Các mối đe dọa tác động đến con người và môi trường sống

Một phần của tài liệu GT quan ly chat luong moi truong chinh sua (TS truong hoang dan) (Trang 34 - 40)

Chương 3 CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG

3.1 Yếu tố thiên nhiên

3.1.1 Các mối đe dọa tác động đến con người và môi trường sống

ven biển

Nước ta giáp với biển Đông ở hai phía Đơng và Nam (vùng vịnh Thái Lan). Vùng biển Việt Nam là một phần biển Đơng, có bờ biển dài 3.260 km, với gần hết các tỉnh nằm tiếp giáp ven biển, là đối tượng chịu ảnh hưởng lớn của các q trình thay đổi khí hậu, sự biến động trạng thái trung bình của khí quyển tồn cầu hay khu vực theo thời gian từ vài thập kỷ đến hàng triệu năm.

Những biến đổi này được gây ra do quá trình động lực của trái đất, bức xạ mặt trời (kể cả các cơn bão mặt trời) và chủ yếu là do các hoạt động của con người làm phát sinh khí nhà kính từ nhiên liệu hóa thạch và phá rừng, gây ra sự nóng lên tồn cầu, từ đó nước biển dâng lên.

Trên là thảm họa của tự nhiên và hậu quả do sinh ra do các hoạt động gián tiếp của con người. Ngoài ra do dân số gia tăng, tốc độ đơ thị hóa nhanh, hoạt động cơng nghiệp và giao thông phát triển, con người đã trực tiếp phá hỏng môi trường biển bằng việc phát thải một lượng lớn các chất thải chưa qua xử lý ra biển.

Như chúng ta đã biết, vùng ven biển nước ta là nơi phát triển kinh tế năng động và có mật độ, tốc độ phát triển dân số cao. Dọc bờ biển có tới 12 đơ thị lớn, 40 cảng, hàng trăm bến cá và khoảng 238.600 cơ sở sản xuất công nghiệp.

Hoạt động du lịch, dịch vụ và q trình đơ thị hóa đang gia tăng mạnh. Với 125 bãi tắm lớn, nhỏ. Khoảng 2.273 đảo ven bờ, 44 vũng-vịnh nhỏ, 1.120 rạn san hô, 252.500 ha rừng ngập mặn và các thảm cỏ biển phân bố từ Bắc chí Nam. Do vậy, du lịch biển Việt Nam được đánh giá là có rất nhiều tiềm năng và thế mạnh. Nhưng do ngày nay có nhiều cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch xây dựng trên các đảo không theo quy hoạch, đã làm tăng nguy cơ xói mịn đường bờ, làm suy thoái hệ sinh thái biển đảo. Nước thải chưa qua xử lý từ các cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch xả trực tiếp vào môi trường biển, làm tăng mức độ hữu cơ nước biển ven bờ. Mặt khác, các phương tiện tàu thuyền vận tải khách du lịch (Nhà vệ sinh trên tàu du lịch xả thải trực tiếp xuống biển) phương tiện vui chơi, thể thao nước, khai thác san hô phục vụ nhu cầu làm hàng lưu niệm... cũng góp phần làm suy thối hệ sinh thái nhiệt đới biển. Theo thống kê hiện nay khu vực Hạ Long-Cẩm Phả có 21 dự án lấn biển và 17 dự án đổ bùn thải, còn theo thống kê của Ban quản lý Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang, mỗi ngày có khoảng 10 tấn rác thải du lịch, cộng với rác thải sinh hoạt của cư dân đổ xuống biển. Hầu hết các hộ dân vùng ven biển đều sử dụng bờ biển làm nơi phóng uế. Ước tính chỉ riêng hoạt động du lịch trong năm 2003 đã thải ra 32.273 tấn rác và 4.817.000 m3 nước thải.

