Các giải pháp cải tiến chất lượng sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu GT quan ly chat luong moi truong chinh sua (TS truong hoang dan) (Trang 63)

SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP GÓP PHẦN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 4.1.1 Trồng trọt

4.1.1.1 Chế phẩm sinh học WEHG phục vụ nền nông nghiệp sạch, an toàn, bền vững và bảo vệ môi trường

Đứng trước các dịch bệnh do nguồn phân bón hóa học và các loại thuốc bảo vệ thực vật gây nên sự ô nhiễm, độc hại cho môi trường Công ty Cổ phần Thế giới Thông minh đã đầu tư, nghiên cứu và đưa ra sản phẩm phân sinh học WEHG (Worldwise Enterprises HeavenGreens). Sản phẩm 100% dược thảo thiên nhiên, không chỉ tăng năng suất cây trồng mà còn cải thiện cho đất tơi xốp, an toàn cho cuộc sống con người và môi trường tránh được các loại sâu bệnh mà không phải sử dụng các loại thuốc trừ sâu. Đây là loại chế phẩm nhằm điều tiết sự tăng trưởng cho cây trồng, ngăn ngừa các các loại sâu rầy, bọ hút, cào cào... bổ sung dinh dưỡng làm cho cây trổ hoa, bông nhiều, trái to, hạt chắc cho năng suất cao (Sản phẩm đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có quyết

định ban hành "danh mục bổ sung phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam" theo QĐ số 102/2007/QĐ-BNN, ngày 11 tháng 12 năm 2007). Sản phẩm đạt huy chương vàng tại Hội chợ Nông nghiệp Quốc tế năm 1995 tại Cần Thơ.

Sản xuất nông nghiệp ngoài nâng cao năng suất cây trồng, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân việc cần phải duy trì độ phì nhiêu cho đất, bảo vệ môi trường sinh thái an toàn sinh học là rất cần thiết. Xác định được điều đó, trong những năm qua, công ty đã mở rất nhiều hội thảo về cây lúa chống vàng lùn, lùn xoắn lá, cây chè, cây đậu tương ở Hà Tây, cà phê ởĐăk Nông, Đăk Lăk, cây tiêu

ở Bà Rịa Vũng Tàu, dưa hấu, cao su... nhằm hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất thực phẩm rau quả sạch, an toàn, bền vững.

4.1.1.2 Phân vi sinh

Hiện nay, sự xuất hiện của các loại phân bón vi sinh trên thị trường cung

ứng phân bón trong nước không còn mấy xa lạ với bà con nông dân. Mặc dù phân bón vi sinh chưa phổ biến nhiều như các loại phân NPK, phân hữu cơ, phân vô cơ

nhưng phân bón vi sinh đang có những biểu hiện rất tốt và có tiềm năng có thể

Sở dĩ phân bón vi sinh có những tiềm năng tốt là vì chúng có những ưu

điểm sau đây:

Phân vi sinh có thể cung cấp chất dinh dưỡng cho cây với một lượng không nhỏ trong 1 thời kỳ dài. Trung bình mỗi năm phân vi sinh có thể

cung cấp 30-60 kg Nitơ/1 hecta đất và có thể thay thế được 1/3 đến 1/2 lượng phân lân hóa học.

Phân vi sinh không gây ô nhiễm đất, nguồn nước trong và xung quanh ruộng lúa, ngoài ra còn tăng khả năng hấp thụ chất của cây, tăng khả

năng chống bệnh và hàm lượng vi sinh vật có lợi trong đất..

Có thể sử dụng bón lót, bón thúc và trong thời kỳ sắp sửa thu hoạch..

Ngoài ra sử dụng phân bón vi sinh còn giúp bà con nông dân tiết kiệm

được một số tiền không nhỏ. Ví dụ như loại phân Dasvila giúp giảm 50% phân đạm và 100% phân lân hóa học với giá dự kiến đưa ra là 50.000- 60.000 đồng /L thì sẽ giúp bà con tiết kiệm 1,5-25 triệu đồng /ha.

Hiện nay đa số phân bón hóa học và vi sinh đều được nhập khẩu từ nước ngoài như Trung Quốc, Đài Loan, Autralia…với một lượng lớn, tính chung 7 tháng năm 2009, nhập khẩu Ure đạt 768 ngàn tấn trị giá 231 triệu USD, nhập khẩu phân DAP trong tháng 7 cũng giảm khá mạnh xuống còn 66,52 ngàn tấn. Giá nhập khẩu trung bình đạt 360 USD/tấn.Và Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất hiện nay với 34% về lượng và 26,14% về trị giá so với tháng 6/2009. Tính chung 7 tháng năm 2009, nhập khẩu phân bón từ thị trường đạt 160,7 ngàn tấn với trị giá 48,33 triệu USD.

