Các giải pháp quản lý chất lượng môi trường nước trên thế giới

Một phần của tài liệu GT quan ly chat luong moi truong chinh sua (TS truong hoang dan) (Trang 104 - 109)

Chương 3 CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG

6.2 Các giải pháp quản lý chất lượng môi trường nước trên thế giớ

6.2.1 Các giải pháp quản lý chất lượng môi trường nước trên thế giới

6.2.1.1 Hiện trạng chất lượng môi trường nước trên thế giới

Nước, một loại vật chất đặc biệt chiếm 3/4 bề mặt Trái đất. Trong cấu trúc động - thực vật thì nước chiếm tới 95 - 99% trọng lượng các loài cây dưới nước, 80% trọng lượng các loài cá, 70% các loài cây trên cạn, 65-75% trọng lượng con người và các loài động vật. Nước tự nhiên được coi là nguồn tài nguyên vô giá

đối với con người. Với các quốc gia phát triển, tài nguyên nước đóng vai trị vơ

cùng quan trọng và được đặt lên hàng đầu trong việc khai thác, sử dụng và quản lý với quy mô lớn. Ngược lại, đối với những quốc gia chậm phát triển hoặc các nước đang phát triển, vai trò của nước vẫn chưa được nhận thức rõ ràng, song

hành với điều đó là việc sử dụng lãng phí và ít có động thái để bảo tồn và sử

dụng hiệu quả nguồn khoáng sản quý báu này.

Bảng 7 Lượng nước sử dụng, sự phân chia sử dụng nguồn nước ở các quốc gia

có mức thu nhập khác nhau. Đặc tính quốc gia Tổng lượng nước

sử dụng /người/m3/năm Nước sử dụng cho nông nghiệp /người/ m3/năm Nước sử dụng ngồi nơng nghiệp/người/ m3/năm Những quốc gia có thu nhập cao 1167 455 712 Những quốc gia có thu nhập trung bình 453 313 140 Những quốc gia có thu nhập thấp 386 351 35 (WHO, 2000)

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng LHQ, hiện tại chỉ có khoảng 1% tổng lượng nước trên hành tinh dành cho con người sử dụng. Mặc dù 70% bề mặt trái đất bị nước bao phủ, nhưng 97,5% lượng nước là nước mặn và trong số 2,5% lượng nước cịn lại thì 68,5% bị đóng băng tại các núi và sơng băng. Hiện có hơn 1,1 tỷ người trên thế giới khơng có nước sạch sử dụng. Mỗi năm có 5 triệu người chết vì những bệnh liên quan đến nước, gấp 5 lần so với số nạn nhân chết trong các cuộc xung đột. Về nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu nước, LHQ cho rằng: Do nguồn tài nguyên nước trên thế giới phân bổ không đồng đều. Chẳng hạn, châu Á với 60% dân số thế giới nhưng chỉ chiếm 30% trữ lượng nước trên toàn cầu.. Do dân số thế giới gia tăng nhanh, nhưng nguồn nước lại giảm. Theo dự báo, dân số thế giới sẽ tăng tới 8 tỷ người vào năm 2025; do đó lượng nước ngọt trung bình cho mỗi người dân mỗi năm giảm đến gần 1/3. LHQ dự báo, với đà sử dụng nước như hiện nay, trong 20 năm tới, thế giới sẽ có 1,8 tỷ người sống trong các vùng hoàn toàn thiếu nước và 5 tỷ người khác sống trong các vùng khó có thể đáp ứng nhu cầu về nước. Một nguyên nhân nữa là do xu hướng nông dân rời bỏ nông thôn và người dân ngày càng tập trung vào các thành phố lớn, đến năm 2020, các nước ở Nam bán cầu sẽ chiếm 27 trong số 33 thành phố có hơn 8 triệu dân khiến lượng nước tiêu thụ cho sinh hoạt sẽ tăng 40%. Sự lãng phí nước sẽ tăng cùng với mức sống của người dân tăng lên do sử dụng quá nhiều thiết bị gia dụng. Thống kê cho thấy, một người Australia tiêu thụ bình quân hơn 1.000 lít nước sạch/ngày, một người Mỹ tiêu thụ 300 - 400 lít/ngày, một người Châu Âu tiêu thụ 100 - 200 lít (cao gấp 8 lần so với các thế hệ ông bà của họ). Trong khi đó, một người dân của một số nước đang phát triển tiêu thụ bình qn chỉ vài lít nước sạch/ngày. Mức tiêu dùng nước càng tăng thì lượng nước thải càng lớn. Ở các nước đang phát triển, 90% nước thải sinh hoạt và 60% nước thải công nghiệp được đổ vào mặt nước, khơng qua xử lý. Do tình trạng trái đất nóng lên mà 90% nguyên nhân là do các hoạt động của con người, trong đó chủ yếu là do sử dụng quá nhiều nhiên liệu hóa thạch. Báo cáo của LHQ chỉ rõ, khoảng 120 triệu người lâm vào tình trạng thiếu nước trầm trọng vào năm 2100 nếu nhiệt độ trái đất ấm lên một chút. Con số này sẽ tăng lên 1,1 tỷ đến 3,2 tỷ người nếu nhiệt độ trung bình của trái đất tăng thêm 40C.

