Công cụ quản lý tổng hợp

Một phần của tài liệu GT quan ly chat luong moi truong chinh sua (TS truong hoang dan) (Trang 30)

Trong thực tế, rất hiếm khi sử dụng riêng lẻ các công cụ kinh tế, công cụ giáo dục hay công cụ pháp lý để thục hiện các mục tiêu bảo vệ chất lượng môi trường. Nói chung công cụ kinh tế bổ sung cho các qui định môi trường trực tiếp, để nâng cao khoảng thu nhập, nhằm tài trợ cho các hoạt động kiểm soát ô nhiễm hoặc các biện pháp bảo vệ môi trường khác, tạo ra sự kích thích để thực hiện quy định tốt hơn, và kích thích sự đổi mới kỹ thuật. Nói cách khác các công cụ kinh tế không thể thực hiện và thành công được nếu không có các quy định pháp luật. Chỉ riêng áp dụng công cụ kinh tế thì không đảm bảo được chất lượng môi trường một cách chắc chắn. Vì vậy ở hầu hết các nước trên thế giới đều phải sử dụng kết hợp phương pháp kinh tế và phương pháp pháp lý trong quản lý môi trường. Như đã chỉ rõ ở hình 1, các phương pháp quản lý chất lượng môi trường được áp dụng tại điểm đầu vào, xuyên suốt quá trình sản xuất và đến sự thải bỏ cuối cùng vào môi trường xung quanh.

Edited by Foxit Reader

Copyright(C) by Foxit Software Company,2005-2006 For Evaluation Only.

Hình 2 Sơ đồ sử dụng các công cụ tổng hợp

* Các ví dụ về công cụ quản lý tổng hợp trong một số ngành nghề: a) Công ty Phân lân Văn Điển áp dụng tổng hợp sáu giải pháp trong quản lý sản xuất đã thu được thành công rực rỡ cả về hai mặt lợi ích kinh tế và môi trường.

Cải tiến kết cấu và kiểm soát chế độ vận hành lò đã đưa năng suất phân lân nung chảy từ 120.000 T/năm lên 400.000 T/năm, để đạt công suất này, trước kia Công ty phải vận hành 3 lò nay chỉ cần vận hành 1 lò); tăng hiệu suất chuyển hóa từ 90 - 95% lên 99%, giảm định mức tiêu hao nước từ 20m3/T sản phẩm xuống chỉ còn 10m3/T sản phẩm, sự cố treo liệu hoàn toàn được loại bỏ nên thờí gian dừng sản xuất để bảo dưỡng lò chỉ còn 7- 10 ngày/năm.

Thay đổi nguyên liệu thô và thành phần phối liệu đã hạ được nhiệt độ vận hành lò từ 1.400 - 1450oC x uống 1200 - 1250oC, tận dụng lại dược toàn bộ phế thải rắn, giảm định mức tiêu hao than và điện (220Kg than/T. sp).

Các tiêu chuẩn sản phẩm Các phí sản phẩm

Các phí hành chính, khác biệt về thuế Các hệ thống kí quỹ - hoàn trả

Các tiêu chuẩn thải xả khí và nước

Đầu ra sản phẩm

Đầu vào Sản xuất, lắp rắp, phân phối sử dụng Xử lý chất thải ra thu gom Môi trường không khí, nước, đất Các tiêu chuẩn sản phẩm. Các lệ phí sản phẩm Các tiêu chuẩn môi trường xung quanh -Các tiêu chuẩn sản phẩm

-Các tiêu chuẩn quy trình -Các loại giấy phép ĐTM -Các kiểm soát sử dụng đất và nước

-Thanh tra môi trường -Các giấy phép có thể chuyển nhượng -Bảo hiểm trách nhiệm - Trợ cấp

-Phí không tuân thủ -Cam kết thực hiện tốt -Quy trách nhiệm pháp lý

-Các tiêu chuẩn dựa vào công nghệ -Các tiêu chuẩn vận hành -Các loại giấy phép MT -Các kiểm soát sử dụng đất và nước -Lệ phí người sử dụng -Các giấy phép có thể chuyển nhượng -Bảo hiểm trách nhiệm - Trợ cấp

-Phí không tuân thủ -Cam kết thực hiện tốt -Quy trách nhiệm pháp lý -Đền bù thiệt hại

Chuyển dạng sản phẩm từ bột mịn sang hạt đã giảm tiêu hao điện năng từ 30 kWh xuống 3,5 kWh/T. sp.

Lọc và thu hồi bụi nghiền. Riêng lượng bụi sản phẩm nghiền thu hồi ở xyclon - thiết bị tách bụi - đã là 50 tấn/tháng. Chỉ sau 1 tháng hoạt động, phần tiết kiệm sản phẩm đã đủ hoàn vốn lắp đãt hệ thống xyclon xử lý bụi.

