Các giải pháp quản lý chất lượng môi trường đất trên thế giới

Một phần của tài liệu GT quan ly chat luong moi truong chinh sua (TS truong hoang dan) (Trang 112 - 114)

6.3.1.1 Hiện trạng chất lượng môi trường đất trên thế giới

Diện tích đất liền toàn cầu là 14.477 triệu ha, trong đó 11% là đất đang canh tác (1.500 triệu ha), 24% làm đồng cỏ nuôi gia súc, 32% là diện tích rừng và

đất rừng, 32% còn lại là đất dùng vào các mục đích khác (dân cư, đầm lầy, đất ngập mặn,...) Thế giới có khoảng 3.200 triệu ha đất tiềm năng nông nghiệp và hiện đang canh tác trên khoảng gần 1/2, trong đó tỷ lệđã sử dụng ở các khu vực là: Châu Á 92%, Mỹ LaTinh 15%, Châu Phi 21%, các nước phát triển 70%, đang phát triển 36%. Đất tiềm năng nông nghiệp chưa được đưa vào sử dụng do có những yếu tố hạn chế, như khí hậu khắc nghiệt, thiếu nước, đất dốc, đất mặn

hoặc chua phèn, đất bạc màu,... Việc đưa các loại đất có vấn đề này vào khai thác nông nghiệp sẽ cho hiệu quả kinh tế thấp hơn, đòi hỏi đầu tư ban đầu lớn hơn và có nguy cơ gây hệ quả sinh thái môi trường sâu sắc hơn. Cùng với sự gia tăng dân số, gia tăng mức sống, nhu cầu về đất nông nghiệp sẽ không ngừng tăng. Trung bình mỗi năm, 95 triệu người mới sinh cần có thêm 5 triệu ha đất nông nghiệp mới.

Năm 1995, bình quân đất tự nhiên thế giới là 3,23 ha/người, Châu Á 1,14 ha/người, bình quân đất nông nghiệp thế giới là 0,31 ha/người, Châu Á là 0,19ha/người. Theo các nhà khoa học, tối thiểu đất nông nghiệp bình quân đầu người phải là 2.600 m2. Hậu thuẫn cho một nền nông nghiệp hàng hóa ở Mỹ là bình quân đất nông nghiệp 0,5 ha/người

Khoảng 2/3 diện tích đất nông nghiệp trên thế giới đã bị suy thoái nghiêm trọng trong 50 năm qua do xói mòn rửa trôi, sa mạc hóa, chua hóa, mặn hóa thứ

sinh, ô nhiễm môi trường, khủng hoảng hệ sinh thái đất. Khoảng 40% đất nông nghiệp đã bị suy thoái mạnh hoặc rất mạnh, 10% bị sa mạc hóa do biến động khí hậu bất lợi và khai thác sử dụng không hợp lý. Sa mạc Sahara mỗi năm mở rộng lấn mất 100.000 ha đất nông nghiệp và đồng cỏ. Thoái hóa môi trường đất có nguy cơ làm giảm 10 - 20% sản lượng lương thực thế giới trong 25 năm tới.

Tỷ trọng đóng góp gây thoái đất trên thế giới như sau: mất rừng 30%, khai thác rừng quá mức (chặt cây cối làm củi,...) 7%, chăn thả gia súc quá mức 35%, canh tác nông nghiệp không hợp lý 28%, công nghiệp hóa gây ô nhiễm 1%. Vai trò của các nguyên nhân gây thoái hóa đất ở các châu lục không giống nhau: ở

Châu Âu, Châu Á, Nam Mỹ mất rừng là nguyên nhân hàng đầu, châu Đại Dương và Châu Phi chăn thả gia súc quá mức có vai trò chính yếu nhất, Bắc và Trung Mỹ chủ yếu do hoạt động nông nghiệp.

Xói mòn rửa trôi là một quá trình phức tạp, gây nên bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như: Mất lớp thực vật che phủ bề mặt thường xuyên, đặc biệt là mất rừng, tăng các tác động gây phong hóa bở rời, như nhiệt độ, mưa, hoạt động nhân sinh cày xới đất, canh tác không hợp lý,... tăng gió, mưa, dòng chảy trên mặt đất.