Nước ngầm “bốc hơi” ở Ấn Độ: Hàng trăm tỉ mét khối nước “bốc hơi”

khỏi các tầng nước ngầm ở miền bắc Ấn Độ. Sản xuất nông nghiệp đang trước

nguy cơ thiếu nước trầm trọng. Từ năm 2002-2008, khoảng 109 tỉ m3 nước đã

biến mất khỏi các tầng nước ngầm trong các vành đai nông nghiệp Haryana, Punjab, Rajasthan và thủ đô New Delhi của Ấn Độ. "Khi các tầng nước ngầm

biến mất thì những nơng dân sống dựa vào đất sẽ trở thành những kẻ tị nạn về kinh tế". Chỉ riêng ở bang Punjab, đông bắc Ấn Độ, đã có 103/138 khu vực khai thác nước ngầm ở mức 145%, nghĩa là vượt quá khả năng tái tạo và bổ sung của tự nhiên 45%. Các tầng nước ngầm trong khu vực này đã tụt giảm đến mức báo

động đỏ. Trước đó, năm 2006, Ủy ban Nước ngầm trung ương Ấn Độ đã cảnh

báo mực nước ngầm ở các quận miền nam như Andhra Pradesh, Karnataka và

chí ở các vùng đồi núi như Uttarakhand và Himachal Pradesh, nơi nước ngầm vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiều, người dân đã phải mua nước uống từ các xe chở nước. Matthew Rodell, trưởng nhóm nghiên cứu của NASA, cảnh báo:“Nếu khơng nhanh chóng tìm ra các giải pháp nhằm bảo đảm sử dụng bền vững nguồn nước ngầm, thì khoảng 114 triệu dân trong vùng sẽ phải gánh chịu hậu quả nặng nề do sản lượng nông nghiệp sụt giảm và thiếu nước uống trầm trọng, dẫn đến nguy cơ xung đột”. Theo ơng Rodell, con người chính là nguyên nhân gây ra tình trạng trên. Việc khai thác quá mức để phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp và nhu cầu sinh hoạt hằng ngày đã làm tốc độ cạn kiệt của các tầng nước ngầm ở

khu vực bắc Ấn Độ diễn ra nhanh hơn tốc độ tái tạo và hồi phục tự nhiên của

nguồn nước.

Hình 15 Hạn hán ở khu vực Agartala hồi tháng 5-2009 khiến nhu

cầu sử dụng nước ngầm tăng cao (www.tuoitre.vn)

Theo Viện Nước quốc tế Stockholm, khoảng 1/5 lượng nước sử dụng toàn cầu được lấy từ nước ngầm. Đến năm 2025, nhu cầu sử dụng nước ngầm ở các

nước đang phát triển sẽ tăng 50%, ở các nước phát triển là 18%. Ủy ban Kế

hoạch nguồn nước của Ấn Độ ghi nhận số khu vực bị khủng hoảng nước ngầm

đã tăng từ 4% lên 15% trong chín năm (1995-2004). Do năng suất nơng

nghiệp giảm, nông dân ở miền bắc Ấn Độ đã phải sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu để cải thiện mùa màng, do đó nhu cầu về nước tưới tiêu cũng tăng nhanh. Để chống hạn hán, Chính phủ Ấn Độ đã đưa ra kế hoạch khoan hàng trăm giếng

nước trong các khu vực nông nghiệp khiến tầng nước ngầm ở các khu vực này càng tụt giảm thê thảm, lượng nước mưa và nước sông thẩm thấu qua các lớp đất không kịp bổ sung lượng nước ngầm đã bị rút lên từ các giếng nước này. Thiếu nước cho nông nghiệp và nước uống đang đặt 114 triệu dân bắc Ấn Độ trước

nguy cơ bị đói. Nhu cầu sử dụng nước ở khu vực này đã tăng mạnh từ những

năm 1970-1999 do chính sách tăng sản lượng nơng nghiệp của Chính phủ Ấn Độ. Hiện nay gần 100% đất nông nghiệp ở Ấn Độ đều phải dùng nước ngầm.