Tuy nhiên hiện nay các nhà khoa học trong nước đã sáng chế ra nhiều loại phân bón vi sinh có chất lượng không thua kém gì phân bón nước ngoài như

phân bón vi sinh Biogro (dùng bón qua rễ và bón qua lá) của Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng phân bón vi sinh (BARC) thuộc Trường ĐH Khoa học tự nhiên do GS.TS Nguyễn Thanh Hiền làm chủ nhiệm đề tài được các HĐKH nghiệm thu,

đánh giá cao, cho phép sản xuất và đưa vào sử dụng trong SXNN với nhiều loại cây trồng đa dạng. Biogro đã được nông dân nhiều nơi sử dụng có hiệu quả trong nhiều năm qua, đặc biệt là các vùng sản xuất rau sạch, rau an toàn như Vân Nội,

Đạo Đức, Lĩnh Nam (Hà Nội); chè sạch, chè hữu cơở Thái Nguyên; cam sạch ở

Hàm Yên (Tuyên Quang)… Sản phẩm được cấp bằng sáng chế độc quyền số

1380/2000 và giành được Giải thưởng sáng tạo châu Á năm 2000, hiện đang

được Cty TNHH Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam độc quyền cung ứng trên phạm vi cả nước.

Sản phẩm phân vi sinh Biogro

 Thành phần phân vi sinh Biogro bón qua rễ: Biogro được tạo thành từ

chế phẩm vi sinh chức năng và cơ chất hữu cơ đã được xử lý. Thành phần của phân vi sinh Biogro bón qua rễ gồm có: 1,0 x 106- 107 vi sinh vật cố định đạm; 4,0 x 106-107 vi sinh vật phân giải lân và trên 8,4% chất mang bao gồm các chất hữu cơ đã được xử lý như mùn rác, than

bùn… Sản phẩm được đóng gói trong bao PP và PE với khối lượng tinh 25 kg với độẩm từ 20 - 25%.

 Tác dụng của phân vi sinh Biogro: Dùng phân vi sinh có thể thay thế được từ 50 - 100% lượng phân đạm hóa học (tùy từng loại cây trồng). Thực tế sản xuất cho thấy 1 tấn phân vi sinh thay thế cho 10 tấn phân chuồng, 1 kg đạm vi sinh thay thế cho 1 kg đạm urê. Bón phân vi sinh làm cho cây khỏe hơn, sinh trưởng nhanh hơn, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt hơn, năng suất cây trồng có thể tăng từ 25 - 30%, chất lượng tốt hơn, mã quảđẹp hơn. Bón phân vi sinh có thể tiết kiệm được nhiều chi phí do giá phân hạ, giảm lượng phân bón, giảm số lần phun và lượng thuốc BVTV… nên hạđược giá thành sản phẩm, tăng thêm mức thu nhập cho nông dân. Do bón vi sinh nên sản phẩm rất an toàn, lượng nitrat giảm đáng kể, đất không bị ô nhiễm, khả năng giữ ẩm tốt hơn, tăng cường khả năng cải tạo đất do các hệ sinh vật có ích hoạt động mạnh làm cho đất tơi xốp hơn, cây dễ hút thu dinh dưỡng hơn.

Mặc dù phân vi sinh có nhiều tác dụng nhưng chúng vẫn chưa được sử

dụng và phát triển rộng rãi. Nhiều công trình nghiên cứu vẫn còn ở trong phòng thí nghiệm mà vẫn chưa thể đi vào đời sống do thiếu nguồn kinh phí. Còn có những sản phẩm thì chỉđược bày bán rất ít ở một số nơi và có doanh số bán hàng

ở mức rất khiêm tốn.

4.1.1.3 Chương trình “3 giảm, 3 tăng” và “1 phải, 5 giảm” a)3 giảm, 3 tăng

Đây là mô hình nghiên cứu mang tính tổng hợp đầu tiên trong lĩnh vực nông nghiệp được triển khai có hiệu quảở nước ta, được nông dân trong nước và quốc tếđánh giá cao.

Kể từ vụđông xuân và hè thu năm 2002 đến nay, Chương trình "3 giảm 3 tăng" trong thâm canh lúa được áp dụng rộng rãi tại 11 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

Chương trình cho phép giảm lượng lúa giống đầu tư bình quân từ 180- 200kg/ha xuống còn 100-120kg/ha; giảm được 10% lượng đạm đầu tư nguyên chất và giảm 1-2 lần phun thuốc trừ sâu, song năng suất lúa vẫn tăng 80-150kg thóc/ha. Đặc biệt, giá thành sản xuất 1kg thóc theo tiến bộ khoa học kỹ thuật này giảm so với sản xuất thông thường được 138đ, lợi nhuận tăng thêm trên mỗi ha 1.102.380đ, đưa tổng số 418.481 ha lúa trong khu vực lợi nhuận tăng tới 461,3 tỷ đồng/vụ.

