Các giải pháp quản lý chất lượng môi trường nướ cở Việt Nam

Một phần của tài liệu GT quan ly chat luong moi truong chinh sua (TS truong hoang dan) (Trang 109 - 112)

Chương 3 CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG

6.2 Các giải pháp quản lý chất lượng môi trường nước trên thế giớ

6.2.2 Các giải pháp quản lý chất lượng môi trường nướ cở Việt Nam

6.2.2.1 Hiện trạng chất lượng môi trường nước ở Viêt Nam

Tài nguyên nước của Việt Nam khá lớn (khoảng 2.360 con sơng có chiều dài lớn hơn 10km): lượng nước mặt sản sinh nội lãnh thổ là 32,5 tỷ m3 /năm, nếu kể cả lượng nước chảy từ các quốc gia lân cận vào đạt 889 tỷ m3/năm, trữ lượng tiềm năng nước dưới đất là 48 tỷ m3/năm. Tuy nhiên, do nhu cầu nước của Việt Nam tăng mạnh từ 79,61 tỷ m3/năm vào năm 2000, có thể lên đến vài trăm tỷ m3/năm vào những thập niên đầu của thế kỷ XXI, và nguy cơ thiếu nước biểu hiện ở nhiều vùng như Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, kể cả châu thổ sông Hồng. Các kết quả nghiên cứu gần đây ở Việt Nam dự báo, tổng lượng nước mặt của nước ta vào năm 2025 chỉ bằng khoảng 96%. Đến năm 2070 xuống còn khoảng 90% và năm 2100 chỉ còn khoảng 86% so với hiện nay. Trước đây, Việt Nam được xếp là quốc gia có nguồn tài nguyên nước trung bình trên thế giới, mức bình quân đầu người khoảng 11.000 m3/năm. Nhưng hiện nay, Lượng nước mặt bình quân đầu người ở nước ta đạt khoảng 3.840 m3/người/năm.Theo chỉ tiêu đánh giá của Hội Tài nguyên nước quốc tế (IWRA), quốc gia nào có lượng nước bình qn đầu người dưới 4.000 m3/người/năm là quốc gia thiếu nước. Như vậy, ở thời điểm hiện nay nước ta đã thuộc số các quốc gia thiếu

nước. Mặt khác, tình trạng khai thác nước thiếu quy hoạch, lãng phí và gây ơ nhiễm nguồn nước đang là những vấn đề bức xúc. Theo đánh giá của các nhà

nghiên cứu, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao không đi đôi với làm tốt công tác bảo vệ môi trường đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới tài ngun nước ở nước ta. Tình trạng ơ nhiễm nguồn nước mặt ngày càng tăng cả về mức độ và quy mô.

Nguồn nước dưới đất ở nhiều đô thị, một số khu vực đồng bằng đã có biểu hiện ơ nhiễm do các chất hữu cơ khó phân hủy và hàm lượng vi khuẩn cao.Theo kết quả

trước đến nay cho thấy, nguồn tài nguyên nước dưới đất ở nhiều khu vực đã và

đang có dấu hiệu bị ô nhiễm, nhiễm mặn do nước biển. Mực nước của các tầng

chứa nước khai thác bị hạ thấp liên tục theo thời gian, điển hình như ở Hà Nội,

mực nước tầng chứa nước Pleistoxen hạ thấp với biên độ 0,4m/năm; Thành phố Hồ Chí Minh là 0,6m/năm; Cà Mau là 1,0m/năm…

Hiện tượng xâm nhập mặn (nhiễm mặn) nước ngầm khá phổ biến ở các

vùng ven biển Việt Nam, ở nhiều cơng trình khai thác nước ở các vùng ven biển như Quảng Ninh, Hải Phịng, Thái Bình, Thanh Hố, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Phan Rang, Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Bến Tre, Cà Mau, Kiên Giang,... Nguồn nước Việt Nam bị nghi ngờ nhiễm các chất độc hại như thạch tín, chất có trong các lớp lắng cặn tự nhiên (Ở một số nơi, nhiều người đã bị nhiễm độc thạch tín ở các mức độ khác nhau khi sử dụng nước ngầm làm nước uống thay vì nước bề mặt. Chất độc hại này khiến con người bị nhiễm các căn bệnh như: tổn thương ngồi da, ung thư da và hình thành các khối u bên trong cơ thể, các bệnh mãn tính khác liên quan đến phổi và hệ tuần hoàn, các bệnh rối loạn phát triển thần kinh ở trẻ.)

