Ảnh hưởng của đô thị hóa tới môi trường

Một phần của tài liệu GT quan ly chat luong moi truong chinh sua (TS truong hoang dan) (Trang 59 - 63)

Chương 3 CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG

3.2 Các yếu tố liên quan đến hoạt động của con người

3.2.6 Ảnh hưởng của đô thị hóa tới môi trường

Từ những thay đổi về chuyển dịch cơ cấu, tác động kinh tế của vùng, hay tạo ra những việc làm thu hút người lao động… đã gây ra những ảnh hưởng khơng nhỏ đến mơi trường. Do đó dưới tác động của đơ thị hóa mơi trường đơ thị phải chịu nhiều áp lực về mặt thay đổi sinh thái cảnh quan cũng như gia tăng các vấn đề ơ nhiễm.

+ Tình trạng bê tơng hóa bề mặt đã tạo nên các mặt không thấm dẫn đến việc giảm và ngăn cản tốc độ thấm của lớp bề mặt, làm cạn nguồn bổ sung nước dưới đất, tăng dòng chảy tràn khiến ngập lụt thường xuyên xảy ra trong thành phố sau những cơn mưa lớn.

Việc gia tăng hấp thu nhiệt của các vật liệu xây dựng khiến cho thành phố trở nên càng oi bức và ngột ngạt ảnh hưởng đến sức khỏe của dân cư. Theo dõi và quản lý sự phát triển đô thị luôn luôn là vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý và quy hoạch làm sao cho đô thị phát triển theo hướng bền vững, bảo đảm an sinh cho cư dân đơ thị. Đơ thị đóng vai trị quan trọng trong tăng trưởng kinh tế, song q trình đơ thị hóa nhanh chóng cũng đặt ra rất nhiều thách thức, trong đó có vấn đề về mơi trường.

Cùng với q trình đơ thị hóa, phương tiện giao thông cơ giới ở nước ta tăng lên rất nhanh. Giao thông vận tải đã trở thành một nguồn gây ơ nhiễm chính đối với mơi trường khơng khí ở đơ thị, nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng. Theo đánh giá của các chuyên gia mơi trường, ơ nhiễm khơng khí ở đơ thị do giao thông vận tải gây ra chiếm tỷ lệ khoảng 70%.

Tình trạng quá tải về dân số ở các đô thị khiến chúng ta không khỏi lo ngại. Kết quả sơ bộ điều tra dân số và nhà ở tồn quốc vừa qua cho thấy, hầu hết các đơ thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phịng, Cần Thơ, Bình Dương, Biên Hịa... đều có mức tăng dân số rất cao trong 5 năm vừa qua cùng với sự gia tăng về công nghiệp và dịch vụ. Tính bình qn cả nước, số dân cư đô thị đã xấp xỉ 25%

Nhưng 25% không phải là cao với các nước phát triển. Theo LHQ, mức tập trung dân cư ở đô thị có thể lên đến 45% và đây sẽ là tỷ lệ phổ biến ở châu Âu, Bắc Mỹ và một số quốc gia khác trong vài chục năm tới. Theo quan niệm này, tình trạng tăng dân cư đơ thị ở nước ta khơng nằm ngồi qui luật chung và đang trong giới hạn có thể chấp nhận được. Nhưng vì sao, tỷ lệ tập trung dân vào đơ thị chưa nhiều nhưng sự quá tải lại sớm rõ nét như vậy cả về công ăn việc làm, nhà ở, dịch vụ công cộng, môi trường, giao thông...Sự quá tải đó đã ảnh hưởng xấu đối với tâm lý người dân và trở ngại khơng ít đến cơng tác quản lý đô thị hiện nay. Theo chúng tôi, chủ yếu do công tác qui hoạch đô thị bị buông lỏng

Trước hết là tình trạng qui hoạch manh mún, chật chội, thiếu không gian cho một đô thị hiện đại. Trong khi khá nhiều khu phố ở nước ta đã được người Pháp thiết kế cách đây gần 100 năm nhưng đến nay vẫn chưa lạc hậu về không gian kiến trúc, cây xanh, giao thơng thì ngay những khu phố mới qui hoạch ở vùng mở rộng của khá nhiều đô thị hiện nay đã thể hiện đường quá hẹp, khơng có chỗ cho vườn và cây xanh, diện tích nhà chật hẹp, phá vỡ cảnh quan đô thị. Tuổi thọ của qui hoạch thường ngắn, vừa hình thành đã bộc lộ bất hợp lý do thiếu tầm nhìn xa, cái khó bó cái khơn.

Tình trạng co cụm quanh trung tâm do những khó khăn tạm thời về giao thông, dịch vụ càng tăng thêm sự quá tải. Đối với nhiều quốc gia khác, do hạ tầng tốt, người dân đơ thị có xu hướng ly tâm, thích ở ngoại ơ. Một số đơ thị được qui hoạch với nhiều thành phố vệ tinh; nông thôn được đơ thị hóa nên tiếng dân cư thành phố nhiều nhưng mật độ lại khơng cao. Cịn ở Việt Nam thì ngược lại, càng gần trung tâm thành phố càng thích ở, nhà cửa càng có giá do vậy không chỉ người dân mà cơ quan, trường học, khách sạn đều khơng muốn rời ra xa. Tính trung bình, một cơ quan, trường học, khách sạn hay doanh nghiệp lớn có khoảng 50 xe ơ tơ, 100 xe máy phục vụ thì Hà Nội hiện nay đã có hàng nghìn ơ tơ, hàng vạn xe máy mỗi ngày đổ về nội thành. Vậy chỉ cần đưa vài chục đơn vị như thế ra vành đai ngoài, vấn đề giao thông sẽ được giảm tải rất nhiều.