Với 40 cảng, hằng ngày hàng chục nghìn lượt tàu thuyền ra vào cảng và phương tiện thủy nội địa hoạt động gia tăng trong khu vực, mỗi năm, chúng đã thải ra sông, biển hàng nghìn tấn chất thải sinh hoạt, nhiên liệu, cặn dầu, nước rửa tàu lẫn chất thải rắn, mạt kim loại, sơn và các chất tẩy rửa trong quá trình hoạt động. Mỗi khi bốc dỡ xong hàng hóa, các chủ tàu thường tổ chức vệ sinh tàu từ đó thải các cặn bã, tạp chất ra mặt biển.

Một điều đáng lưu ý nửa là ô nhiễm do hoạt động hàng hải, ngày nay phương tiện giao thông thủy ngày càng nhiều, sản lượng khai thác và vận chuyển dầu khí trên biển khơng ngừng tăng, gây nên tình trạng ô nhiễm dầu trên diện rộng. Tràn dầu là một trong số tai biến đáng báo động. Trong số các nguồn ô nhiễm dầu, lớn nhất là nguồn từ tuyến hàng hải quốc tế. Theo số liệu ước tính của Cục Đăng kiểm Việt Nam thì hoạt động hàng hải đã gây ô nhiễm tại vùng biển nước ta từ các nguyên nhân: do súc rửa hầm hàng 46%, từ nước la-canh, ba- lát 22%, từ sự cố nhận dầu 3%, từ tràn dầu 24% và các nguyên nhân khác là 3%. Khai thác khoáng sản ven biển như than, vật liệu xây dựng, sa khoáng đã làm biến dạng cảnh quan, gây ơ nhiễm mơi trường và làm tăng xói lở bờ biển. Riêng mỏ than Quảng Ninh mỗi năm đã thải ra khoảng 13-19 triệu mét khối đất đá và khoảng 30-60 triệu mét khối chất thải lỏng. Ngồi ra cịn ơ nhiễm từ cơng nghiệp đóng tàu, do các cơ sở đóng và sửa chữa tàu biển với trang thiết bị kỹ thuật hạn chế, thiếu hệ thống xử lý chất thải đồng bộ, làm nguồn nước bị ô nhiễm do dầu và ô nhiễm trầm tích do lắng đọng các kim loại nặng.

Ô nhiễm môi trường ven biển gia tăng, cộng thêm phương pháp đánh bắt theo lối hủy diệt như dùng hóa chất độc hại, sử dụng chất nổ, lưới mắt nhỏ, khai thác tôm cá trái vụ... đang làm giảm mạnh chất lượng hệ sinh thái. Sản lượng khai thác cá biển, đã vượt mức cho phép, 80% là từ vùng nước ven bờ. Nguồn lợi hải sản gần bờ và xa bờ đều giảm nhiều so với 10 năm trước. Theo thống kê, sản lượng khai thác gần bờ năm 2003 giảm 14% so với năm 2001 và mức đóng góp vào tổng sản lượng thủy sản của quốc gia giảm từ 63% xuống cịn 48,7%.

Do ni trồng thủy sản ở nước ta phát triển theo lối tự phát, người dân ở nhiều địa phương ven biển đã và đang lấn chiếm nghiêm trọng vùng nước lợ và diện tích rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy sản, với tốc độ tàn phá tới 15.000 ha mỗi năm. Diện tích đầm nuôi thủy sản nước mặn, lợ tăng, nhiều địa phương phát triển ồ ạt. Mỗi bè có một kiểu nuôi và cho cá ăn riêng gồm hàng chục tấn các loại, cá sống, cá chết đựơc băm nhỏ dùng làm thức ăn, rồi tinh bột, rau tươi…tất cả được người nuôi đưa xuống biển, cá ăn không hết, thức ăn hoặc lọt qua lưới xuống đáy biển, trôi khắp khu vực biển gần đó.