K.Sreelakshmi, nhà kinh tế học tài nguyên thiên nhiên tại Viện Tài nguyên và năng lượng New Delhi, cho rằng khủng hoảng nước ngầm đang trở nên nghiêm trọng. Sự bùng nổ kinh tế nông nghiệp ở bắc Ấn Độ thời gian gần đây đã giúp

bảo đảm được an ninh lương thực, nhưng khu vực này đang phải trả một giá quá

đắt về môi trường sinh thái khi các tầng nước ngầm cứ biến mất nhanh chóng và

an ninh lương thực sẽ lại bị đe dọa do năng suất sẽ tái sụt giảm. Việc Chính phủ

Ấn Độ cam kết miễn phí điện cho nơng dân để bơm nước ngầm tưới tiêu càng

khiến vấn nạn nước ngầm trở nên trầm trọng hơn. Cô-lin Cha-trơ (Colin Chartres), Giám đốc Viện Quản lý nước quốc tế lưu ý rằng đối phó với biến đổi khí hậu cũng xoay quanh vấn đề sử dụng nước. Thế giới đang đứng trước thách

thức lớn: Dân số thế giới tăng thêm 2,5 tỷ người vào năm 2050 nhưng nguồn nước toàn cầu lại giảm tới 10%. Biến đổi khí hậu gây lụt ở một số nước nhưng làm giảm tới 30% nguồn nước ở nhiều nước khác. Các khu vực khan hiếm nước sắp tới sẽ là châu Phi, Nam Mỹ và Đông Nam Á. Các nước ở khu vực tiểu Xa- ha-ra châu Phi và Ấn Độ phải đầu tư tới 270 tỷ USD để cải thiện nguồn cung cấp nước cho đời sống và cho nông nghiệp. Cuộc khủng hoảng về nước lớn hơn cả những khủng hoảng liên quan đến HIV/AIDS, lao, sốt rét, động đất, sóng thần và tất cả các cuộc chiến tranh cộng lại, nhưng đầu tư của thế giới vào vấn đề nước lại thấp một cách đáng ngạc nhiên. Nguồn quỹ đầu tư nghiên cứu và phát triển

nguồn nước toàn cầu phải tăng gấp 3 lần hiện nay mới có thể tăng nguồn nước. Hiện nay chi phí của thế giới để ngăn chặn khủng hoảng nước kéo theo khủng

hoảng lương thực vẫn thấp hơn nhiều so với chi phí 10 nghìn tỷ USD cứu thế giới khỏi khủng hoảng kinh tế. Các nhà khoa học và quản lý quốc tế nhấn mạnh giải pháp cho vấn đề nước phụ thuộc vào đầu tư và khoa học để tăng nguồn nước và giảm nguy cơ môi trường và sức khỏe do nguồn nước bị ô nhiễm. Cải tiến cách quản lý nguồn nước có ý nghĩa sống cịn vì nó dẫn đến việc phân chia bình

đẳng nguồn nước trên tồn cầu.

300 triệu dân “khát” nước sạch: Theo báo cáo của SDEP, tới năm 2020, dự kiến lượng nước thải của các thành phố là 53,6 tỷ m3, tăng 34,5% so với 35,1 tỷ m3 của năm 1997. Hiện việc xử lý nước thải chỉ đạt 13,4%, số còn lại bị thải trực tiếp ra sông, hồ, biển, gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước. Một nửa số sơng ngịi đã bị ơ nhiễm, trong đó có tới 93% trong số 44 con sông chảy qua 42 thành phố lớn trên khắp đất nước. Ơng Trương Lợi Qn, Phó giám đốc SDEP, cho biết, nguồn nước đạt tiêu chuẩn y tế chiếm khoảng 30%. Hơn 300 triệu người dân thiếu nước sạch sinh hoạt. Việc này ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển

kinh tế - xã hội, gây tổn thất khoảng 200 tỷ NDT mỗi năm. SDEP đã tiến hành

điều tra 5.556 cở sở xử lý nước thải. Kết quả cho thấy, chỉ 1/3 máy móc thiết bị

xử lý nước thải phát huy tác dụng; 35,7% thiết bị đang vận hành có cơng suất

tiêu hủy chất thải đạt 50%, bằng 1/2 công suất theo thiết kế. Và trên thực tế,

nguồn vốn đầu tư chỉ đạt 31,3% hiệu quả. Điều đó cho thấy, hệ thống xử lý nước thải của Trung Quốc đang tồn tại khơng ít vấn đề và khơng đáp ứng u cầu phát

triển mới của nền kinh tế, cũng như vấn đề bảo vệ môi trường của Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay.