Sau 3 năm thực hiện Chiến lược Quốc gia về Bảo vệ Môi trường đến năm 2010, Bộ Tài ngun và Mơi trường nhận định, tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường vẫn xảy ra một cách phổ biến, thường xuyên trên nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh dịch vụ với tính chất và mức độ ngày càng nguy hiểm. Dự tính đến năm 2035, nếu vẫn sử dụng nước lãng phí như hiện nay, bình quân mỗi người dân ở nước ta chỉ được 2.700 m3 nước/năm, thấp hơn lượng nước bình quân do tổ chức Tài nguyên Nước toàn cầu đưa ra.

Như vậy, nước bị thất thoát rất nghiêm trọng, chỉ khoảng 55% lượng nước khai thác được sử dụng một cách thực sự, 45% còn lại bị thất thốt, rị rỉ trong các hệ thống phân phối hoặc bị bay hơi trong tưới tiêu...

Việc sử dụng nước để tưới cây chiếm tỷ lệ cao nhất (82% tổng nhu cầu về nước), tỷ lệ này sẽ còn tăng thêm 17% trong 20 năm tới, tiếp đến là dùng trong nuôi trồng thủy sản (11%), sản xuất công nghiệp (5%) và nước sinh hoạt (3%). Tuy nông nghiệp là ngành sử dụng nước nhiều nhất nhưng giá trị kinh tế của 1m3 nước lại thấp nhất. Ngành công nghiệp sử dụng ít nước lại tác động lớn nhất đến chất lượng nước, chế độ dòng chảy. Các dòng xả nước thải gây ô nhiễm môi

trường nước mặt, nước ngầm, gây ô nhiễm đất.

Như vậy, Việt Nam sẽ gặp phải rất nhiều thách thức về tài nguyên nước trong tương lai gần nên công tác quản lý Nhà nước đối với nguồn tài nguyên quý báu này cần phải được tăng cường ở tất cả các cấp ngay từ bây giờ trước khi quá muộn. Tất cả mọi người cần chú ý sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn nước

6.2.2.2 Các giải pháp quản lý chất lượng môi trường nước ở Việt Nam

Trước tình trạng nguồn tài nguyên nước bị suy giảm như hiện nay. Nhà nước đã đưa ra các biện pháp bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả

nguồn nước:

 Đưa ra chính sách về nguồn tài nguyên vô cùng thiết yếu này, đánh giá đúng mức giá trị của nước.

 Chính phủ đã thực hiện chiến lược phát triển có hiệu quả và bền vững nhằm khai thác và sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước;

 Thực thi Luật Tài nguyên nước; cần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật có liên quan về xử lý tội phạm về gây ơ nhiễm, thất thốt, hủy hoại tài nguyên nước; khắc phục tồn tại của hệ thống pháp luật hiện hành; tăng cường

đầu tư hệ thống và bộ máy bảo vệ tài nguyên nước; xã hội hóa, nâng cao nhận

thức của người dân về tài nguyên nước… trong đó, đặc biệt nâng cao vai trị của các cơ quan dân cử, đại diện là Quốc hội.

 Phê chuẩn chiến lược quốc gia về tài nguyên nước; xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu; Chương trình về nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ và sử dụng tổng hợp tài nguyên nước, bảo đảm

phát triển bền vững.