Rừng bị tàn phá nặng nề do thiên tai và khai thác quá mức của con người. Ngoài ra, hệ thống đập - hồ chứa trên lưu vực cũng làm thay đổi lớn lượng tải, phân bố nước và trầm tích đưa ra biển. Sự mất đi một lượng lớn nước ngọt, trầm tích và dinh dưỡng do đắp đập ngăn sông đã gây ra những tác động lớn cho vùng ven biển như xói lở, xâm nhập mặn, thay đổi chế độ thủy văn, mất nơi cư trú và bãi giống, bãi đẻ của sinh vật, suy giảm sức sản xuất của vùng biển ven bờ, gây

có trên 650 đập - hồ chứa cỡ lớn, vừa và hơn 3.500 đập - hồ chứa cỡ nhỏ, tổng sức chứa các đập - hồ thuỷ điện trên hệ thống sông Hồng bằng 20% tổng lượng dòng chảy năm của hệ thống này. Trên thượng lưu sông Mê Kông, Trung Quốc đang phát triển mạnh các đập - hồ chứa, dự kiến đến 2010 sẽ có 8 đập - hồ chứa lớn với tổng dung tích trên 40 km3 và sẽ ảnh hưởng rất lớn đến vùng ven biển Việt Nam bởi vì thủy điện có thể sẽ giảm dịng chảy, cũng như lượng phù sa của các con sông mà đây lại là yếu tố rất cần thiết trong việc bảo vệ các cộng đồng vùng ven biển bằng việc tích tụ phù sa dọc bờ biển.

Hình 3 Rừng cây xanh bị thay thế bởi vùng đất trống

Và với diện tích nơng nghiệp trên 7 triệu héc ta (60% là lúa), hàng năm, một dư lượng đáng kể phân bón hóa học và hóa chất bảo vệ thực vật theo sông chảy ra gây ô nhiễm môi trường biển.

Kỹ thuật và công nghệ lạc hậu, cơng tác quản lý ở một số địa phương cịn yếu kém đã và đang làm suy thối mơi trường ven biển, nguy cơ dẫn đến nguồn lợi thủy sản gần bờ cạn kiệt.

Theo Hội khoa học kỹ thuật biển Việt Nam, trên 70% các chất gây ô nhiễm từ nguồn lục địa đổ ra vùng cửa sông và ven biển, sau đó do sự tương tác ở vùng biển, các chất nguy hại này tích luỹ lại với hàm lượng ngày càng cao tại ven bờ. Kết quả quan trắc ở những khu vực lân cận thuộc các cảng biển cho thấy, tỷ lệ nước biển ở đây ô nhiễm dầu, mỡ đều vượt chuẩn cho phép tới vài chục lần. Ví dụ như Đà Nẵng 24,6 mg/L, Ninh Thuận 18,1, Phú Yên 14,7 và Khánh Hòa 14,6 mg/L. Đó là chưa kể trên vùng biển nước ta bình quân mỗi năm xảy ra từ 5-7 vụ tai nạn các tàu, thuyền tràn dầu đổ vào biển hàng chục nghìn tấn.

Mỗi năm ngành nơng nghiệp tiêu thụ trung bình khoảng 30.000 tấn thuốc bảo vệ thực vật các loại. Qua một số nghiên cứu, chỉ tính riêng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật ở các vùng cửa sơng châu thổ sơng Hồng có trong nước biển lẫn trong trầm tích bãi triều và chứa trong sinh vật hai vỏ đều cao hơn hẳn những vùng biển khác hàng chục lần..

