3.2.1 Ảnh hưởng của hoạt động công nghiệp
Các đô thị và khu công nghiệp là những khu vực đi đầu trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Trong hơn nửa thập kỷ qua đô thị và công nghiệp phát triển tương đối mạnh, từ năm 1990 cả nước chỉ có 500 đô thị lớn nhỏ đến năm 2003 đã có 656 đô thị. Năm 2003 cả nước đã có 86 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích 18.536 ha, tập trung chủ yếu vùng Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Hồng và vùng ven biển miền Trung, nhưng chỉ có ¼ trong sốđó có hệ thống xử lý nước thải tập trung, còn lại các doanh nghiệp tự xử lý đêu chưa đạt tiêu chuẩn qui định dẫn đến tình trạng ô nhiễm nước ngày càng trầm trọng. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mặt thường rất cao: các chất rắn lơ lửng, nhu cầu oxy sinh hóa, nhu cầu oxy hóa học, Nitrate… đều vượt tiêu chuẩn cho phép từ 2 đến 5 lần, thậm chí tới 10 – 20 lần. Ngoài ra còn có ô nhiễm các chất hữu cơ, kim loại nặng,… (Lê Xuân Hồng, 2006). Theo số liệu thống kê của cục bảo vệ môi trường năm 2009, chỉ có khoảng 43% các khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Hình 5 Ước tính tổng lượng nước thải của khu công nghiệp 6 vùng kinh tế
(Nguồn: Cục Bảo vệ môi trường, 2009)
Chất thải công nghiệp thải ra từ quá trình sản xuất gây ra ô nhiễm môi trường. Chất thải này bao gồm cả 3 dạng rắn, lỏng và khí có chứa các hợp chất gây nguy hại đến môi trường và sức khỏe của con người.
Ô nhiễm môi trường không khí ở khu vực đô thị và khu công nghiệp ngày càng tăng. Mức độ ô nhiễm bụi ở hầu hết các đô thịđều vượt tiêu chuẩn cho phép 2 lần, có nơi lên tới 10 lần. Ngoài ra khói nhà máy chưa khử khí độc hoặc chưa đúng tiêu chuẩn kỹ thuật làm tăng mức độ ô nhiễm không khí. Các khí thải ô nhiễm phát sinh từ các nhà máy, xí nghiệp chủ yếu do hai nguồn: quá trình đốt nhiên liệu tạo năng lượng cho hoạt động sản xuất (nguồn điểm) và sự rò rỉ chất ô nhiễm từ quá trình sản xuất. Mỗi ngành sản xuất sẽ phát sinh các loại khí thải đặc trưng khác nhau:
Bảng 2 Phân loại từng nhóm ngành sản xuất có khả năng gây ô nhiễm
(Báo cáo Hiện trạng Môi trường Quốc gia 2009)
Các nguồn gây ô nhiễm không khí ở các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất là bụi, SOx, CO, NOx,….Trung tâm công nghệ môi trường, 2009 đã ước tính tải lượng ô nhiễm không khí ở 4 vùng kinh tế trọng điểm năm 2009 như sau:
Bảng 3 Ước tính tải lượng các chất ô nhiễm không khí từ các khu công nghiệp năm 2009.
(Báo cáo Hiện trạng Môi trường Quốc gia 2009)
3.2.2 Ảnh hưởng của hoạt động nông nghiệp
Trong những năm gần đây, nền nông nghiệp nước ta có những bước phát triển vượt bậc. Cùng với nền nông nghiệp phát triển vượt bậc, lượng thuốc bảo vệ thục vật, phân bón được sử dụng ngày càng nhiều. Ngoài hiệu quả mang lại vấn đề này cũng có mặt trái là ảnh hưởng đến việc phá vỡ tính cân bằng của hệ sinh thái, gây hại đến môi trường và cả sức khỏe của người sử dụng nông sản có dùng những hóa chất này. Theo Lê Huy Bá và Lâm Minh Triết (2000), lượng thuốc sử dụng vào năm 1997 cao gấp 3 lần năm 1991. Khi môi trường chứa đựng quá nhiều dư lượng hóa chất không mong đợi này, tính cân bằng tự nhiên bị phá vỡ gây nên sự ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí.
Ô nhiễm môi trường đất
Việc bón phân hóa học đã làm tăng đáng kể năng suất cây trồng nhưng việc bón phân không hợp lý dễ gây ô nhiêm môi trường. Mặt dù lượng phân hóa học bón cho đất rất lớn nhưng hệ số sử dụng phân thật sự cần cho đất trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng chỉđạt 30 – 50% cho phân đạm, 20 – 30% cho phân lân. Riêng với lân khi hàm lượng lân cao sẽ gây chua cho đất vì trong lân có chứa khoảng 5% acid tự do làm chua đất và hệ số sử dụng phân Kali là 40 - 60% (Phạm Văn Lầm, 1997). Các lượng phân đạm trong đất nếu không được cây trồng sử dụng hết sẽ dễ bị axít hóa thành axít nitrit gây chua hóa đất.
