang mạc hóa là q trình tự nhiên và xã hội trường diễn phá vỡ cân bằng sinh thái đất, thảm thực vật, khơng khí và nước ở các vùng khô hạn và bán

ẩm ướt, dẫn đến giảm sút hoặc huỷ hoại hoàn toàn khả năng dinh dưỡng của của đất trồng, gia tăng cảnh hoang tàn. Khoảng 30% diện tích trái đất nằm trong vùng

khơ hạn và bán khơ hạn đang bị hoang mạc hóa đe doạ và hàng năm có khoảng 6 triệu ha đất bị hoang mạc hóa, mất khả năng canh tác do những hoạt động của con người.

6.3.1.2 Các giải pháp quản lý chất lượng môi trường đất trên thế giới

Một số giải pháp bảo vệ tài nguyên đất trên thế giới được thực hiện ở các quốc gia như sau:

 Chống xói mịn bằng cách kết hợp các biện pháp kỹ thuật như trồng rừng, cơ cấu cây trồng phù hợp, xen canh gối vụ, tạo lớp che phủ đất để giảm tác

động xung lực của hạt mưa, giảm độ dốc, độ dài sườn dốc bằng tạo vật cản,

mương hứng theo đường bình đồ để giảm mức độ hình thành và sức cơng phá

của dòng chảy lỏng.

 Bảo vệ và cải tạo đất bằng các giải pháp như: Khai thác đất hợp lý, theo

đúng các nguyên lý sinh thái học, dùng nhiều chất hữu cơ khép kín chu trình sinh địa hóa và ni hệ sinh thái đất, hạn chế sử dụng hóa chất, đặc biệt là chất độc;

Làm thuỷ lợi, làm đất đúng kỹ thuật, bón phân, canh tác hợp lý, cải tạo đất tăng

độ phì. Hạn chế tác động nhân tạo bất lợi lên các vùng đất có vấn đề. Cải tạo và

sử dụng hợp lý đất có vấn đề. Ứng xử hợp lý với chất thải để phịng chống ơ

nhiễm, suy thối đất. Giải quyết các vấn đề mơi trường tồn cầu, nhất là ơ nhiễm mơi trường nước, khơng khí và quản lý chất thải rắn,,...

 Có chiến lược ứng phó với các nguy cơ hoang mạc hóa đất đai, sử dụng hợp lý tài nguyên nước, có các giải pháp tối ưu giúp phịng tránh, giảm nhẹ, thích nghi, chung sống với thiên tai.

6.3.2 Các giải pháp quản lý chất lượng môi trường đất Việt Nam

6.3.2.1 Hiện trạng chất lượng môi trường đất Việt Nam

Diện tích Việt Nam là 33.168.855 ha, đứng thứ 59 trong hơn 200 nước trên thế giới. Theo Lê Văn Khoa, đất bằng ở Việt Nam có khoảng >7 triệu ha, đất dốc >25 triệu ha. >50% diện tích đất đồng bằng và gần 70% diện tích đất đồi núi là đất có vấn đề, đất xấu và có độ phì nhiêu thấp, trong đó đất bạc màu gần 3

triệu ha, đất trơ sỏi đá 5,76 triệu ha, đất mặn 0,91 triệu ha, đất dốc trên 25o gần 12,4 triệu ha.

Bình quân đất tự nhiên theo đầu người là 0,45 ha. Theo mục đích sử dụng năm 2000, đất nông nghiệp 9,35 triệu ha, lâm nghiệp 11,58 triệu ha, đất chưa sử dụng 10 triệu ha (30,45%), chuyên dùng 1,5 triệu ha. Đất tiềm năng nông nghiệp hiện cịn khoảng 4 triệu ha. Bình qn đất tự nhiên ở Việt Nam là 0,6 ha/người. Bình qn đất nơng nghiệp theo đầu người thấp và giảm rất nhanh theo thời gian,

năm 1940 có 0,2 ha, năm 1995 là 0,095 ha. Đây là một hạn chế rất lớn cho phát triển. Đầu tư và hiệu quả khai thác tài nguyên đất ở Việt Nam chưa cao, thể hiện