+ Tác động mơi trường đối với q trình đơ thị hóa là vấn đề hết sức phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực: Hoạt động của đô thị, chuyển đổi sử dụng đất trong quá trình xây dựng và phát triển đô thị; hoạt động giao thông vận tải và dân sinh, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thương mại, phát triển năng lượng nhiệt điện… với các vấn đề hết sức khó khăn về ơ nhiễm từ các nguồn rác thải, nước thải, khí thải từ các hoạt động của q trình đơ thị hóa gây ra.

+ Q trình đơ thị hóa ln kéo theo sự bùng nổ về dân số và sự phát triển không gian tại các đô thị nhanh hơn sự phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị; lưu lượng xe lưu thông nhanh, khả năng quản lý xây dựng và cải tạo đô thị chưa tăng kịp đà phát triển dẫn tới các nguồn gây ơ nhiễm khơng khí chưa được kiểm soát cũng gia tăng rất nhanh, tạo áp lực làm biến đổi chất lượng khơng khí chưa được kiểm soát cũng gia tăng nhanh, biến đổi chất lượng khơng khí theo chiều hướng khơng tốt, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và tác động đến sức khỏe con người. Q trình đơ thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ tại các đô thị lớn của Việt Nam, đặc biệt là tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Mật độ xe của 2 thành phố này là khoảng 2-3 người/xe. Với tình trạng phương tiện cũ, quá niên hạn sử dụng vẫn lưu hành dẫn đến tình trạng khói, bụi thải gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ô nhiễm môi trường đã tác động rất lớn đến sức khỏe của con người, có thể gây ra ảnh hưởng ngay tại thời điểm đó hoặc về lâu dài sau một thời gian tích tụ. Theo khảo sát của nhóm thực hiện dự án của Cục Y tế GTVT, chỉ tính riêng những bệnh hơ hấp mà con người thường mắc phải khi chịu ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường như: viêm mũi, viêm họng, ho khan,… đã làm cho mỗi người dân ở 2 thành phố này phải chịu phí tổn điều trị khoảng 1- 1,2 triệu đồng/người/năm.

Theo công bố mới nhất của Bộ Tài Nguyên và Mơi trường về chất lượng khơng khí tại các đơ thị của nước ta, chất lượng khơng khí của các đô thị Việt Nam đang suy giảm, nhiều nơi vấn đề ô nhiễm bụi đã ở mức báo động. Một khảo sát do Cục Bảo vệ Môi trường thực hiện năm 2007 tại hai tỉnh Phú Thọ và Nam Định cho thấy ước tính, mỗi năm, mỗi người dân phải chi khoảng 295.000 đồng để khám và chữa các bệnh có ngun nhân trực tiếp từ ơ nhiễm mơi trường khơng khí.

Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, trong một phần tư thế kỷ tới, tăng dân số hầu như sẽ chỉ diễn ra ở các thành phố, mà phần lớn thuộc các nước kém phát triển. Đến năm 2030, hơn 60% dân số thế giới sống ở các đơ thị. Đơ thị hóa nhanh đang bộc lộ những thách thức sâu sắc, từ đói nghèo và thất nghiệp cho đến tội phạm và ma tuý.

Hình 8 Q trình đơ thị hóa và các vấn đề môi trường (Ảnh tư liệu, 2007)

Tại Việt Nam, q trình đơ thị hóa cũng tn theo quy luật của thế giới. Năm 1990, cả nước mới có khoảng 500 đô thị lớn nhỏ, đến năm 2000 đã tăng lên 649 và năm 2003 là 656 đô thị. Tỷ lệ dân số đô thị hiện nay dưới 40%, theo quy hoạch phát triển đến năm 2010, tỷ lệ đó sẽ đạt 56-60%, đến năm 2020 là 80%. Tác động của đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa gây ơ nhiễm mơi trường khơng những trong đất liền mà cịn tác động mạnh tới môi trường ven biển.

CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP

1. Cho biết các hoạt động cơng nghiệp, nơng nghiệp, ni trồng thủy sản có ảnh hưởng gì đến mơi trường?

2. Cho biết các hoạt động xây dựng, giao thông vận tải, du lịch, đơ thị hóa có ảnh hưởng gì đến mơi trường?

3. Biến đổi khí hậu tác động đến mơi trường như thế nào? 4. Biến đổi khí hậu tác động đến con người như thế nào?

5. Cho biết một số hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu trên thế giới và Việt Nam

ĐỊNH HƯỚNG THẢO LUẬN VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH

Sinh viên được chia thành các nhóm và thực hành theo chuyên đề liên quan về nội dung bài học. Các nhóm sẽ báo cáo và thảo luận chuyên đề trong buổi học tiếp theo.

Một số chuyên đề gợi ý cho các nhóm

1. Phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất thủy sản và đề xuất giải pháp thích nghi

2. Phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nơng nghiệp và đề xuất giải pháp thích nghi

3. Phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến cơ sở hạ tầng đô thị, nơng thơn và đề xuất giải pháp thích nghi

4. Phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế người dân và đề xuất giải pháp thích nghi

5. Phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến sức khỏe cộng đồng và đề xuất giải pháp thích nghi

6. Phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến thương mại, dịch vụ và đề xuất giải pháp thích nghi

Chương 4

ỨNG DỤNG CƠNG NGHỆ GĨP PHẦN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu GT quan ly chat luong moi truong chinh sua (TS truong hoang dan) (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)