Các biện pháp quản lý nội vi: Tăng cường trách nhiệm vệ sinh công nghiệp của nhân viên của Công ty theo phương châm: không có thời gian rỗi, từng bộ phận phải đảm nhiệm trồng, chăm sóc hệ thống cây xanh tại từng khu vực đã góp phần giảm ô nhiễm, cải thiện đáng kể môi trường làm việc, tạo được cảnh quan môi trường đẹp.

Tất cả các giải pháp được áp dụng đã giúp Công ty đạt hiệu quả sản xuất cao, thu nhập bình quân đạt 2.00.000 đ/tháng. Ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất, một vấn đề đã từng nhức nhối, làm đau đầu các nhà quản lý đồng thời được giải quyết.

b) Nhà máy chế biến cao su Xuân Lập thuộc Công ty Cao su Đồng Nai đã thực hiện 34 giải pháp thuộc các công cụ kinh tế, công cụ giáo dục và công cụ pháp lý bước đầu cho kết quả khả quan: Định mức tiêu hao nước chung của Nhà máy giảm dần từ 16,5 m3/ tấn sản phẩm xuống 12,8 m3/ tấn, nên tải lượng ô nhiễm có giảm; suất tiêu hao điện tại trạm xử lý nước thải giảm dần từ 26,5kwh/ tấn sản phẩm xuống còn 20 kwh/ tấn; chất lượng nước thải sau xử lý đạt yêu cầu ngoại trừ vi sinh. Nhờ đó, Nhà máy đã tiết kiệm được hơn 119 triệu đồng, lợi ích về môi trường được cải thiện rõ rệt, giảm trung bình hơn 43.000 kw giờ điện, tương đương 21,6 tấn C02 phát thải gián tiếp ra môi trường; giảm 3.429 tấn dầu DO...

Dự án trên do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai cùng Trung tâm Nghiên cứu công nghệ hoá dầu - Trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh thực hiện nhằm xây dựng và phổ biến quy trình quản lý tổng hợp cho ngành công nghiệp chế biến cao su thiên nhiên tại tỉnh Đồng Nai, tiến đến hỗ trợ khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng hệ thống ISO 14000. Với đặc thù của ngành sản xuất, chế biến cao su là sử dụng rất nhiều nước và hóa chất nên khí thải, nước thải thải ra thường gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường. Vì vậy việc sử dụng công cụ quản lý tổng hợp ở nhà máy đặt trọng tâm vào việc giảm lượng nước đầu vào và hạn chế sử dụng hóa chất ở các khâu sản xuất.

Trong năm 2008, Nhà máy chế biến cao su Xuân Lập tiếp tục thực hiện 16 giải pháp, trong đó việc hoàn chỉnh hệ thống cấp nước tự động, hệ thống rửa ngược, lắp đặt tôn chiếu sáng và quả cầu thông gió cùng việc mở rộng xưởng kim và xây dựng hệ thống khử trùng sau xử lý và hồ chứa, phấn đấu tiết kiệm được hơn 414 triệu đồng. Các giải pháp thành công từ Nhà máy chế biến cao su Xuân Lập sẽ được áp dụng rộng rãi tại các đơn vị trong Công ty cao su Đồng Nai.

CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP

1. Các công cụ của Quản lý chất lượng môi trường là gì?

2. Liệt kê một số công cụ kinh tế trong quản lý môi trường, trình bày cụ thể 2 trong số các công cụ đó

3. Công cụ ĐTM và các phương pháp thực hiện?

4. Thế nào là công cụ pháp luật và chính sách, ưu điểm của nó so với các công cụ khác?

5. Tại sao phải sử dụng công cụ quản lý tổng hợp?

ĐỊNH HƯỚNG THẢO LUẬN VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH

Sinh viên được chia thành các nhóm và thực hành theo chuyên đề liên quan về nội dung bài học. Các nhóm sẽ báo cáo và thảo luận chuyên đề trong buổi học tiếp theo.

Một số chuyên đề gợi ý cho các nhóm

1. Phân tích và đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của Công cụ kỹ thuật, khoa học công nghệ, cho ví dụ cụ thể.

2. Phân tích và đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của Công cụ kinh tế, cho ví dụ cụ thể.

3. Phân tích và đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của Công cụ giáo dục, cho ví dụ cụ thể.

4. Phân tích và đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của Công cụ đánh giá tác động môi trường (ĐTM), cho ví dụ cụ thể.