Bên cạnh đó, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long còn xúc tiến Chương trình quản lý tổng hợp dịch hại (IPM) trên rau, cây ăn quả và cây công nghiệp.

Hình 9 Các loài hoa đuổi côn trùng trong mô hình IPM (Trương Hoàng Đan, 2009)

Qua áp dụng đã giảm 2,5-6 lần phun thuốc bảo vệ thực vật mà vẫn duy trì

được mật độ ký sinh và các loài "khắc tinh" của sâu bệnh (50-65% IPM và 6,2-29,6% ở ruộng không áp dụng).

Mặt khác việc sử dụng phân bón cân đối đảm bảo quy trình "5 đúng"-đúng

đất, đúng cây, đúng thời tiết, đúng thời kỳ và đúng liều lượng cũng đang được phổ biến rộng rãi cho bà con nông dân trong khu vực, góp phần đắc lực tăng hiệu quả kinh tế, giảm thiểu ô nhiễm môi trường để giúp cho Đồng bằng sông Cửu Long phát triển nền nông nghiệp bền vững.

b)1 phải 5 giảm

Vừa qua UBND tỉnh An Giang phối hợp với Viện nghiên cứu lúa Quốc tế

(IRRI) đã tổ chức hội thảo tổng kết đánh giá mô hình trồng lúa cao sản theo hướng “1 phải 5 giảm” trên diện rộng theo chương trình hợp tác quốc tế giữa tỉnh và Viện. Nội dung của giải pháp “1 phải 5 giảm” gồm: phải sử dụng giống tốt, đúng cơ cấu mùa vụ và là giống xác nhận; 5 giảm gồm: giảm lượng giống gieo sạ (chỉ

gieo sạ với mật độ lượng giống thích hợp từ 80-100kg/ha tùy theo độ phì của ruộng, ruộng ít màu mỡ sạ dày, ruộng màu mỡ sạ thưa); giảm lượng phân đạm bón; giảm thuốc bảo vệ thực vật, chỉ phun thốc khi thật cần thiết (mật số sâu bệnh tới ngưỡng cần phun); giảm lượng nước tưới (tưới lượng nước vừa phải theo yêu cầu của cây lúa trong từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển); giảm thất thoát trong thu hoạch, chế biến, bảo quản. Mô hình có tổng diện tích 646 ha, triển khai trong vụ Hè thu năm 2009 ở nhiều điểm tại 11 huyện, thành phố trong tỉnh.

Theo báo cáo kinh tế-kỹ thuật tổng kết mô hình, giá thành 1 kg thóc (tính theo giá thị trường thời điểm vụ sản xuất) ruộng trình diễn biến động từ 1.711- 2.935đồng/kg, so với giá thành 1 kg thóc ruộng đại trà trong điều kiện bình thường từ 2.283-3.869đồng/kg thì giảm bình quân khoảng 615 đồng/kg; lãi trung bình 1 ha ruộng mô hình khoảng 11,5 triệu đồng, so với đại trà là 7,7 triệu đồng thì tăng 3,8 triệu đồng/ha. Từ hiệu quả thiết thực của mô hình tỉnh An Giang

đang phát động phong trào nông dân ứng dụng biện pháp “1 phải 5 giảm” trong thâm canh trồng lúa nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế, hạ

giá thành và tăng sức cạnh tranh sản phẩm thóc gạo của tỉnh ở thị trường trong nước và xuất khẩu.

Ở tỉnh Bình Định, trong mấy năm vừa qua việc phổ biến và ứng dụng mô hình “3 giảm 3 tăng” đã thúc đẩy bà con nông dân chú tâm cải tiến kỹ thuật trồng lúa: gieo sạ mật độ thích hợp, chăm sóc đầy đủ và kịp thời để lúa đẻ nhánh tập trung và định nhánh hữu hiệu, từđó giảm số lượng nhánh vô hiệu, nâng cao hiệu quả bón phân để giảm lượng phân bón, giảm sâu bệnh, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế trồng lúa. Tuy vậy do thói quen, tính thiết thực của biện pháp không lớn do qui mô diện tích ruộng của nông hộ còn nhỏ

nên việc thực hiện chương trình “3 giảm 3 tăng” trong nông dân vẫn chưa đồng bộ và đảm bảo yêu cầu. Bên cạnh thành công bước đầu của chương trình “3 giảm 3 tăng” đang được duy trì và mở rộng, Ngành nông nghiệp của tỉnh đang có hướng triển khai ứng dụng biện pháp liên hoàn “1 phải 5 giảm” trong thời gian tới, trước hết là tại những huyện trọng điểm trồng lúa của tỉnh để tiến sâu hơn trong thâm canh lúa.

