Ảnh hưởng của các hoạt động giao thông vận tải đến chất lượng

Một phần của tài liệu GT quan ly chat luong moi truong chinh sua (TS truong hoang dan) (Trang 56 - 59)

Chương 3 CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG

3.2 Các yếu tố liên quan đến hoạt động của con người

3.2.5 Ảnh hưởng của các hoạt động giao thông vận tải đến chất lượng

Đất nước ta đang trong tiến trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa, vì vậy việc các cơng trình xây dựng mọc lên ngày càng nhiều cũng là điều tất yếu nhằm giải quyết các nhu cầu của xã hội.

Cùng với tốc độ đơ thị hóa, các cao ốc, chung cư, nhà cao tầng,… mọc lên san sát, các cơng trường nhộn nhịp ngày đêm. Chính những nơi đang xây dựng này đã khiến tình trạng ơ nhiễm mơi trường khơng khí và tiếng ồn ngày càng nghiêm trọng.

Bên cạnh những cơng trình xây dựng được chủ đầu tư hạn chế tối đa tác hại môi trường đối với người dân và có mức đền bù thỏa đáng cho những ảnh hưởng mà nó gây ra vẫn cịn khơng ít những cơng trình xây dựng dân dụng hoặc những cơng trình cao tầng ngay giữa những tuyến phố tập trung mật độ phương tiện giao thông dày đặc khơng có rào chắn hoặc nếu có cũng chỉ được một mặt, không những gây ô nhiễm mà cịn nguy hiểm cho tính mạng người tham gia giao thông.

Hậu quả:

- Dễ xảy ra tai nạn khi đi qua đoạn đường này. - Trời mưa đường trơn trượt, lầy lội.

- Khơng chỉ có vậy, tại những khu vực đã giải phóng mặt bằng xong “mọc” lên những đống rác, phế thải cao quá đầu người gây ô nhiễm môi trường.

- Nhiều cây xanh ở ven đường bị đốn hạ làm khơng khí ngày càng ngột ngạt, bụi mù…

Việt Nam đang trên đường phát triển, đâu đâu cũng thấy quy hoạch, cũng xây dựng và ngày càng có nhiều con đường mà mỗi khi phải đi trên con đường đó là một nỗi khiếp sợ. Tình trạng ơ nhiễm bụi và tiếng ồn khơng hề giảm đi mà ngày càng tồi tệ hơn.

3.2.5 Ảnh hưởng của các hoạt động giao thông vận tải đến chất lượng môi trường môi trường

Nồng độ của các chất độc hại trong khí quyển là một thông số rất quan trọng đánh giá mức độ ô nhiễm. Nồng độ độc hại phụ thuộc trước hết vào mức độ tập trung công nghiệp và giao thông. các chất độc hại gây bệnh dịch, ung thư… ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Theo WHO, khoảng 4-8% các trường hợp tử vong hàng năm trên thế giới có liên quan đến ơ nhiễm khơng khí. Theo dự đốn ơ

nhiễm khơng khí do khí thải giao thơng ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh,… sẽ ngày càng trầm trọng, trong đó có nguyên nhân do tỷ lệ tăng xe máy từ 10% đến 20% mỗi năm, do đó nồng độ CO, NOx, HC đến 2010 tăng 5 đến 10 lần cho phép. (Phạm Minh Tuấn, 2008)

Hình 7 Hoạt động giao thơng gây ơ nhiễm khơng khí (Ảnh tư liệu, 2007)

Khi các phương tiện giao thông trở nên phổ biến thì đời sống của nhân dân ta đã được cải thiện rất nhiều, việc đi lại và vận chuyển hàng hóa của nhân dân giữa các vùng trở nên thuận tiện hơn, hàng hóa từ các vùng được trao đổi dễ dàng. Nền kinh tế của một vùng không thể phát triển một cách cục bộ, mà phải có sự giao lưu, trao đổi giữa các vùng với nhau thì mới có thể phát triển một cách bền vững.

Thực tế cho thấy rằng việc phát triển hệ thống giao thông vận tải là một vấn đề quan trọng, nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận những hệ lụy mà môi trường cũng như con người chúng ta đang phải gánh chịu do sự phát triển quá ồ ạt của các phương tiện giao thông vận tải. Các tác động tiêu cực của các phương tiện giao thông vận tải lên môi trường:

 Tác động đến mơi trường đất: Khí thải từ các phương tiện giao thông đã

ảnh hưởng rất nhiều đến mơi trường đất. Các chất khí thải của các phương tiện giao thông thường là CO2, SOx, NOx, kim loại nặng … các khí này nặng hơn khơng khí nên chúng tồn tại lơ lững trong khơng khí của chúng ta, do tác động của trọng lực và mưa nên chúng sẽ rơi xuống đất và thấm vào đất làm đất của chúng ta bị ô nhiễm do các hợp chất trên. Chúng làm cho đất bị bạc màu, bị nhiễm phèn hay nhiễm mặn, dẫn đến năng suất cây trồng kém, các vi sinh vật trong đất cũng bị tiêu diệt, làm mất kết cấu đất.