ở tỷ lệ đất thuỷ lợi hóa thấp, hiệu quả dùng đất thấp, chỉ đạt 1,6vụ/năm, năng suất

cây trồng thấp, riêng năng suất lúa, cà phê và ngô đã đạt mức trung bình thế giới. Suy thối tài ngun đất Việt Nam bao gồm nhiều vấn đề và do nhiều quá trình tự nhiên xã hội khác nhau đồng thời tác động. Những q trình thối hóa

đất nghiêm trọng ở Việt Nam là: 1- Xói mịn rửa trơi bạc màu do mất rừng, mưa

lớn, canh tác không hợp lý, chăn thả quá mức. Theo Trần Văn ý – Nguyễn Quang Mỹ (1999) >60% lãnh thổ Việt Nam chịu ảnh hưởng của xói mịn tiềm năng ở

mức >50tấn/ha/năm; 2- Chua hóa, mặn hóa, phèn hóa, hoang mạc hóa, cát bay,

đá lộ đầu, mất cân bằng dinh dưỡng,... Tỷ lệ bón phân N : P2O5 : K2O trung bình trên thế giới là 100 : 33 : 17, còn ở Việt Nam là 100 : 29 : 7, thiếu lân và Kali nghiêm trọng.

Việt Nam phấn đấu đến 2010 đất nông nghiệp sẽ đạt 10 triệu ha, trong đó có 4,2 - 4,3 triệu ha lúa, 2,8 - 3 triệu ha cây lâu năm, 0,7 triệu ha mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, đảm bảo cung ứng 48 - 55 triệu tấn lương thực (cả màu); Đất lâm nghiệp đạt 18,6 triệu ha (50% độ che phủ), trong đó có 6 triệu ha rừng phịng hộ, 3 triệu ha rừng đặc dụng, 9,7 triệu ha rừng sản xuất; Cảnh quan tự nhiên (chủ yếu là sông, suối, núi đá,...) còn 1,7 triệu ha.

6.3.2.2 Các giải pháp quản lý chất lượng môi trường đất Việt Nam

Là một quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới nên tài nguyên đất có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam. Vì vậy vấn đề này hiện nay rất được quan

tâm như trên thế giới, một số biện pháp quản lý tài nguyên đất đã được thực hiện

ở Việt Nam như:

 Quy hoạch sử dụng đất hợp lý. Ngoài quy hoạch tổng thể rất cần quy hoạch chi tiết có giá trị thực tiễn cao đến cấp xã, cần gắn liền quy hoạch sử dụng

đất với các ngành công nghiệp và dịch vụ như du lịch, chế biến nông sản, phát

triển ngành nghề thủ cơng mà thị trường địi hỏi.

 Thực hiện tốt việc giao đất, giao rừng cho các tổ chức hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước. Xác định rõ, công khai và tăng quyền sử dụng đất. Đây là khâu đột phá, là vấn đề trung

tâm then chốt và cũng là biện pháp về kinh tế, quản lý để bảo vệ và sử dụng có hiệu quả đất đai. Giao đất, giao rừng cần kết hợp chặt chẽ với quy hoạch sử dụng

đất trong vùng, nhất là quy hoạch vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến sau

thu hoạch.

 Tăng cường quản lý đất đai về số lượng và chất lượng, mà nòng cốt là quản lý tổng hợp với sự liên kết của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực theo phương châm “tiết kiệm đất”, đặc biệt đất cho xây dựng các cơng trình cơng cộng và nhà

ở. Dành đất tốt cho sản xuất nông nghiệp lâu dài.

phạm vi vĩ mơ (tồn quốc) và vi mô (từng vùng đặc thù). Cần thiết có những chương trình nghiên cứu tổng hợp dài hạn về bảo vệ và nâng cao độ phì nhiêu

đất, kết hợp giữa chuyển giao công nghệ tiên tiến với các tri thức bản địa, đảm

bảo sử dụng đất bền vững, thích hợp cho từng vùng với điều kiện khai thác khí hậu và kỹ thuật canh tác khác nhau.

 Phát triển mạnh thị trường về quyền sử dụng đất. Đồng thời tăng cường quản lý thị trường bất động sản. Nghiêm chỉnh thi hành Luật Đất đai, kết hợp với các biện pháp chính sách, nhằm khuyến khích việc quản lý, sử dụng đất đúng

mục đích. Kiên quyết thu hồi lại đất từ các trường hợp sử dụng đất sai mục đích.

Một phần của tài liệu GT quan ly chat luong moi truong chinh sua (TS truong hoang dan) (Trang 112 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)