Các giải pháp quản lý công nghiệp ở Việt Nam

Một phần của tài liệu GT quan ly chat luong moi truong chinh sua (TS truong hoang dan) (Trang 122 - 127)

Chương 3 CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG

6.4 Các giải pháp quản lý công nghiệp trên thế giới và Việt Nam

6.4.2 Các giải pháp quản lý công nghiệp ở Việt Nam

Tính đến tháng 10 năm 2009, tồn quốc đã có 223 KCN được thành lập

theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, 171 KCN đã đi vào hoạt động, với tổng diện tích đất 57.264 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy trung bình khoảng 46%.

Giai đoạn 2006 - 2015, theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, sẽ ưu tiên thành lập mới 115 KCN với tổng diện tích khoảng 26.400 ha và mở rộng diện tích 27 KCN, nâng tổng diện tích KCN lên khoảng 70.000 ha, phấn

đấu tỷ lệ lấp đầy trung bình đạt khoảng 60%. Theo đó, chỉ trong 3 năm 2006,

2007, 2008, tồn quốc đã thành lập mới được 74 KCN với tổng diện tích khoảng 20.500 ha và mở rộng diện tích của 14 KCN.

Các KCN đã có nhiều đóng góp quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu và

phát triển kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống người dân. Riêng năm 2008, các KCN đã tạo giá trị sản xuất công nghiệp đạt hơn 33 tỷ USD (chiếm 38% GDP cả nước); giá trị xuất khẩu đạt trên 16 tỷ USD (chiếm gần 26% tổng giá trị xuất khẩu cả nước); nộp ngân sách khoảng 2,6 tỷ USD, tạo công

ăn việc làm cho gần 1,2 triệu lao động.

Phát triển các KCN với mục tiêu tập trung các cơ sở sản xuất công nghiệp, sử dụng hiệu quả tài nguyên và năng lượng, tập trung các nguồn phát thải ô nhiễm vào các khu vực nhất định, nâng cao hiệu quả sản xuất, hiệu quả

quản lý nguồn thải và bảo vệ mơi trường. Tuy nhiên, q trình phát triển KCN

đã bộc lộ một số khiếm khuyết trong việc xử lý chất thải và đảm bảo chất lượng

môi trường.

Trong thời gian tới, việc phát triển các KCN sẽ làm gia tăng lượng thải và các chất gây ô nhiễm môi trường, nếu không tăng cường công tác quản lý mơi trường thì sẽ ảnh hưởng tới sự tăng trưởng bền vững của đất nước.

Hình 16 KCX Tân Tạo Hình 17 KCX Tân Thuận

Hiện nay, Việt Nam đã có các chính sách phát triển cơng nghiệp gắn liền với bảo vệ môi trường và các văn bản có liên quan về quản lý mơi trường KCN; sự phân cấp quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường KCN; một số địa phương đã triển khai quy hoạch KCN đồng bộ; áp dụng công cụ kinh tế thơng qua hình thức thu phí mơi trường đối với nước thải, chất thải rắn; tổ chức việc thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng môi trường KCN.

Tuy nhiên, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật còn chưa đầy đủ, việc

phân cấp trách nhiệm đối với các đơn vị có liên quan trong bảo vệ mơi trường KCN cịn một số bất cập, chức năng của các đơn vị tham gia quản lý còn chồng chéo; tuy đã có quy hoạch phát triển KCN nhưng chưa thống nhất, thiếu khoa học; việc triển khai các công cụ quản lý chưa thực sự hiệu quả; nhân lực cho công tác bảo vệ môi trường KCN cịn yếu, ý thức bảo vệ mơi trường của chủ đầu tư và các doanh nghiệp trong KCN chưa tốt.

Theo Luật Bảo vệ môi trường và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật, liên quan đến quản lý mơi trường KCN có các đơn vị sau: Bộ TN&MT (đối với các KCN và các dự án trong KCN có quy mơ lớn); UBND taenh (đối với KCN và các dự án trong KCN có quy mơ thuộc thẩm quyền phê duyệt của taenh), UBND huyện (đối với một số dự án quy mô nhỏ) và một số Bộ, ngành khác (đối với một số dự án có tính đặc thù).

Bên cạnh đó, cũng theo Luật Bảo vệ mơi trường và các Nghị định của

Chính phủ, liên quan đến bảo vệ môi trường và quản lý mơi trường của các KCN cịn có: Ban quản lý các KCN; chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ

Thông tư 08/2009/TT-BTNMT của Bộ TN&MTtập trung vào việc quy

định trách nhiệm, quyền hạn của các đơn vị và các vấn đề liên quan đến quản lý

và bảo vệ môi trường của các KCN, trong đó đặc biệt nâng cao trách nhiệm của BQL các KCN. Theo đó, BQL các KCN chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý công tác bảo vệ môi trường tại KCN theo sự ủy quyền của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Điều 4, khoản 1). Để thực hiện nhiệm vụ này, BQL các KCN phải có tổ chức chuyên môn, cán bộ phụ trách về bảo vệ môi trường theo quy định tại Nghị

định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23/5/2007 của Chính phủ quy định tổ chức, bộ

phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước.

BQL các KCN thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về môi trường KCN theo uỷ quyền như tổ chức thực hiện thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM; chủ trì hoặc phối hợp thực hiện giám sát, kiểm tra các vi phạm về bảo vệ

môi trường đối với các dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh tại KCN; phối hợp với Bộ TN&MT, Sở TN&MT thực hiện việc thanh tra và xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường trong KCN.