- Các chất thải được ra từ các phương tiện giao thông vận tải như dầu nhớt cũ nếu không được thu hồi và xử lý mà đem đi thải bỏ trực tiếp ra đất cũng gây ô nhiễm môi trường đất, chúng làm cho các vi sinh vật sống dưới đất không thể lấy oxy, đất bị nhiễm các chất độc hại trong dầu nhớt, đặt biệt là kim loại nặng

- Các phụ tùng, các phụ kiện hay các phương tiện giao thông vận tải sau khi khơng cịn sử dụng được nửa, sẽ được đem thải bỏ ở các bãi rác. Chúng làm tăng thể tích của các bải rác, nếu không được chôn, xử lý kỹ thuật có thể gây ơ nhiễm đất trong q trình phân hủy của chúng trong đất

 Tác động đến môi trường nước: Nói đến tác động của các phương tiện

giao thơng vận tải lên mơi trường nước thì chúng ta không thể không nhắc đến các phương tiện giao thơng thủy, các phương tiện này đã góp phần khá lớn làm cho môi trường nước của chúng ta trở nên bẩn hơn. Các chủ phương tiện thường thải bỏ trực tiếp lượng dầu nhớt của các phương tiện xuống sơng, đặc biệt khi có các sự cố tràn dầu xảy ra, rất khó để kiểm sốt lượng dầu nhớt lan tràn trong nước. Chúng làm cho các loài sinh vật trong nước không thể hô hấp, nước bị nhiễm các chất độc hại mà khó có thể làm sạch. Ngồi ra, các chất ơ nhiễm có trong khí thải có thể theo mưa thấm vào nước ngầm, làm cho nguồn nước ngầm của chúng ta bị ô nhiễm mà khó có thể xử lý.

- Dù là phương tiện giao thơng thủy, bộ, hay hàng khơng thì cũng đều gây ơ nhiễm mơi trường khơng khí. Lượng khí thải này tỉ lệ thuận với số lượng phương tiện giao thông và độ tuổi của các phương tiện, các phương tiện càng lâu đời thì lượng khí thải và các chất độc hại trong nó thải ra càng nhiều. Ngồi khí thải ra thì chúng ta thường thấy cây cối gần các trục đường giao thông đều bám đầy bụi, chính bụi bẩn và các chất ơ nhiễm trong khí thải cũng cản trở q trình thụ phấn của cây cối, hoa màu, làm giảm năng suất cây trồng và nhiều loại cây không thể phát triển.

- Khi các chất ô nhiễm trong đất bốc hơi, chúng sẽ góp phần tạo nên những trận mưa acid, những trận mưa này làm cho nhiều cây bị rụng lá, các lồi tơm cá, thủy sinh vật dưới nước bị tiêu diệt hoặc không thể phát triển.

- Đặc biêt, đời sống của người dân ở gần đường giao thơng và sống trong các thành phố có mật độ giao thông cao thường rất dễ bị nhiễm các bệnh về phổi và đường tiêu hóa. Do họ phải sống trong một mơi trường khơng khí bị ơ nhiễm nặng, nồng độ các chất ô nhiễm và nồng độ bụi ở đây thường rất cao, có thể vượt quá tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần.

- Hiện nay hàng không đang chiếm 2% đến 3% lượng phát thải cacbon trên toàn cầu (trong khi con số này tại Anh là 5.9%). Điều đáng nói là bởi vì khí thải hàng khơng xả ở tầng khí quyển cao, nó sẽ có tác động cộng hưởng lên khí hậu. Ước tính dấu chân cacbon của một chuyến bay khứ hồi từ London đến Sydney qua Singapore là 4.63 tấn CO2/hành khách. Trong khi đó, lượng phát thải cacbon của một người Anh trong một năm vào khoảng khoảng 11 tấn. Điều khủng

khiếp nhất là lượng khí thải từ hàng khơng vẫn đang tiếp tục tăng lên. Khí thải CO2 từ hàng khơng tồn cầu được dự đoán sẽ tăng từ 610 triệu tấn hiện nay lên khoảng 1.2 tỉ đến 1.4 tỉ tấn vào năm 2025.

Một phần của tài liệu GT quan ly chat luong moi truong chinh sua (TS truong hoang dan) (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)