Công cụ đánh giá tác động môi trường

Một phần của tài liệu GT quan ly chat luong moi truong chinh sua (TS truong hoang dan) (Trang 25 - 28)

Chương 1 KHÁI NIỆM VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG

2.4 Công cụ đánh giá tác động môi trường

2.4.1 Định nghĩa

Đánh giá tác động mơi trường (ĐTM) là q trình phân tích, đánh giá dự báo ảnh hưởng đến môi trường của các dự án, các quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội và đề xuất các giải pháp thích hợp để bảo vệ môi trường.

ĐTM không phải là thủ tục để ngăn cản hay hạn chế dự án phát triển mà là nghiên cứu để làm cho việc chuẩn bị thực hiện dự án được hoàn chỉnh đầy đủ hơn; nhằm đạt tới các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trước mắt và trong tương lai không làm tổn hại đến lợi ích lâu dài. Vì vậy ĐTM một trong những cơng cụ góp phần cho sự phát triển bền vững…

Các nước phát triển về kinh tế đã vận dụng ĐTM từ những năm 70. Hiện nay hầu hết các nước trên thế giới đều đưa ĐTM thành yêu cầu chính thức trong việc xét duyệt các dự án phát triển. Khái niệm ĐTM đã được đưa vào nước ta từ năm 1985 và sau đó Nhà nước ta đã có quyết định ĐTM đối với các dự án xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội quan trọng

Đánh giá tác động môi trường cũng là một công cụ quan trọng giúp các nhà quản lý kiểm sốt chất lượng mơi trường. Việc đánh giá tác động mơi trường để kiểm sốt và quản lý chất lượng môi trường được thực hiện bằng các phương pháp định tính và định lượng sau đây.

2.4.2 Phương pháp danh mục các điều kiện môi trường hoặc gọi tắt là phương pháp danh mục phương pháp danh mục

Phương pháp được sử dụng rất phổ biến từ trước những năm 1970 cho tới nay. Nguyên tắc của phương pháp này là liệt kê thành danh mục tất cả những nhân tố môi trường liên quan đến hoạt động phát triển được đem ra đánh giá. Danh mục đó sẽ được gởi tới các chuyên gia để từng người cho ý kiến sau đó tổ chức đánh giá sẽ tổng hợp lại thành kết luận chung. Ý kiến đánh giá cũng có thể do các tập thể liên ngành thảo luận và đi đến đánh giá chung.

2.4.3 Phương pháp ma trận môi trường

Phương pháp ma trận môi trường gọi tắt là phương pháp ma trận (matrix method) phối hợp liệt kê các hành động (action) của hoạt động phát triển với liệt kê từng nhân tố mơi trường có thể bị tác động vào ma trận. Hoạt động liệt kê trên trục hồnh, nhân tố mơi trường được liệt kê trên trục tung, hoặc ngược lại. Cách làm này cho phép xem xét các quan hệ nhân – quả của những tác động khác nhau một cách đồng thời. Thông thường việc xem xét chung dựa trên sự đánh giá định lượng các tác động riêng lẻ đối với từng nhân tố.

2.4.4 Phương pháp chập bản đồ môi trường

Phương pháp này sử dụng những bản đồ thể hiện những đặc trưng môi trường trong khu vực nghiên cứu vẽ trên giấy trong suốt (papier calque). Mỗi bản đồ diễn tả những khu vực địa lý với những đặc trưng đã xác định được qua tài liệu điều tra cơ bản. Thuộc tính của đặc trưng mơi trường được biểu thị bằng cấp độ.

Thí dụ: vùng ô nhiễm vừa tô màu nhạt; vùng ô nhiễm nặng tô màu sẫm hơn. Độ dốc mặt đất chẳng hạn có thể ghi thành 5 mức đậm nhạt khác nhau. Để xét sự thích hợp của việc sử dụng đất đai tại nơi nghiên cứu vào một mục đích nào đó, thí dụ trồng một loại cây, ta chập những bản đồ liên quan lại với nhau. Tổ hợp độ đậm nhạt hoặc màu sắc cho phép nhận định một cách tổng hợp và nhanh chóng về sự thích hợp của từng khu vực trên bản đồ.

2.4.5 Phương pháp chập bản đồ đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, kết quả xem xét

Phương pháp này thể hiện trực tiếp hình ảnh, thích hợp với việc đánh giá các phương án sử dụng đất. Tuy nhiên, nó cũng có những nhược điểm: thể hiện thiên nhiên và môi trường quá khái quát, đánh giá cuối cùng về tổng tác động phụ thuộc nhiều vào chủ quan của người đánh giá.

2.4.6 Phương pháp sơ đồ mạng lưới

Phương pháp này có mục đích phân tích các tác động song song và nối tiếp do các hành động của các hoạt động gây ra. Sử dụng phương pháp mạng lưới (Network method) trước hết phải liệt kê toàn bộ các hành động (action) trong hoạt động (activity) và xác định mối quan hệ nhân quả giữa các hành động đó. Các quan hệ đó nối các hành động lại với nhau thành một mạng lưới. Trên mạng lưới có thể phân biệt được tác động bậc 1 do một hành động trực tiếp gây ra, rồi tác động bậc 2 do tác động bậc 1 gây ra và lần lượt tác động bậc 3, bậc 4… Các chuỗi tác động đó cuối cùng dẫn về các tác động cuối cùng, hiểu theo nghĩa là những sự việc có lợi hoặc có hại cho tài nguyên môi trường. Do nắm được quan hệ nhân quả và liên quan của nhiều hành động và tác động trên mạng lưới, ta có thể dùng phương pháp này để xem xét các biện pháp phòng tránh hoặc hạn chế các tác động tiêu cực đến tài nguyên môi trường. Phương pháp mạng lưới này phát sinh từ hhững kinh nghiệm nghiên cứu về dòng năng lượng và cân bằng năng lượng trong các hệ sinh thái. Sau đó, nó được vận dụng rộng rãi vào việc phát triển các vùng ven biển nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa các yêu cầu sử dụng của các ngành kinh tế khác nhau và ngăn chặn xu thế thối hóa tài ngun tại các vùng này.

2.4.7 Phương pháp mơ hình

Phân chia phương pháp mơ hình:

- Mơ hình vật lý: mơ hình cứng, mơ hình động

Loại mơ hình vật lý thường cho ta kết quả đáng tin cậy, có điều tiến trình rất phức tạp và rất tốn kém. Ngày nay người ta sử dụng để nghiên cứu về ĐTM. Ví dụ: mưa rào, dịng chảy, lũ qt… xói lở cục bộ.

- Mơ hình tốn:

Phương pháp dùng mơ hình tốn học để ĐTM đã được sử dụng nhiều trong thời gian gần đây. Theo phương pháp này, trước hết phải có mơ tả thích hợp hoạt động, trình tự diễn biến các hoạt động đó. Tiếp đó là thành lập các quan hệ định lượng giữa các hành động đó đối với các nhân tố môi trường cũng như giữa các nhân tố môi trường với nhau. Trên cơ sở những sự chuẩn bị đó, xây dựng mơ hình tốn học chung cho tồn bộ hoạt động, phản ánh cấu trúc và các mối quan hệ trong mơ hình. Mơ hình cho phép ta dự báo các diễn biến có thể xảy ra của mơi trường, lựa chọn được các chiến thuật và các phương án khác nhau để đưa môi trường về trạng thái tối ưu và dự báo tình trạng của mơi trường tại những thời điểm và trong điều kiện khác nhau của hoạt động.

Một phần của tài liệu GT quan ly chat luong moi truong chinh sua (TS truong hoang dan) (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)