Trước nguy cơ nguồn lợi thủy sản ven bờ tuyệt chủng, nhà nghiên cứu Phan Nguyên Hồng cảnh báo: Rừng ngập mặn là hệ sinh thái đặc biệt, có giá trị và ý nghĩa to lớn về đa dạng sinh vật đối với việc bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế. Nhưng nếu vì lợi ích trước mắt mà người dân ở nhiều địa phương ven biển đã và đang lấn chiếm nghiêm trọng vùng nước lợ và diện tích rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy sản, với tốc độ tàn phá tới 15.000 ha mỗi năm, thì cả nước chỉ còn khoảng 280.000 ha rừng ngập mặn. Giảm khoảng 120.000 ha so với năm 1943. Việc nuôi trồng thủy sản ở nước ta phát triển theo lối tự phát, thiếu hẳn quy hoạch bền vững, đó vừa là “nạn nhân” đồng thời cũng là “thủ phạm” của tình trạng ô nhiễm. Bởi hầu hết những vùng nuôi trồng thủy sản đều khơng có hệ thống thủy lợi hoặc hệ thống xử lý chất thải dư thừa, diện tích nước nuôi trồng bị tù đọng làm biến đổi chất lượng do hàm lượng oxy hòa tan thấp, lượng chất hữu cơ tăng, chất sunphuahydro vượt ngưỡng cho phép hàng chục lần. Chỉ sau một năm sử dụng, các đầm, ao nuôi thả thủy sản đều giảm năng suất rõ rệt, đồng thời bùng phát dịch bệnh làm cho vật nuôi chết hàng loạt trên phạm vi rộng lớn. Hàng vạn hộ gia đình ven biển như Cà Mau, Phú Yên, Đà Nẵng, Khánh Hòa... lao đao, lâm vào cảnh nợ nần. Khơng ít hộ buộc phải để các hồ, đầm, ao “rơi tự do” do nguồn nước nuôi trồng bị ô nhiễm không thể xử lý được.

Thiên tai, thậm chí khả năng xuất hiện động đất và sóng thần, ảnh hưởng lớn đến khả năng phát triển bền vững vùng biển. Ngày càng có nhiều bão lũ với tần suất cao.

Mực nước dâng cao dẫn tới ngập lụt ven biển, nhiễm mặn, xói lở, sa bồi làm đảo lộn cân bằng tự nhiên và sinh thái. Xói lở bờ biển tăng cả về quy mơ và tính chất nguy hiểm.

Có đến 397 đoạn bờ đã và đang bị xói lở với tổng chiều dài 920 km, tốc độ phổ biến 5-10 m/năm, cá biệt 30-50 m/năm. Sa bồi là tai biến phổ biến, có tác động tiêu cực đến cảng biển.

Ở ven biển miền Trung, sa bồi làm lấp các cửa sông và đầm phá, làm các vực nước ven biển bị ngọt hóa, ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ.

Hình 4 Hậu quả bão số 2 ở Hải Phòng năm 2011

Giảm chất lượng hệ sinh thái, giảm sút đa dạng sinh học, hiện có 17 lồi cá biển, 57 loài cá nước ngọt đang nằm trong diện nguy cơ tuyệt chủng. Các rạn san hô, thảm cỏ biển và rừng ngập mặn cũng bị phá hủy nghiêm trọng.

Nước mặn xâm nhập sâu vào nội địa. Các quá trình động lực học biển mạnh hơn do mực nước dâng cao sẽ phá hủy đường bờ biển nghiêm trọng. Các hiện tượng thiên tai xảy ra với cường độ lớn và tần suất cao như bão, lũ lụt tàn phá khu vực.

Tất cả các hậu quả do tình trạng BĐKH được dự báo nêu trên là có cơ sở khoa học và thực tế, bởi địa hình các tỉnh vùng ven biển thường khá thấp, trung bình dưới 1m, cá biệt ở khu vực ven biển có nơi chỉ cao chừng 20-30cm so với mực nước biển. Theo dự báo của tổ chức biến đổi khí hậu (IPCC) thuộc Liên Hợp Quốc, khi nhiệt độ tăng 10C trong giai đoạn 2010-2039, mực nước biển tăng khoảng 20cm; giai đoạn 2070-2099, khi nhiệt độ tăng khoảng 30C - 40C, mực nước biển dâng thêm khoảng 1m. Như vậy, nếu diễn biến mực nước biển theo đúng kịch bản nêu trên, không bao lâu nữa, các tỉnh nằm ven biển sẽ mất đi một phần diện tích ven biển, và có thể lấn sâu hơn nữa vào trong nội địa.