4.1.2 Chăn nuôi

4.1.2.1 Chế phẩm EM

EM (Effective Microorganisms) có nghĩa là các vi sinh vật hữu hiệu. Chế

phẩm này do Giáo sư Tiến sĩ Teruo Higa - trường Đại học Tổng hợp Ryukyus, Okinawoa, Nhật Bản sáng tạo và áp dụng thực tiễn vào đầu năm 1980. Trong chế phẩm này có khoảng 80 loài vi sinh vật kỵ khí và hiếu khí thuộc các nhóm : vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn lactic, nấm men, nấm mốc, xạ khuẩn. 80 loài vi sinh vật này được lựa chọn từ hơn 2000 loài được sử dụng phổ biến trong công nghiệp thực phẩm và công nghệ lên men

EM được thử nghiệm tại nhiều quốc gia : Mỹ, Nam Phi, Thái Lan, Philippin,Trung Quốc, Braxin, Nhật Bản, Singapore, Indonexia, Srilanca, Nepal,Việt Nam, Triều Tiên, Belarus...và cho thấy những kết quả khả quan

Trong chăn nuôi :

-Làm tăng sức khỏe vật nuôi, tăng sức đề kháng và khả năng chống chịu

đối với các điều kiện ngoại cảnh

-Tăng cường khả năng tiêu hóa và hập thụ các loại thức ăn, -Kích thích khả năng sinh sản,

-Tăng sản lượng và chất lượng trong chăn nuôi,

-Tiêu diệt các vi sinh vật có hại, hạn chế sự ô nhiễm trong chuồng trại chăn nuôi.

Điều kỳ diệu ởđây là : EM có tác dụng đối với mọi loại vật nuôi, bao gồm các loại gia súc, gia cầm và các loài thủy, hải sản.

Nguyên lý của công nghệ EM:

Một số tài liệu tiếng Việt đã nêu lên vai trò cụ thể của từng nhóm vi sinh vật trong EM. GS. Teruo Higa cho biết chế phẩm EM giúp cho quá trình sinh ra các chất chống oxi hóa như inositol, ubiquinone, saponine, polysaccharide phân tử thấp, polyphenol và các muối chelate. Các chất này có khả năng hạn chế bệnh, kìm hãm các vi sinh vật có hại và kích thích các vi sinh vật có lợi. Đồng thời các chất này cũng giải độc các chất có hại do có sự hình thành các enzym phân huỷ. Vai trò của EM còn được phát huy bởi sự cộng hưởng sóng trọng lực (gravity wave) sinh ra bởi các vi khuẩn quang dưỡng. Các sóng này có tần số cao hơn và có năng lượng thấp hơn so với tia gamma và tia X. Do vậy, chúng có khả năng chuyển các dạng năng lượng có hại trong tự nhiên thành dạng năng lượng có lợi thông qua sự cộng hưởng.

Một trong những giải pháp xử lý môi trường chăn nuôi được áp dụng là sử

dụng chế phẩm EM(Effective microorganisms) - đây là chế phẩm sinh học tập hợp các loài vi sinh vật có ích như:(vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn lactic, nấm men, xạ

khuẩn, nấm mốc..) sống cộng sinh trong cùng môi trường, có hiệu quả tác động : -Bổ sung vi sinh vật cho đất;

-Cải thiện môi trường lý, hóa, sinh đất và tiêu diệt tác nhân gây bệnh, sâu hại trong đất;

-Xử lý rác thải, khử mùi hôi của rác, nước thải; -Tăng năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi; -Tăng hiệu lực sử dụng các chất hữu cơ làm phân bón.

Hiện nay chế phẩm này cũng đã đuợc ứng dụng một số nơi trong tỉnh, tuy nhiên với giá từ 3000- 5000đ/ l, không chủđộng đuợc chế phẩm (chế phẩm sau khi pha chế EM thứ cấp 7 ngày sau mới có hiệu lực và thời gian sử dụng trong vòng 20 ngày) thì người dân sẽ không thể duy trì áp dụng đuợc, do vậy dự án'' Xây dựng mô hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật tổng hợp để xử lý môi trường làng nghề và khu vực gần khu công nghiệp" đã cùng với UBND xã Lai Vu thành lập tổ ''Áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất và bảo vệ môi trường'' có nhiệm vụ

tiếp thu công nghệ và chủđộng sản xuất chế phẩm EM đảm bảo chất lượng với giá thành hạ hơn so với thị trường. Tổ được thành thành lập với số lượng 10 người của 3 thôn do đồng chí Vũ Công Nam cán bộ môi trường xã làm tổ trưởng

Sau khi được Tiến sỹ Lê Khắc Quảng, giám đốc Trung tâm phát triển công nghệ Việt Nhật trực tiếp chuyển giao công nghệ và hưóng dẫn kỹ thuật,

Một phần của tài liệu GT quan ly chat luong moi truong chinh sua (TS truong hoang dan) (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)