5. Phân tích và đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của Công cụ Quan trắc môi trường và đánh giá chất lượng môi trường, cho ví dụ cụ thể.

6. Phân tích và đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của Công cụ pháp luật và chính sách, cho ví dụ cụ thể.

7. Phân tích và đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của Công cụ quản lý tổng hợp, cho ví dụ cụ thể.

Chương 3

CÁC YU T TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG 3.1 YẾU TỐ THIÊN NHIÊN

3.1.1 Các mối đe dọa tác động đến con người và môi trường sống vùng ven biển ven biển

Nước ta giáp với biển Đông ở hai phía Đông và Nam (vùng vịnh Thái Lan). Vùng biển Việt Nam là một phần biển Đông, có bờ biển dài 3.260 km, với gần hết các tỉnh nằm tiếp giáp ven biển, là đối tượng chịu ảnh hưởng lớn của các quá trình thay đổi khí hậu, sự biến động trạng thái trung bình của khí quyển toàn cầu hay khu vực theo thời gian từ vài thập kỷđến hàng triệu năm.

Những biến đổi này được gây ra do quá trình động lực của trái đất, bức xạ mặt trời (kể cả các cơn bão mặt trời) và chủ yếu là do các hoạt động của con người làm phát sinh khí nhà kính từ nhiên liệu hóa thạch và phá rừng, gây ra sự nóng lên toàn cầu, từđó nước biển dâng lên.

Trên là thảm họa của tự nhiên và hậu quả do sinh ra do các hoạt động gián tiếp của con người. Ngoài ra do dân số gia tăng, tốc độđô thị hóa nhanh, hoạt động công nghiệp và giao thông phát triển, con người đã trực tiếp phá hỏng môi trường biển bằng việc phát thải một lượng lớn các chất thải chưa qua xử lý ra biển.

Như chúng ta đã biết, vùng ven biển nước ta là nơi phát triển kinh tế năng động và có mật độ, tốc độ phát triển dân số cao. Dọc bờ biển có tới 12 đô thị lớn, 40 cảng, hàng trăm bến cá và khoảng 238.600 cơ sở sản xuất công nghiệp.

Hoạt động du lịch, dịch vụ và quá trình đô thị hóa đang gia tăng mạnh. Với 125 bãi tắm lớn, nhỏ. Khoảng 2.273 đảo ven bờ, 44 vũng-vịnh nhỏ, 1.120 rạn san hô, 252.500 ha rừng ngập mặn và các thảm cỏ biển phân bố từ Bắc chí Nam. Do vậy, du lịch biển Việt Nam được đánh giá là có rất nhiều tiềm năng và thế mạnh. Nhưng do ngày nay có nhiều cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch xây dựng trên các đảo không theo quy hoạch, đã làm tăng nguy cơ xói mòn đường bờ, làm suy thoái hệ sinh thái biển đảo. Nước thải chưa qua xử lý từ các cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch xả trực tiếp vào môi trường biển, làm tăng mức độ hữu cơ nước biển ven bờ. Mặt khác, các phương tiện tàu thuyền vận tải khách du lịch (Nhà vệ sinh trên tàu du lịch xả thải trực tiếp xuống biển) phương tiện vui chơi, thể thao nước, khai thác san hô phục vụ nhu cầu làm hàng lưu niệm... cũng góp phần làm suy thoái hệ sinh thái nhiệt đới biển. Theo thống kê hiện nay khu vực Hạ Long-Cẩm Phả có 21 dự án lấn biển và 17 dự án đổ bùn thải, còn theo thống kê của Ban quản lý Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang, mỗi ngày có khoảng 10 tấn rác thải du lịch, cộng với rác thải sinh hoạt của cư dân đổ xuống biển. Hầu hết các hộ dân vùng ven biển đều sử dụng bờ biển làm nơi phóng uế. Ước tính chỉ riêng hoạt động du lịch trong năm 2003 đã thải ra 32.273 tấn rác và 4.817.000 m3 nước thải.

Với 40 cảng, hằng ngày hàng chục nghìn lượt tàu thuyền ra vào cảng và phương tiện thủy nội địa hoạt động gia tăng trong khu vực, mỗi năm, chúng đã thải ra sông, biển hàng nghìn tấn chất thải sinh hoạt, nhiên liệu, cặn dầu, nước rửa tàu lẫn chất thải rắn, mạt kim loại, sơn và các chất tẩy rửa trong quá trình hoạt động. Mỗi khi bốc dỡ xong hàng hóa, các chủ tàu thường tổ chức vệ sinh tàu từđó thải các cặn bã, tạp chất ra mặt biển.

