Chương 3 CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG
5.2 Đặc điểm về địa lý, dân số và sự phát triển kinh tế Việt Nam
VIỆT NAM
5.2.1 Địa lí tự nhiên
Việt Nam nằm trong bán đảo Đông Dương, thuộc vùng Đông Nam châu Á. Lãnh thổ Việt Nam chạy dọc bờ biển phía đơng của bán đảo này. Việt Nam có biên giới đất liền với Trung Quốc (1.281 km), Lào (2.130 km) và Campuchia (1.228 km) và bờ biển dài 3.444 km tiếp giáp với vịnh Bắc Bộ, biển Đông và vịnh Thái Lan.
Việt Nam có diện tích 331.212 km², bao gồm khoảng 327.480 km² đất liền và hơn 4.200 km² biển nội thủy, với hơn 2.800 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ, bao gồm cả Trường Sa và Hoàng Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền, có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được Chính phủ Việt Nam xác định gần gấp ba lần diện tích đất liền khoảng trên 1 triệu km².
Địa hình Việt Nam rất đa dạng theo các vùng tự nhiên như vùng Tây Bắc, Đơng Bắc, Tây Ngun có những đồi và những núi đầy rừng, trong khi đất phẳng che phủ khoảng ít hơn 20%. Núi rừng chiếm độ 40%, đồi 40%, và độ che phủ khoảng 75%. Các vùng đồng bằng như đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các vùng duyên hải ven biển như Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ. Nhìn tổng thể Việt Nam gồm ba miền với miền Bắc có cao nguyên và vùng châu thổ sông Hồng, miền Trung là phần đất thấp ven biển, những cao nguyên theo dãy Trường Sơn, và miền Nam là vùng châu thổ Cửu Long. Điểm cao nhất Việt Nam là 3.143 mét, tại đỉnh Phan Xi Păng, thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn. Diện tích đất canh tác chiếm 17% tổng diện tích đất Việt Nam.
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa ở miền Nam với hai mùa (mùa mưa, từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 9, và mùa khô, từ giữa tháng 10 đến giữa tháng 4) và khí hậu gió mùa ở miền Bắc với bốn mùa rõ rệt (mùa xuân, mùa hè, mùa thu và mùa đơng). Do nằm dọc theo bờ biển, khí hậu Việt Nam được điều hòa một phần bởi các dòng biển và mang nhiều yếu tố khí hậu biển. Độ ẩm tương đối trung bình là 84% suốt năm. Hàng năm, lượng mưa từ 1.200 đến 3.000 mm,số giờ nắng khoảng 1.500 đến 3.000 giờ/năm và nhiệt độ từ 5 °C đến 37 °C. Hàng năm, Việt Nam luôn phải phòng chống bão và lụt lội với 5 đến 10 cơn bão/năm.
Về tài nguyên đất, Việt Nam có rừng tự nhiên và nhiều mỏ khoáng sản trên đất liền với photphat, than đá, mangan, boxit, chromat,... Về tài nguyên biển có dầu mỏ, khí tự nhiên, quặng khống sản ngồi khơi. Với hệ thống sơng dốc đổ từ các cao ngun phía tây, Việt Nam có nhiều tiềm năng về phát triển thủy điện.
5.2.2 Dân số và sự phân bố dân cư
Việt Nam có 54 dân tộc, trong đó có 53 dân tộc thiểu số, chiếm khoảng 14% tổng số dân của cả nước. Dân tộc Việt (còn gọi là người Kinh) chiếm gần 86%, tập trung ở những miền châu thổ và đồng bằng ven biển. Những dân tộc
thiểu số, trừ người Hoa, người Chăm và người Khmer phần lớn đều tập trung ở các vùng miền núi và cao nguyên. Trong số các sắc dân thiểu số, đông dân nhất là các dân tộc Tày, Thái, Mường, Hoa, Khmer, Nùng..., mỗi dân tộc có dân số khoảng một triệu người. Các dân tộc Brâu, Rơ Măm, Ơ Đu có số dân ít nhất, với khoảng vài trăm cho mỗi nhóm. Có một số dân tộc thiểu số đã định cư trên lãnh thổ Việt Nam từ rất lâu đời, nhưng cũng có các dân tộc chỉ mới di cư vào Việt Nam trong vài trăm năm trở lại đây như người Hoa ở miền Nam. Việt Nam là một nước đông dân, tuy diện tích đứng hạng 65 nhưng lại xếp thứ 13 trên thế giới về dân số.
