Công cụ pháp luật và chính sách

Một phần của tài liệu GT quan ly chat luong moi truong chinh sua (TS truong hoang dan) (Trang 28 - 30)

Chương 1 KHÁI NIỆM VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG

2.6 Công cụ pháp luật và chính sách

Công cụ pháp lý là công cụ quản lý trực tiếp. Đây là loại công cụ được sử dụng phổ biến và làm cơng cụ có tầm quan trọng bậc nhất trong lĩnh vực bảo vệ và quản lý môi trường ở mọi quốc gia trên thế giới. Ưu điểm nổi bậc của công cụ này

là đảm bảo quyền bình đẳng đối với mọi tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống. Tấc cả mọi người đều phải tuân thủ những qui định về quản lý chặt chẻ các tài nguyên thiên nhiên, các thành phần môi trường, nhất là quản lý các loại chất thải độc hại, thơng qua các qui định mang tính cưỡng chế cao của pháp luật.

Các công cụ pháp lý bao gồm chiến lược, các kế hoạch và chính sách mơi trường của quốc gia, của các ngành kinh tế, của các lĩnh vực hoạt động của xã hội và của địa phương, hệ thống các văn bản về luật quốc tế, hệ thống luật quốc gia và các văn bản khác dưới luật (nghị định, thông tư, những qui định và các quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường, giấy phép mơi trường…) có liên quan đến bảo vệ và quản lý môi trường.

Luật quốc tế về môi trường là tổng thể các nguyên tắc, quy phạm quốc tế điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia, giữa quốc gia và tổ chức quốc tế trong việc ngăn chặn, loại trừ thiệt hại gây ra cho môi trường của từng quốc gia và mơi trường ngồi phạm vi sử dụng của quốc gia. Luật Môi trường quốc gia là tổng hợp các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc pháp lý điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình các chủ thể sử dụng hoặc tác động đến một hoặc một vài yếu tố của môi trường trên cơ sở kết hợp các phương pháp điều chỉnh khác nhau nhằm bảo vệ một cách có hiệu quả mơi trường sống của con người. Hệ thống luật bảo vệ môi trường của một quốc gia thường gồm luật chung và luật sử dụng hợp lý các thành phần môi trường hoặc bảo vệ môi trường cụ thể ở một địa phương, một ngành.

Quy định là những văn bản dưới luật nhằm cụ thể hóa hoặc hướng dẫn thực hiện các nội dung của luật. Quy định có thể do Chính phủ trung ương hay địa phương, do cơ quan hành pháp hay lập pháp ban hành.

Quy chế là các quy định về chế độ thể lệ, tổ chức quản lý bảo vệ môi trường chẳng hạn như quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, Sở khoa học, công nghệ và môi trường... Tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mức, giới hạn cho phép, được quy định dùng làm căn cứ để quản lý mơi trường. Tiêu chuẩn mơi trường có quan hệ mật thiết với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Việc xây dựng tiêu chuẩn môi trường một mặt dựa trên các quy định đã được kiểm nghiệm thực tế, mặt khác phải có nhiều căn cứ khoa học, nhằm bảo đảm cho tiêu chuẩn môi trường phù hợp với nhu cầu bảo vệ sinh thái, đồng thời khả thi về mặt kinh tế, xã hội. Hệ thống tiêu chuẩn mơi trường phản ánh trình độ khoa học, công nghệ, tổ chức quản lý và tiềm lực kinh tế xã hội có tính đến dự báo phát triển. Cơ cấu của hệ thống tiêu chuẩn môi trường bao gồm các nhóm chính sau:

- Những quy định chung

- Tiêu chuẩn nước (nước mặt, nước ngầm, nước thải...) - Tiêu chuẩn khơng khí (khói, bụi, khí thải...)

- Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ đất canh tác, sử dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp.

- Tiêu chuẩn về bảo vệ thực vật, sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ...

- Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa.

- Tiêu chuẩn liên quan đến môi trường do các hoạt động khai thác khống sản trong lịng đất, ngồi biển...

Chính sách bảo vệ mơi trường giải quyết những vấn đề chung nhất về quan điểm quản lý môi trường, về các mục tiêu bảo vệ môi trường cơ bản cần giải quyết trong một giai đoạn dài 10 - 15 năm và các định hướng lớn thực hiện mục tiêu, chú trọng việc huy động các nguồn lực cân đối với các mục tiêu về bảo vệ mơi trường.

Cơng cụ chính sách pháp luật trong quản lý môi trường bao gồm: luật môi trường và các bộ luật liên quan, chính sách mơi trường, kế hoạch hóa mơi trường, tiêu chuẩn mơi trường…

Luật môi trường là các văn bản pháp lý quan trọng nhất của các quốc gia trong công tác quản lý mơi trường. Mỗi quốc gia có cách riêng để hình thành luật mơi trường của mình. Ở nhiều nước có luật môi trường riêng cho từng thành phần môi trường. Ví dụ, ở Mỹ ban hành việc kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường nước, khơng khí, luật nước sạch, khơng khí sạch… Ở các nước đang phát triển như Việt Nam, luật môi trường chỉ đưa ra các qui định chung dưới dạng khung pháp lý cho các qui định dưới luật của các ngành chức năng. Các bộ luật môi trường của các quốc gia cũng thường xuyên được bổ sung và hoàn thiện theo thời gian, phù hợp với quá trình phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia.

Một phần của tài liệu GT quan ly chat luong moi truong chinh sua (TS truong hoang dan) (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)