Một điều đáng lưu ý nửa là ô nhiễm do hoạt động hàng hải, ngày nay phương tiện giao thông thủy ngày càng nhiều, sản lượng khai thác và vận chuyển dầu khí trên biển không ngừng tăng, gây nên tình trạng ô nhiễm dầu trên diện rộng. Tràn dầu là một trong số tai biến đáng báo động. Trong số các nguồn ô nhiễm dầu, lớn nhất là nguồn từ tuyến hàng hải quốc tế. Theo số liệu ước tính của Cục Đăng kiểm Việt Nam thì hoạt động hàng hải đã gây ô nhiễm tại vùng biển nước ta từ các nguyên nhân: do súc rửa hầm hàng 46%, từ nước la-canh, ba- lát 22%, từ sự cố nhận dầu 3%, từ tràn dầu 24% và các nguyên nhân khác là 3%. Khai thác khoáng sản ven biển như than, vật liệu xây dựng, sa khoáng đã làm biến dạng cảnh quan, gây ô nhiễm môi trường và làm tăng xói lở bờ biển. Riêng mỏ than Quảng Ninh mỗi năm đã thải ra khoảng 13-19 triệu mét khối đất đá và khoảng 30-60 triệu mét khối chất thải lỏng. Ngoài ra còn ô nhiễm từ công nghiệp đóng tàu, do các cơ sở đóng và sửa chữa tàu biển với trang thiết bị kỹ thuật hạn chế, thiếu hệ thống xử lý chất thải đồng bộ, làm nguồn nước bị ô nhiễm do dầu và ô nhiễm trầm tích do lắng đọng các kim loại nặng.

Ô nhiễm môi trường ven biển gia tăng, cộng thêm phương pháp đánh bắt theo lối hủy diệt như dùng hóa chất độc hại, sử dụng chất nổ, lưới mắt nhỏ, khai thác tôm cá trái vụ... đang làm giảm mạnh chất lượng hệ sinh thái. Sản lượng khai thác cá biển, đã vượt mức cho phép, 80% là từ vùng nước ven bờ. Nguồn lợi hải sản gần bờ và xa bờđều giảm nhiều so với 10 năm trước. Theo thống kê, sản lượng khai thác gần bờ năm 2003 giảm 14% so với năm 2001 và mức đóng góp vào tổng sản lượng thủy sản của quốc gia giảm từ 63% xuống còn 48,7%.

Do nuôi trồng thủy sản ở nước ta phát triển theo lối tự phát, người dân ở nhiều địa phương ven biển đã và đang lấn chiếm nghiêm trọng vùng nước lợ và diện tích rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy sản, với tốc độ tàn phá tới 15.000 ha mỗi năm. Diện tích đầm nuôi thủy sản nước mặn, lợ tăng, nhiều địa phương phát triển ồạt. Mỗi bè có một kiểu nuôi và cho cá ăn riêng gồm hàng chục tấn các loại, cá sống, cá chết đựơc băm nhỏ dùng làm thức ăn, rồi tinh bột, rau tươi…tất cả được người nuôi đưa xuống biển, cá ăn không hết, thức ăn hoặc lọt qua lưới xuống đáy biển, trôi khắp khu vực biển gần đó.

Rừng bị tàn phá nặng nề do thiên tai và khai thác quá mức của con người. Ngoài ra, hệ thống đập - hồ chứa trên lưu vực cũng làm thay đổi lớn lượng tải, phân bố nước và trầm tích đưa ra biển. Sự mất đi một lượng lớn nước ngọt, trầm tích và dinh dưỡng do đắp đập ngăn sông đã gây ra những tác động lớn cho vùng ven biển như xói lở, xâm nhập mặn, thay đổi chếđộ thủy văn, mất nơi cư trú và bãi giống, bãi đẻ của sinh vật, suy giảm sức sản xuất của vùng biển ven bờ, gây

có trên 650 đập - hồ chứa cỡ lớn, vừa và hơn 3.500 đập - hồ chứa cỡ nhỏ, tổng sức chứa các đập - hồ thuỷđiện trên hệ thống sông Hồng bằng 20% tổng lượng dòng chảy năm của hệ thống này. Trên thượng lưu sông Mê Kông, Trung Quốc đang phát triển mạnh các đập - hồ chứa, dự kiến đến 2010 sẽ có 8 đập - hồ chứa lớn với tổng dung tích trên 40 km3 và sẽảnh hưởng rất lớn đến vùng ven biển Việt Nam bởi vì thủy điện có thể sẽ giảm dòng chảy, cũng như lượng phù sa của các con sông mà đây lại là yếu tố rất cần thiết trong việc bảo vệ các cộng đồng

Một phần của tài liệu GT quan ly chat luong moi truong chinh sua (TS truong hoang dan) (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)