Theo kịch bản BĐKH ở Việt Nam đã được cơng bố tại Hội thảo biến đổi khí hậu tồn cầu và giải pháp ứng phó của Việt Nam tại Hà Nội, 2/2008, được trình bày như sau:

Bảng 1 Ước tính tải lượng các chất ô nhiễm khơng khí từ các khu công nghiệp năm 2009 (so với năm 1990)

Năm Nhiệt độ tăng thêm (oC) Mực nước biển tăng thêm (cm)

2010 0,3-0,5 9

2050 1,1-1,8 33

2100 1,5-2,5 45

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, nếu mực nước biển dâng 1m sẽ có khoảng 10% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp, khoảng 90% diện tích trồng lúa đồng bằng sơng Cửu Long (ĐBSCL) bị ngập hồn tồn, 4,4% lãnh thổ Việt Nam bị ngập vĩnh viễn, đồng nghĩa với khoảng 20% xã trên cả nước, 9.200 km đường bộ bị xóa sổ...

Trong một nghiên cứu khác, một nhóm chun gia của Đai học Hồng gia Thái Lan sử dụng phần mềm IPCC dự báo đến năm 2100 khí hậu sẽ càng khắc nghiệt hơn. Nhiệt độ khơng khí khơng phải chỉ tăng 30C mà sẽ tăng lên 4 - 50C, số ngày có nhiệt độ cao hơn 350C sẽ tăng lên đến 240 ngày/năm. Những đợt sóng nhiệt dâng cao có thể lên đến 400C, thậm chí là 450C. Vào mùa mưa, mực nước biển Đông sẽ cao hơn hiện nay khoảng 1m, mực nước lũ của ĐBSCL sẽ tăng thêm khoảng gần 2m so với mức lũ hiện nay.

Hậu quả của nước biển dâng cao khơng phải chỉ có ngập tĩnh. Các vùng ven bờ và cửa sông bị xâm thực làm cho cơ sở hạ tầng ven biển bị đe dọa lớn hơn. Bên cạnh đó chế độ thủy văn trên từng địa bàn sẽ có những thay đổi ảnh hưởng tới tình trạng xói lở, bồi lắng phù sa trên các hệ thống sơng chính cũng thay đổi.

Ơ nhiễm môi trường biển, ven bờ do các hoạt động hàng hải và cơng nghiệp đóng tàu thủy Việt Nam có vùng biển rộng lớn, bờ biển dài trên 3.200km và hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ, tạo thuận lợi cho việc phát triển kinh tế biển và vùng bờ, nhưng đồng thời cũng đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn trong quản lý và bảo vệ môi trường biển. Hàng loạt các vấn đề mơi trường ven biển nói chung và mơi trường nước nói riêng đang là những thách thức đối với sự phát triển của đất nước. Trong đó, các hoạt động hàng hải, đóng tàu đã góp phần gây nên ơ nhiễm.

Ơ nhiễm của hoạt động hàng hải và cơng nghiệp đóng tàu gây ra chủ yếu là ô nhiễm nguồn nước do dầu và ơ nhiễm trầm tích do lắng đọng các kim loại nặng. Bờ biển Việt Nam được phân ra 3 vùng nhạy cảm và đây cũng là điểm nóng của ô nhiễm biển ven bờ đó là: Vùng biển Hạ Long-Hải Phòng, vùng Đà Nẵng-Dung Quất và vùng Gành Rái-Vũng Tàu.

Tỷ lệ ô nhiễm biển ven bờ do dầu từ hoạt động hàng hải chiếm khoảng 48% do các tàu khơng có két chứa dầu bẩn, 35% do các sự cố đâm va 13% do sự cố tràn dầu. Ô nhiễm dầu trong nước sẽ hủy diệt các lồi cá, tơm thủy sinh và sinh vật đáy, và nghiêm trọng hơn là khi hàm lượng dầu trong nước cao hơn

Một phần của tài liệu GT quan ly chat luong moi truong chinh sua (TS truong hoang dan) (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)