 Mở rộng hợp tác quốc tế trong cơng tác quản lý tài ngun nước.  Hồn thiện khung tổ chức, nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan chuyên môn liên quan đến lĩnh vực quản lý tài nguyên nước. Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương xây dựng hệ thống quy hoạch tổng thể trong việc đánh giá, bảo vệ, khai thác và sử dụng nước, tiến tới hoàn chỉnh quy hoạch các lưu vực sông

 Đánh giá việc sử dụng nước theo bộ chỉ tiêu gồm 58 chỉ số. (Bộ Tài

ngun và Mơi trường đã trình Bản báo cáo các chỉ số tài nguyên nước và một số vấn đề chủ yếu trên các lưu vực sông. Cụ thể, các chuyên gia đã đưa ra

khoảng 58 chỉ số đánh giá làm cơ sở khoa học cho việc bảo vệ, khai thác, sử

dụng hợp lý, hiệu quả nguồn nước cũng như phòng chống tác hại do nước gây ra như chỉ số tổng tài nguyên nước, mức độ khai thác trung bình hàng năm,

phân bổ nước dưới đất ở các vùng, dung tích trữ nước trong các hồ chứa, lượng nước mặt và nước dưới đất, giá trị sử dụng nước trong các lĩnh vực công, nông, thủy sản,… Đây là bộ chỉ số đầu tiên của Việt Nam tương đối đầy đủ, đồng đều về ngành nước, nhằm tăng cường quản lý nguồn tài nguyên này, giảm đói

nghèo và phát triển quốc gia. Dự án đã tiến hành đánh giá các hoạt động và hiện trạng ngành nước; đưa ra các chính sách, pháp luật và khung thể chế trong quản lý tài nguyên nước hướng tới quản lý tổng hợp tài nguyên nước và quan hệ giữa quản lý tài nguyên nước với các mục tiêu chính sách quốc gia. Trước khi có bộ chỉ số này, các nhà quản lý vẫn chưa xác định được hết mức độ nghiêm trọng

 Trước vấn đề ô nhiễm môi trường nước mặt như hiện nay, rất cần có

sự quan tâm phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành trong cơng tác quản lý mơi trường; ngồi ra cần nâng cao ý thức chấp hành bảo vệ môi trường cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình và tăng cường kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư các khu, cụm công nghiệp đẩy nhanh tiến độ xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải công nghiệp để mơi trường nói chung và mơi trường nước mặt của

tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng tránh được nguy cơ suy thối, ơ nhiễm.

 Phát triển công nghệ, kỹ thuật môi trường: đưa ra các giải pháp kỹ

thuật, công nghệ tiên tiến, sử dụng vật liệu sạch, công nghệ sản xuất sạch hơn, công nghệ xử lý cuối đường ống,... để phòng ngừa, khống chế, giảm thiểu và xử lý chất thải, hạn chế các khả năng gây ô nhiễm môi trường. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ môi trường, đào tạo cán bộ, chuyên gia về

lĩnh vực bảo vệ môi trường.

 Có chính sách ưu đãi đầu tư, hỗ trợ và khuyến khích các cấp, các

ngành, các thành phần kinh tế tham gia công tác môi trường khu công nghiệp.  Xây dựng các kế hoạch dài hạn phòng ngừa và xử lý sự cố ô nhiễm môi trường.

 Tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế về lĩnh vực môi trường.  Các biện pháp tuyên truyền giáo dục cộng đồng,...

Đại diện Cục Quản lý tài nguyên nước cho biết, với kinh phí hơn 3.000 tỷ đồng, Chương trình mục tiêu quốc gia về nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ và sử

dụng tổng hợp tài nguyên nước, bảo đảm phát triển bền vững, thích ứng với biến

đổi khí hậu và nước biển dâng sẽ được thực hiện từ 2010-2020 nhằm bảo đảm an

ninh về nguồn nước sử dụng cho trước mắt và lâu dài, quản lý, khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước một cách tổng hợp, toàn diện, bền vững và hiệu quả cao nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Một phần của tài liệu GT quan ly chat luong moi truong chinh sua (TS truong hoang dan) (Trang 109 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)