Ô nhiễm môi trường nước
Khi thuốc BVTV được phun xuống, nó luôn không tồn tại ngay đó mà chảy theo nhiều hướng khác nhau. Thuốc BVTV, đầu tiên, sẽ tồn tại ở cây trồng, sinh vật gây hại hay một số sinh vật khác. Một phần bốc thoát thành hơi, phần nhỏ bị cuốn trôi khi đọng trên bề mặt lá, chảy tràn, thuốc còn có thể bị phân hủy dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời và các hợp chất hóa học khác. Do tác động của nước tự nhiên và nước tưới, dư lượng thuốc BVTV có thể bị cuốn trôi từ những cánh đồng có phun thuốc đến ao hồ, sông suối. Thuốc BVTV trên mặt đất có thể bị lắng trôi xuống mạch nước ngầm khi mạch nước ngầm ở gần mặt đất, thuốc được dùng với liều lượng cao lặp đi lặp lại nhiều lần hoặc có những cơn mưa lớn sau đợt phun thuốc. Từ mạch nước ngầm, dư lượng thuốc sẽ vào sông, hồ. Thuốc BVTV còn được phun vào ruộng lúa nước để trừ cỏ, trư sâu bệnh, phun vào ao hồđể trừ bèo rong. Từ sông suối thuốc BVTV sẽđổ ra biển. Sự tồn tại của dư lượng thuốc BVTV trong ao hồ đã gây ra nhiều tác hại cho động vật thủy sinh. Khi môi trường nước tồn lưu hóa chất chắc chắn sẽ gây độc cho chúng động vật nổi sẽ chết, các loài cá sẽ thiếu thức ăn và bản thân chúng cũng gặp nguy hiểm, các loài lưỡng cư, giáp xác cũng bị ảnh hưởng tương tự. (Trương Hoàng Đan, 2010)
Ô nhiễm môi trường không khí
Theo Lê Tuyết Minh, 2005 các hoạt động nông nghiệp cũng gây ô nhiễm không khí như:
Đốt đồng sẽ thải vào môi trường không khí rất nhiều khí thải như CO, CO2,… và bụi
Việc sử dụng các loại nông dược: thuốc trừ sâu, phân bón với hàm lượng lớn hoặc không đúng qui cách, phun thuốc trừ sâu ở diện rộng đã đưa vào môi trường nhiều loại khí độc hại. Nhiều loại thuốc có khả năng bay hơi vào không khí, nhất là trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, qua không khí thuốc có thể chuyển đến những vùng rất xa gây ô nhiễm trên phạm vi rộng.
Việc canh tác lúa nước sẽ thải một lượng lớn CH4 góp phần gia tăng hiệu ứng khí nhà kính.
Nghiên cứu về khả năng phát thải khí NH3 trên đất phù sa trồng lúa của Nguyễn Trọng Luân, 2008 cho thấy lượng NH3 phát thải một lượng 10,71 kgN/ha trong vụ đông xuân. Sự phát thải này gây phú dưỡng hóa nước mặt và làm giảm Nitrate nước ngầm, là tác nhân gây viêm phổi và những vấn đề về đường hô hấp.
Nhìn chung nguồn gây ô nhiễm không khí từ hoạt động nông nghiệp ở nước ta chưa đến mức nghiêm trọng.
Ngoài ra trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp, hoạt động chăn nuôi cũng có ảnh hưởng đến môi trường:
Ô nhiễm nước mặt: Theo Lê Hoàng Việt, 1998 chất thải gia súc là chất hữu cơ, việc thải các chất thải chưa được xử lý sẽ gây nên sự mất cân bằng về mặt sinh học. Khi lượng chất thải hữu cơ lên cao thì vi khuẩn cần nhiều oxy hơn cho quá trình oxy hóa và tổng hợp của chúng, đưa đến việc suy giảm oxy hòa tan trong các nguồn nước gây nguy hại cho các thủy sinh vật, mất vẽ mỹ quan và chất lượng môi trường sống ở khu vực xung quanh sẽ bị suy giảm.