Sở TN&MT thực hiện chức năng quản lý nhà nước về môi trường, chủ trì cơng tác thanh tra việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường và các nội dung của quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM theo thẩm quyền; chủ trì hoặc phối hợp với BQL các KCN tiến hành kiểm tra công tác bảo vệ môi trường trong KCN; phối hợp giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về bảo vệ môi trường KCN...

Cơng ty Phát triển hạ tầng KCN có chức năng xây dựng và quản lý cơ sở hạ tầng KCN; quản lý và vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung, các cơng trình thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn theo đúng kỹ thuật; theo dõi, giám sát hoạt động xả thải của các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ đổ vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Các giải pháp quản lý chất lượng môi trường đất ở Việt Nam, ĐBSCL và trên thế giới?

2. Các giải pháp quản lý chất lượng môi trường nước ở Việt Nam, ĐBSCL

và trên thế giới?

3. Các giải pháp quản lý chất lượng mơi trường khơng khí ở Việt Nam,

ĐBSCL và trên thế giới?

4. Các giải pháp quản lý hệ sinh thái rừng ở Việt Nam, ĐBSCL và trên thế giới?

ĐỊNH HƯỚNG THẢO LUẬN VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH

Sinh viên được chia thành các nhóm, mỗi nhóm sẽ tổng hợp và sưu tầm các hình ảnh về hiện trạng mơi trường đất, nước, khơng khí và hệ sinh thái rừng ở

đồng bằng sơng Cửu Long. Các nhóm thảo luận vấn đề từ các hình ảnh tìm được

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Văn Quyết, 2008. Kinh tế môi trường. NXB tài Chính Hà Nội. 327 trang. 2. Đào Lệ Hằng, 2008. Sử dụng bền vững đất trong nông nghiệp. Nhà Xuất

bản Hà Nội.

3. Cục bảo vệ môi trường, 2009. Báo cáo hiện trạng môi trường khu cơng nghiệp Việt Nam năm 2009.

4. Hồng Kim Giao, 2006. Phát triển chăn nuôi với vấn đề bảo vệ môi trường. Bản tin chăn nuôi số 1/20006

5. Lê Hoàng Việt, 1998. Quản lý và tái sử dụng chất thải hữu cơ. Đại Học Cần Thơ.

6. Lê Huy Bá và Lâm Minh Triết, 2000. Sinh Thái môi trường học cơ bản. Nhà Xuất bản đại học quốc gia.

7. Lê Văn Khoa, Hoàng Xuân Cơ, Nguyễn Văn Cư, Nguyễn Xuân Cự và ctv, 2007. Khoa Học Môi Trường. Nhà Xuất Bản Giáo Dục. 362 trang

8. Lê Xuân Hồng, 2006. Cơ sở đánh giá tác động môi trường. NXB thống kê Hà Nội

9. Lưu Đức Hải, Phạm Thị Việt Anh, Nguyễn Thị Hoàng Liên và Vũ Quyết Thắng, 2006. Cẩm Nang Quản Lý Môi trường. Nhà xuất Bản Giáo Dục. 303 trang

10. Nguyễn Đức Khiển, 2002. Kinh Tế Môi Trường. Nhà xuất bản Xây Dựng Hà Nội, 279 trang.

11. Nguyễn Kim Hồng. Giáo dục môi trường. NXB Giáo dục.

12. Nguyễn Thanh Hùng, 2000. Ảnh hưởng của phân hữu cơ có nguồn gốc từ thức ăn tổng hợp đến sự tích lũy một số kim loại nặng trong đất và một số loại rau ăn lá ở TPHCM và Biên Hịa.

13. Nguyễn Thế Thơn, 2004. Quy hoạch môi trường và phát triển bền vững. NXB Khoa học kỹ thuật.

14. Nguyễn Trọng Luân, 2008. Luận văn thạc sĩ: Khả năng phát thải khí NH3 trên đất phù sa trông lúa ở quận Ơ Mơn, thành phố Cần Thơ. Đại học Cần Thơ.

15. Nguyễn Trọng Phượng, 2008. Môi trường đô thị. NXB xây dựng Hà Nội 16. Phạm Minh Tuấn, 2008. Khí Thải động cơ và ơ nhiễm môi trường. NXB

17. Phạm Ngọc Đăng, 2000. Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp. NXB Xây Dựng Hà Nội.

18. Phạm Văn Lầm, 1997. Hóa chất nông nghiệp với môi trường. Nhà xuất bản nông nghiệp.

19. Phan Thị Giác Tâm, 2001. Nguồn ô nhiễm phân tán trong nông nghiệp: chất thải từ chăn nuôi gia súc – tác động môi trường và biện pháp quản lý. Tạp san khoa học kỹ thuật đại học nông lâm TPHCM.

20. Phan Thị Yến Nhi, 1998. Luận văn thạc sĩ khoa học môi trường: Ảnh hưởng của việc nuôi cá bè tập trung đến chất lượng nước sông Hậu tại Châu Đốc. Trường đại học Cần Thơ.

21. Trần Đức Hạ, 2002. Xử lý nước thải sinh hoạt qui mô nhỏ và vừa. NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

22. Trương Hoàng Đan, 2010. Giáo Trình quản lý mơi trường nơng nghiệp và nơng thôn. NXB Đại học Cần Thơ.

Một phần của tài liệu GT quan ly chat luong moi truong chinh sua (TS truong hoang dan) (Trang 122 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)