Mỗi năm rửa trôi xói mòn chiếm 15% nguyên nhân thoái hóa đất, trong đó nước đóng góp 55,7% vai trò, gió đóng góp 28% vai trò, mất dinh dưỡng đóng góp 12% vai trò. Trung bình đất đai trên thế giới bị xói mòn 1,8 - 3,4 tấn/ha/năm. Tổng lượng dinh dưỡng bị rửa trôi xói mòn hàng năm là 5,4 - 8,4 triệu tấn, tương

đương với khả năng sản sinh 30 - 50 triệu tấn lương thực.

Chua đất gây nên bởi rất nhiều nguyên nhân: 1- Do thực vật lấy dinh dưỡng K+, Ca2+, Mg2+, Na+ nên trong đất chỉ còn H+; 2- Do mưa nhiều nên ion kiềm và kiềm thổ OH- bị rửa trôi, còn lại Al3+, Fe2+, H+; 3- Do có quá nhiều Al3+ và Fe2+ trong môi trường đất; 4- Do các chất hữu cơ bị phân giải trong môi trường yếm khí tạo ra nhiều axit hữu cơ. Đất nhiệt đới nói chung đều chua, pH = 4,5 - 5,5.

Đất chua phá vỡ cân bằng dinh dưỡng trong hệ thống đất – cây trồng, tăng độc tố

Mất cân bằng dinh dưỡng trong đất còn xảy ra khi chu trình sinh địa hóa không được khép kín, do trồng liên tục một loại cây, do bón phân bổ sung không hợp lý,... Hoang mạc hóa là quá trình tự nhiên và xã hội trường diễn phá vỡ cân bằng sinh thái đất, thảm thực vật, không khí và nước ở các vùng khô hạn và bán

ẩm ướt, dẫn đến giảm sút hoặc huỷ hoại hoàn toàn khả năng dinh dưỡng của của

đất trồng, gia tăng cảnh hoang tàn. Khoảng 30% diện tích trái đất nằm trong vùng khô hạn và bán khô hạn đang bị hoang mạc hóa đe doạ và hàng năm có khoảng 6 triệu ha đất bị hoang mạc hóa, mất khả năng canh tác do những hoạt động của con người.

6.3.1.2 Các giải pháp quản lý chất lượng môi trường đất trên thế giới

Một số giải pháp bảo vệ tài nguyên đất trên thế giới được thực hiện ở các quốc gia như sau:

 Chống xói mòn bằng cách kết hợp các biện pháp kỹ thuật như trồng rừng, cơ cấu cây trồng phù hợp, xen canh gối vụ, tạo lớp che phủđất để giảm tác

động xung lực của hạt mưa, giảm độ dốc, độ dài sườn dốc bằng tạo vật cản, mương hứng theo đường bình đồ để giảm mức độ hình thành và sức công phá của dòng chảy lỏng.

 Bảo vệ và cải tạo đất bằng các giải pháp như: Khai thác đất hợp lý, theo

đúng các nguyên lý sinh thái học, dùng nhiều chất hữu cơ khép kín chu trình sinh

địa hóa và nuôi hệ sinh thái đất, hạn chế sử dụng hóa chất, đặc biệt là chất độc; Làm thuỷ lợi, làm đất đúng kỹ thuật, bón phân, canh tác hợp lý, cải tạo đất tăng

độ phì. Hạn chế tác động nhân tạo bất lợi lên các vùng đất có vấn đề. Cải tạo và sử dụng hợp lý đất có vấn đề. Ứng xử hợp lý với chất thải để phòng chống ô nhiễm, suy thoái đất. Giải quyết các vấn đề môi trường toàn cầu, nhất là ô nhiễm môi trường nước, không khí và quản lý chất thải rắn,,...

 Có chiến lược ứng phó với các nguy cơ hoang mạc hóa đất đai, sử dụng hợp lý tài nguyên nước, có các giải pháp tối ưu giúp phòng tránh, giảm nhẹ, thích nghi, chung sống với thiên tai.

Một phần của tài liệu GT quan ly chat luong moi truong chinh sua (TS truong hoang dan) (Trang 112 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)