Theo điều tra của Tổng cục thống kê (Việt Nam) tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, trên tồn Việt Nam có 85.846.997 người, quy mô phân bố ở các vùng kinh tế - xã hội, trong đó đơng dân nhất là vùng đồng bằng sông Hồng với khoảng 19,5 triệu người, kế tiếp là vùng Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ với khoảng 18,8 triệu người, thứ ba là vùng đồng bằng sông Cửu Long với khoảng 17,1 triệu người. Vùng ít dân nhất là Tây Nguyên với khoảng 5,1 triệu người
Cũng theo cuộc điều tra thì Việt Nam có khoảng 25,4 triệu người, tương ứng với 29,6% sống ở khu vực thành thị và khoảng 60,4 triệu người cư trú ở khu vực nông thôn. Về tỷ số giới tính trung bình hiện nay là 98 nam/100 nữ, trong đó vùng cao nhất là Tây Nguyên với 102 nam/100 nữ và vùng thấp nhất là Đông Nam Bộ với 95 nam/100 nữ.
5.2.3 Kinh tế xã hội
Trước năm 1986, Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế kế hoạch tương tự nền kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa. Chính sách đổi mới năm 1986 thiết lập mơ hình kinh tế mà Việt Nam gọi là "Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa". Các thành phần kinh tế được mở rộng nhưng các ngành kinh tế then chốt vẫn dưới sự điều hành của Nhà nước. Sau năm 1986, kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển to lớn và đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình khoảng 9% hàng năm từ 1993 đến 1997, đặc biệt là sau khi Hoa Kỳ bỏ cấm vận với Việt Nam năm 1994. Tăng trưởng GDP 8,5% vào năm 1997 đã giảm xuống 4% vào năm 1998 do ảnh hưởng của sự kiện khủng hoảng kinh tế Á Châu năm 1997, và tăng lên đến 4,8% năm 1999[cần dẫn nguồn]. Tăng trưởng GDP tăng lên từ 6% đến 7% giữa những năm 2000-2002 trong khi tình hình kinh tế thế giới đang trì trệ. Hiện nay, giới lãnh đạo Việt Nam tiếp tục các nỗ lực tự do hóa nền kinh tế và thi hành các chính sách cải cách, xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết để đổi mới kinh tế và tạo ra các ngành công nghiệp xuất khẩu có tính cạnh tranh hơn.
Mặc dù có tốc độ phát triển kinh tế cao trong một thời gian dài nhưng do tình trạng tham nhũng khơng được cải thiện và luôn bị xếp hạng ở mức độ cao của thế giới[13] cộng với các khó khăn về vốn, đào tạo lao động, đất đai, cải cách hành chính, cơ sở hạ tầng gây ra cho việc kinh doanh với hàng chục ngàn thủ tục từ 20 năm trước đang tồn tại và không phù hợp với nền kinh tế thị trường nên với
con số cam kết đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) cao kỷ lục 61 tỉ USD năm 2008 chưa nói lên được mức độ tin tưởng của các nhà đầu tư quốc tế đối với Việt Nam và Việt Nam đang bị các nước trong khu vực bỏ lại khá xa, theo Báo cáo phát triển Việt Nam 2009 của Ngân hàng Thế giới WB thì Việt Nam đã bị tụt hậu về kinh tế tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore.
Ngày 7 tháng 11 năm 2006, Việt Nam được phép gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sau khi đã kết thúc đàm phán song phương với tất cả các nước có yêu cầu (trong đó có những nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Trung Quốc). Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức WTO ngày 11 tháng 1 năm 2007.
Về địa lý kinh tế, chính phủ Việt Nam phân chia và quy hoạch thành các vùng kinh tế-xã hội và các vùng kinh tế trọng điểm ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam.
5.2.3.1 Nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp. Năm 2009, giá trị sản lượng của nơng nghiệp
đạt 71,473 nghìn tỷ đồng (giá so sánh với năm 1994), tăng 1,32% so với năm
2008 và chiếm 13,85% tổng sản phẩm trong nước. Tỷ trọng của nông nghiệp trong nền kinh tế bị sụt giảm trong những năm gần đây, trong khi các các lĩnh vực kinh tế khác gia tăng. Đóng góp của nơng nghiệp vào tạo việc làm cịn lớn hơn cả đóng góp của ngành này vào GDP. Trong năm 2005, có khoảng 60% lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, và thuỷ sản. Sản lượng nông nghiệp xuất khẩu chiếm khoảng 30% trong năm 2005. Việc tự do hóa sản xuất nơng nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa gạo, đã giúp Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo. Những nông sản quan trọng khác là cà phê, sợi bông, đậu phộng, cao su, đường, và trà.