Ô nhiễm nước mặt do chất thải gia súc bao gồm hiện tượng phú dưỡng, sự phú dưỡng gắn liền với sự phát triển của một loài sinh vật có hại mang tên
Pfiesteria piscicida có khả năng giết chết cá hàng loạt và gây bệnh cho người (Phan Thị Giác Tâm, 2001)
Ô nhiễm môi trường đất: đất bón nhiều phân gia súc sẽ chứa nhiều đạm, lân, khi có mưa sẽ dễ bị ngấm qua đất vào nước ngầm dạng nitrat, ngoài ra còn có thể chảy tràn qua mặt đất ra sông làm ô nhiễm nước mặt (Phan Thị Giác Tâm, 2001)
Ô nhiễm không khí: Theo Ger De Lange, 2001 việc sinh khí NH3, SO2 và NOx từ quá trình phân hủy chất thải chăn nuôi đưa đến trận mưa axít. Có rất nhiều hợp chất mùi được thải ra từ chăn nuôi, theo các nhà khoa học Nhật Bản thì có khoảng 9 hợp chất mùi gần nhất với các chất thải chăn nuôi là: amonia, mathyl, ercaptan, hydro sulfide, propionic acide, n-butyric acide, n-valeric acide và iso-valeric acide. Trong đó có một số hợp chất khí ảnh hưởng đến môi trường không khí xung quanh và hiệu ứng nhà kín.
Ô nhiễm kim loại nặng: Theo Hoàng Kim Giao, 2006 phân gia súc chứa nhiều chất chứa nitơ, lân, kẽm, đồng, chì, asen, niken,…Còn theo Trần Đức Hạ, 2002 nước thải chăn nuôi có chứa kim loại nặng như As, Cd, Cu, Pb, Zn,…Qua nhiều kết quả thí nghiệm phân tích đã chứng tỏ phân chuồng có nguồn gốc từ thức ăn tổng hợp là một trong những nguyên nhân làm tích lũy kim loại nặng như Cu, Zn va Mn trong đất và trong một số loại rau ăn lá (Nguyễn Thanh Hùng, 2000)
3.2.3 Nuôi trồng thủy sản
Ô nhiễm môi trường trong ao nuôi thủy sản: theo chi cục bảo vệ môi trường Tây Nam Bộ, các chất thải trong các ao nuôi thủy sản là bùn thải và nước thải. các chất này là do thức ăn dư thừa, thối rửa bị phân hủy, các chất tồn dư trong sử dụng hóa chất, thuốc kháng sinh, vôi,…tạo thành chất độc trong môi trường nước. Đặc biệt chất thải ao nuôi công nghiệp có chứa trên 45% nitơ và trên 22% chất hữu cơ khác vượt mức cho phép làm mất cân bằng sinh thái trong nuôi trồng thủy sản dẫn đến các đối tượng nuôi bị bệnh và chết.
Ô nhiễm hữu cơ và dinh dưỡng đang là mối quan tâm trước mắt. Nguyên nhân chính gây ô nhiễm nghiêm trọng tại các khu vực nuôi trồng thủy sản là do chưa xử lý triệt để các chất ô nhiễm trong nước thải. Tại ĐBSCL chỉ riêng nghề nuôi tôm nước lợ đã thải ra 621.022 tấn BOD, 14.686 tấn Nitơ, 3.034 tấn phosphate. Trong khi đó với nghề nuôi cá tra: 1 tấn cá thải ra 0.9 tấn BOD và 1,5 tấn chất rắn. Hoạt động nuôi trồng thủy sản đã làm chất lượng môi trường suy giảm trầm trọng: DO suy giảm, BOD, COD, SS và các chất dinh dưỡng đã gia tăng đáng kể (Phan Thị Yến Nhi, 1998)
Ô nhiễm bùn thải: bùn thải được lấy định kỳ từ ao nuôi cá, có nhiều chất hữu cơ cũng như các vi khuẩn có từ chế phẩm vi sinh, thức ăn…Nhìn chung lượng thức ăn bổ sung vào các ao nuôi thủy sản rất lớn, càng về cuối vụ nuôi vật
có tổng đạm bình quân 2,68 – 5,33% mg/g và tỉ lệ thuận với vật chất hữu cơ trong bùn đáy ao. Theo Boyd, 1985 lân hòa tan trong nước chỉ chiếm 10 -20% tổng lân, phần lớn lân trong ao nuôi bị hấp thu bởi bùn đáy, ở các ao nuôi cá tra hàm lượng lân trong bùn đáy khá cao 13,2 – 16,6 mg/g và tỉ lệ nghịch với chất hữu cơ.
3.2.4 Ảnh hưởng của hoạt động xây dựng đến chất lượng môi trường
Đất nước ta đang trong tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, vì vậy việc các công trình xây dựng mọc lên ngày càng nhiều cũng là điều tất yếu nhằm giải quyết các nhu cầu của xã hội.
Cùng với tốc độđô thị hóa, các cao ốc, chung cư, nhà cao tầng,… mọc lên san sát, các công trường nhộn nhịp ngày đêm. Chính những nơi đang xây dựng này đã khiến tình trạng ô nhiễm môi trường không khí và tiếng ồn ngày càng nghiêm trọng.