Hiện thế giới đã có 700 triệu người phải sống trong tình trạng thiếu nước. Có khả năng, từ nay tới năm 2025, con số này sẽ lên tới 3 tỷ người do vấn đề

biến đổi khí hậu. Hiện tượng nóng lên tồn cầu cùng sự gia tăng dân số - dự kiến là từ 6,7 tỷ người hiện nay lên hơn 9 tỉ vào năm 2050 - sẽ càng khiến nhu cầu nước ngọt thêm gay gắt.

6.2.1.2 Các giải pháp quản lý chất lượng môi trường nước trên thế giới

Bao gồm 4 khía cạnh sau:

 Khía cạnh xã hội: liên quan tới việc sử dụng công bằng các nguồn nước. Khía cạnh này nhấn mạnh tới một thực tế là nước được phân bố không đồng đều cả về không gian lẫn thời gian, và giữa các tầng lớp kinh tế - xã hội

khác nhau trong xã hội. Sự phân phối các nguồn nước cùng các dịch vụ liên quan vì vậy cũng có những ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và cơ hội sinh kế

của con người.

 Khía cạnh kinh tế: quan tâm tới việc sử dụng hiệu quả các nguồn nước và vai trò của nước đối với sự tăng trưởng kinh tế. Quản lý nguồn nước hiệu quả hơn có thể nâng cao khả năng thành công trong công tác giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế.

 Khía cạnh cơng bằng về mặt chính trị: thừa nhận mọi cơng dân có cơ hội như nhau trong việc gây ảnh hưởng và giám sát các qui trình cũng như kết quả quản lý nguồn nước. Đặc biệt, cần chú ý đặc biệt đến những người thuộc

dân tộc thiểu số, phụ nữ và người nghèo, những người hiếm khi được nhìn nhận như đối tượng có quan hệ hợp pháp trong các quyết định liên quan tới nước

ngọt và thường khơng có tiếng nói, thể chế cũng như khả năng để đẩy mạnh lợi ích về nước.

 Khía cạnh bền vững mơi trường: cải tiến quản lý sẽ giúp nâng cao tính sử dụng bền vững các nguồn nước và tính tồn vẹn của hệ sinh thái. Nguồn nước

đầy đủ và có chất lượng phù hợp là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc duy trì

các dịch vụ và chức năng của hệ sinh thái.

Đặc biệt, khía cạnh mơi trường cịn nhấn mạnh vai trò quan trọng của

nước trong việc duy trì một mơi trường mạnh khỏe.

Các nguồn nước ngọt trên thế giới đang phải gánh chịu những áp lực nặng nề do sự lạm dụng nguồn nước, dân số tăng và các hoạt động khác của con người trong đó yếu tố quyết định gây nên tình trạng khan hiếm nước là việc sử dụng

nước ngày càng nhiều, song song với tình trạng tăng dân số. Trước tình trạng đó một số giải pháp đã được đề ra:

LHQ đã nêu ra những biện pháp khắc phục tình trạng thiếu nước, bao gồm: - Cải thiện các phương thức sử dụng nước, đặc biệt là tưới tiêu.

- Đổi mới và xây dựng mới các cơ cấu sản xuất và phân phối nước sạch. - Bảo vệ các nguồn tài nguyên nước và chống ô nhiễm.

- Giải pháp khử mặn nước biển (chỉ có tác động hạn chế).

- Để thực hiện các biện pháp nói trên, thế giới sẽ phải đầu tư 180 tỷ USD/năm so với 75 tỷ USD/năm hiện nay trong vòng 25 năm tới. - Ứng dụng nhiều phần mềm mô phỏng vào việc quản lý tài nguyên nước

và thủy lợi

- Tổ chức các hội thảo quốc tế.

- Xây dựng hệ thống luật tài nguyên nước quốc tế.

- Nghiên cứu những phương pháp và giải pháp khoa học - công nghệ nhằm khai hóa có hiệu quả nhất tài nguyên nước cho mục tiêu sử dụng nước trước mắt và lâu dài.

Một phần của tài liệu GT quan ly chat luong moi truong chinh sua (TS truong hoang dan) (Trang 104 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)