5.2.3.2 Công Nghiệp
Công nghiệp, là một bộ phận của nền kinh tế Việt Nam, là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật chất mà sản phẩm được "chế tạo, chế biến" cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh tiếp theo. Đây là hoạt động kinh tế, sản xuất quy mô lớn, được sự hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ của các tiến bộ về công nghệ, khoa học và kỹ thuật.
6 vùng công nghiệp tại Việt Nam được quy hoạch từ nay đến năm 2020. Vùng 1 gồm 14 tỉnh Bắc Kạn, Bắc Giang, Cao Bằng, Điện Biên, Hịa Bình, Hà Giang, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Phú Thọ, Sơn La, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái tập trung phát triển thủy điện, chế biến nông, lâm sản, khai thác và chế biến khống sản, hóa chất, phân bón, luyện kim, sản xuất vật liệu xây dựng, cơng nghiệp cơ khí phục vụ nơng nghiệp và cơng nghiệp chế biến.
Bình, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc) được định hướng tập trung phát triển ngành cơ khí, nhiệt điện, phát triển ngành điện tử và cơng nghệ thơng tin, hóa chất, luyện kim, khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, tiếp tục phát triển nhanh công nghiệp dệt may, da giầy phục vụ xuất khẩu, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản.
Vùng 3 gồm 10 tỉnh, thành Bình Định, Đà Nẵng, Khánh Hịa, Ninh Thuận, Phú n, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế tập trung phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, hải sản, lọc và hóa dầu, cơ khí chế tạo, sản xuất vật liệu xây dựng và dệt may, da giầy, ngành điện tử và công nghệ thông tin.
Vùng 4 gồm 4 tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kom Tum tập trung phát triển thủy điện, công nghiệp chế biến nông, lâm sản và khai thác, chế biến khoáng sản.
Vùng 5 gồm 8 tỉnh, thành Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Đồng Nai, Lâm Đồng, thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh) tập trung phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí, điện, chế biến nơng, lâm, hải sản và đặc biệt là cơng nghiệp cơ khí, điện tử, cơng nghiệp phần mềm, hóa chất, hóa dược, phát triển cơng nghiệp dệt may, da giầy chất lượng cao phục vụ xuất khẩu, phát triển công nghiệp trên cơ sở áp dụng cơng nghệ cao, phát triển các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao.
Vùng 6 gồm 13 tỉnh (An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Cà Mau, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long) tập trung phát triển ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản hướng vào xuất khẩu, các ngành cơng nghiệp sử dụng khí thiên nhiên, ngành cơ khí phục vụ nơng nghiệp, đặc biệt là công nghiệp sau thu hoạch và bảo quản, cơng nghiệp chế biến nơng, lâm, thủy sản, cơ khí đóng tàu.
5.2.3.3 Dịch vụ
Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động dịch vụ phát triển, nhờ vậy khu vực dịch vụ đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và đời sống dân cư, góp phần đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế…
Ngành dịch vụ tăng khá nhanh trong giai đoạn 1991-1995, đạt 8,6%, nhưng sang giai đoạn 1996- 2000 tốc độ tăng chậm lại, chỉ đạt 5,7% và đang có xu hướng hồi phục trong những năm gần đây (năm 2001 đạt 6,1% năm 2002 đạt 6,54% và 2003 đạt 6,57%).