Bên cạnh những công trình xây dựng được chủđầu tư hạn chế tối đa tác hại môi trường đối với người dân và có mức đền bù thỏa đáng cho những ảnh hưởng mà nó gây ra vẫn còn không ít những công trình xây dựng dân dụng hoặc những công trình cao tầng ngay giữa những tuyến phố tập trung mật độ phương tiện giao thông dày đặc không có rào chắn hoặc nếu có cũng chỉ được một mặt, không những gây ô nhiễm mà còn nguy hiểm cho tính mạng người tham gia giao thông.
Hậu quả:
- Dễ xảy ra tai nạn khi đi qua đoạn đường này. - Trời mưa đường trơn trượt, lầy lội.
- Không chỉ có vậy, tại những khu vực đã giải phóng mặt bằng xong “mọc” lên những đống rác, phế thải cao quá đầu người gây ô nhiễm môi trường.
- Nhiều cây xanh ở ven đường bịđốn hạ làm không khí ngày càng ngột ngạt, bụi mù…
Việt Nam đang trên đường phát triển, đâu đâu cũng thấy quy hoạch, cũng xây dựng và ngày càng có nhiều con đường mà mỗi khi phải đi trên con đường đó là một nỗi khiếp sợ. Tình trạng ô nhiễm bụi và tiếng ồn không hề giảm đi mà ngày càng tồi tệ hơn.
3.2.5 Ảnh hưởng của các hoạt động giao thông vận tải đến chất lượng môi trường môi trường
Nồng độ của các chất độc hại trong khí quyển là một thông số rất quan trọng đánh giá mức độ ô nhiễm. Nồng độđộc hại phụ thuộc trước hết vào mức độ tập trung công nghiệp và giao thông. các chất độc hại gây bệnh dịch, ung thư… ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Theo WHO, khoảng 4-8% các trường hợp tử vong hàng năm trên thế giới có liên quan đến ô nhiễm không khí. Theo dựđoán ô
nhiễm không khí do khí thải giao thông ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh,… sẽ ngày càng trầm trọng, trong đó có nguyên nhân do tỷ lệ tăng xe máy từ 10% đến 20% mỗi năm, do đó nồng độ CO, NOx, HC đến 2010 tăng 5 đến 10 lần cho phép. (Phạm Minh Tuấn, 2008)
Hình 7 Hoạt động giao thông gây ô nhiễm không khí (Ảnh tư liệu, 2007)
Khi các phương tiện giao thông trở nên phổ biến thì đời sống của nhân dân ta đã được cải thiện rất nhiều, việc đi lại và vận chuyển hàng hóa của nhân dân giữa các vùng trở nên thuận tiện hơn, hàng hóa từ các vùng được trao đổi dễ dàng. Nền kinh tế của một vùng không thể phát triển một cách cục bộ, mà phải có sự giao lưu, trao đổi giữa các vùng với nhau thì mới có thể phát triển một cách bền vững.
Thực tế cho thấy rằng việc phát triển hệ thống giao thông vận tải là một vấn đề quan trọng, nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận những hệ lụy mà môi trường cũng như con người chúng ta đang phải gánh chịu do sự phát triển quá ồ ạt của các phương tiện giao thông vận tải. Các tác động tiêu cực của các phương tiện giao thông vận tải lên môi trường:
Tác động đến môi trường đất: Khí thải từ các phương tiện giao thông đã ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường đất. Các chất khí thải của các phương tiện giao thông thường là CO2, SOx, NOx, kim loại nặng … các khí này nặng hơn không khí nên chúng tồn tại lơ lững trong không khí của chúng ta, do tác động của trọng lực và mưa nên chúng sẽ rơi xuống đất và thấm vào đất làm đất của chúng ta bị ô nhiễm do các hợp chất trên. Chúng làm cho đất bị bạc màu, bị nhiễm phèn hay nhiễm mặn, dẫn đến năng suất cây trồng kém, các vi sinh vật trong đất cũng bị tiêu diệt, làm mất kết cấu đất.
- Các chất thải được ra từ các phương tiện giao thông vận tải như dầu nhớt cũ nếu không được thu hồi và xử lý mà đem đi thải bỏ trực tiếp ra đất cũng gây ô nhiễm môi trường đất, chúng làm cho các vi sinh vật sống dưới đất không thể lấy oxy, đất bị nhiễm các chất độc hại trong dầu nhớt, đặt biệt là kim loại nặng
- Các phụ tùng, các phụ kiện hay các phương tiện giao thông vận tải sau khi không còn sử dụng được nửa, sẽđược đem thải bỏở các bãi