Tỷ trọng của ngành dịch vụ ở Việt Nam chưa cao, chỉ đạt 36-37% trong GDP. Ngoài ra xu thế tỷ trọng này đã giảm từ 37,1% năm 1995 xuống còn 36,1% năm 2002…
Cơ cấu ngành dịch vụ Việt Nam đa dạng với nhiều phân ngành dịch vụ khác nhau. Tuy nhiên hiện nay, Việt Nam chỉ tập trung ở hai công đoạn lắp ráp và gia công chế biến. Các dịch vụ khác như nghiên cứu khoa học, thiết kế kiểu
dáng hay tiếp thị, nghiên cứu thị trường… đều kém phát triển. Các phân ngành dịch vụ quan trọng như tài chính, viễn thơng, cơ sở hạ tầng…chưa đủ mạnh. Đến nay cả dịch vụ vận tải và dịch vụ viễn thông mới chỉ chiếm 9,6% trong tồn ngành dịch vụ và dịch vụ tài chính chỉ chiếm 5% …
Ngành dịch vụ tạo ra nhiều việc làm tuy nhiên, ước tính ở Việt Nam mới chỉ có 25% lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực dịch vụ. Với sức ép hàng năm Việt Nam cần phải tăng thêm khoảng 1,7 triệu lao động, trong khi đó ngành cơng nghiệp và nơng nghiệp chỉ thu hút được tối đa là 1,1 triệu lao động, vì vậy ngành dịch vụ cần phải tạo ra 0,9 triệu lao động hàng năm, nhưng với tốc độ tăng trưởng hiện nay, ước tính mỗi năm, chỉ đáp ứng được 0,5 triệu lao động.
Ngành dịch vụ ở Việt Nam chưa thực sự tạo ra môi trường tốt cho toàn bộ nền kinh tế phát triển. Hiện tại các chi phí dịch vụ viễn thơng, cảng biển, vận tải…của Việt Nam đang cao hơn mức trung bình của các nước trong khu vực (viễn thông cao hơn 30-50%, vận tải đường biển cao hơn từ 40-50%).
5.2.3.4 Du lịch
Ngành du lịch và dịch vụ đã đóng góp tích cực vào nền kinh tế Việt Nam. Số lượng khách du lịch đến Việt Nam liên tục tăng nhanh trong vòng 10 năm kể từ 2000 - 2010. Năm 2010, có khoảng 5,0 triệu lượt khách quốc tế, đem lại nguồn thu ngoại tệ khoảng 4,4 tỉ USD.
Việt Nam có nhiều điểm du lịch đa dạng từ miền Bắc đến miền Nam, từ miền núi tới đồng bằng, bãi biển, đảo. Từ các thắng cảnh thiên nhiên tới các di tích văn hóa lịch sử,....Các điểm du lịch miền núi nổi tiếng như Sa Pa, Bà Nà, Đà Lạt. Các điểm du lịch ở đồng bằng như Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh,...Các điểm du lịch ở các bãi biển như Hạ Long, Nha Trang, Phan Thiết, Vũng Tàu và các đảo như Cát Bà, Cù lao Chàm, Côn Đảo, Phú Quốc,...
CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP
1. Nêu đặc điểm tự nhiên và dân số Việt Nam.
2. Nêu các đặc điểm chính về dân số và kinh tế của một số quốc gia ở các châu lục trên thế giới.
ĐỊNH HƯỚNG THẢO LUẬN VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH
Sinh viên được chia thành các nhóm, mỗi nhóm sẽ tổng hợp thông tin liên quan về về đều kiện tự nhiên,kinh tế, xã hội các tỉnh đồng bằng sơng Cửu Long tính đến thời điểm hiện tại (Mỗi nhóm sẽ tìm hiểu thơng tin về một tỉnh cụ thể). Các nhóm sẽ báo cáo thơng tin tổng hợp được và thảo luận vấn đề có liên quan trong buổi học tiếp theo.
Chương 6
CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG CỦA VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 6.1 CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MƠI TRƯỜNG KHƠNG
KHÍ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
6.1.1 Các giải pháp quản lý chất lượng mơi trường khơng khí trên thế giới
6.1.1.1 Hiện trạng chất lượng môi trường khơng khí trên thế giới a) Trên tồn lãnh thổ châu Âu
Năm 2008 vẫn là năm có nhiệt độ trung bình cao hơn nền nhiệt trung
bình nhiều năm. Một vùng địa lý rộng lớn, bao gồm khu vực tây bắc Siberia, một phần Xcăngđinavơ đã qua một mùa đơng khá êm dịu. Gần như trên tồn
châu Âu, thời tiết tháng giêng và tháng hai là rất ấm. Trên một số khu vực thuộc Xcăngđinavơ, nhiệt độ trung bình tháng giêng, tháng hai cao hơn trung bình
nhiều năm tới hơn 7oC. Trên hầu hết lãnh thổ Phần Lan, Na Uy, Thụy Điển,
mùa đông 2007/2008 được ghi nhận là mùa đơng ấm nhất kể từ khi có số liệu
quan trắc. Ngược lại, vùng lãnh thổ rộng lớn thuộc lục địa Á-Âu kéo dài từ Thổ