Các giải pháp quản lý chất lượng môi trường không khí ở

Một phần của tài liệu GT quan ly chat luong moi truong chinh sua (TS truong hoang dan) (Trang 100 - 104)

Chương 3 CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG

6.1 Các giải pháp quản lý chất lượng môi trường không khí trên thế giớ

6.1.2 Các giải pháp quản lý chất lượng môi trường không khí ở

6.1.2.1 Hiện trạng chất lượng môi trường không khí ở Việt Nam

Hiện nay, môi trường không khí trên toàn lãnh thổ Việt Nam nói chung là tương đối tốt, nhưng chất lượng môi trường không khí ở các thành phố lớn, tại một số khu công nghiệp và làng nghềđang ngày càng suy giảm.

Ô nhiễm ởđô thị chủ yếu bởi bụi lơ lửng, PM10, tiếng ồn, SO2, NO2, CO, hơi xăng dầu, chì. Trong đó, đặc biệt đáng chú ý là vấn đề ô nhiễm bụi (bao gồm cả TSP và PM10).

Mức độ ô nhiễm không khí ở các thành phố thay đổi giữa các giờ trong ngày, giữa các tháng trong năm và giữa các năm. Sự thay đổi này có nguyên nhân một phần do các hoạt động giao thông và sản xuất công nghiệp, một phần do các điều kiện thời tiết khí hậu trong khu vực.

Theo đánh giá của các chuyên gia, vấn đề nổi cộm về môi trường không khí ở các đô thị Việt Nam hiện nay là ô nhiễm bụi. Hầu hết các khu vực trong thành phốđều bị ô nhiễm bụi đặc biệt là các nút giao thông và các công trường xây dựng. Mức độ ô nhiễm không khí ở các thành phố thay đổi giữa các giờ

trong ngày, giữa các tháng trong năm và giữa các năm tùy thuộc vào các hoạt

động giao thông, công nghiệp và một phần do điều kiện thời tiết khí hậu.

Tại Hà Nội, khảo sát tại một số tuyến đường lớn như Giải Phóng, Trần Hưng Đạo, Trần Nhật Duật và Phạm Văn Đồng cho thấy, người đi xe máy chịu tác động ô nhiễm không khí nhiều nhất. Nồng độ bụi đối với người đi phương tiện này là: 580 (µg/m3), người đi bộ: 495 µg/m3, ôtô con 408 µg/m3, xe buýt: 262 µg/m3. Nồng độ CO đối với người đi xe máy là: 18,6 ppm, đi bộ: 8,5 ppm; ôtô con 18,5 ppm, xe buýt 11,5 ppm.

6.1.2.2 Các giải pháp quản lý chất lượng môi trường không khí ở

Việt Nam

Để quản lý chất lương môi trường không khí, cũng như các quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam đã tiến hành thực hiện một số giải pháp và bước đầu mang lại hiệu quả tích cực. Một số giải pháp quản lý chất lượng môi trường không khí đã thực hiên ở Việt Nam như sau

a)Loại bỏ xăng pha chì

Việt Nam là quốc gia thứ 7 trong khu vực ASEAN "tuyên chiến" với chì trong xăng. Thủ tướng Chính phủđã ban hành Chỉ thị số 24/2000/CT-TTg ngày 23/11/2000 về việc triển khai sử dụng xăng không pha chì và bắt đầu áp dụng từ

ngày 01/7/2001 trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Nhờ nỗ lực này, hiện nay hàm lượng chì trong môi trường không khí xung quanh ở các đô thị của nước ta đã giảm đáng kể.

b)Giảm thiểu phát thải chất ô nhiễm vào không khí

Không khí ởđô thị bị ô nhiễm do nhiều nguồn phát thải khác nhau như từ

các phương tiện giao thông, đốt rác ngoài trời và sử dụng than trong các hoạt

động dân sinh (phát thải bụi mịn và các chất độc), từ các ống khói của các nhà máy…Trong những năm vừa qua, một số các biện pháp nhằm giảm thiểu phát thải chất ô nhiễm vào không khí đã từng bước được áp dụng tại một sốđô thị.

Tăng cường kiểm tra khí thải phương tiện cơ giới đường bộ: nhằm quản lý, kiểm soát khí thải từ các phương tiện cơ giới đường bộ, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm không khí, từng bước cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường không khí nói chung, môi trường không khí ở các đô thị nói riêng, Thủ tướng Chính phủđã ban hành Quyết định 249/2005/QĐ-TTg ngày 10/10/2005 quy định

bộ. Theo đó, Bộ Giao thông Vận tải đã cho tổ chức kiểm tra khí thải theo mức tiêu chuẩn khí thải mới từ ngày 01/07/2006 đối với ôtô đang lưu hành tại 05 thành phố (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ) và xe cơ giới nhập khẩu đã qua sử dụng vào Việt Nam; Từ ngày 01/07/2007, đã tổ

chức kiểm tra khí thải theo tiêu chuẩn EURO 2 đối với xe cơ giới sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới; Đầu tư cơ sở vật chất và đào tạo nguồn nhân lực để đáp

ứng công tác kiểm tra khí thải xe cơ giới theo lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải

đã quy định.

Tăng cường quản lý giao thông và tăng phương tiện giao thông công cộng

ở các đô thị nhằm hạn chế số lượng phương tiện giao thông cá nhân gây ô nhiễm môi trường không khí và giảm tắc nghẽn giao thông, hiện nay các cấp chính quyền đang đặc biệt quan tâm đến các biện pháp nhằm tăng cường các phương tiện giao thông công cộng và cải tiến quản lý hệ thống giao thông. Tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ,... số lượng các xe buýt nội thị và liên tỉnh được tăng đáng kể (mặc dù còn xa mới

đáp ứng yêu cầu). Đồng thời, các dự án xây dựng hệ thống xe buýt nhanh, tàu

điện ngầm, đường sắt trên cao đã được bắt đầu khởi động tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Việc tổ chức lại các tuyến đường, phân luồng đường dành riêng cho xe buýt, xây dựng hệ thống cầu vượt và hầm ngầm tại các tuyến giao thông chính cũng đã được tiến hành khẩn trương.

Yêu cầu các nhà sản xuất phải giảm thiểu ô nhiễm để kiểm soát chặt chẽ

các nguồn phát thải công nghiệp trong và ngoài đô thị, các tiêu chuẩn khá nghiêm ngặt về phát thải đã được ban hành. Do vậy, nhiều cơ sở, nhà máy lớn đã áp dụng các công nghệ sản xuất sạch hơn, công nghệ kiểm soát phát thải hiện đại và sử

dụng năng lượng hiệu quả. Kết quả nghiên cứu của Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam đối với một số ngành công nghiệp cho thấy việc áp dụng sản xuất sạch hơn

đã góp phần giảm ô nhiễm không khí, tiết kiệm năng lượng và chi phí, tăng hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên, những cơ sở nhỏ và trung bình vẫn ít nỗ lực hơn trong việc áp dụng những công nghệ này. Đây cũng là một khó khăn trong việc quản lý và kiểm soát ô nhiễm bởi những cơ sở này thường phân tán, không tập trung.

c)Kiểm soát bụi trong xây dựng và giao thông vận tải

Luật BVMT năm 2005 đã quy định việc thi công các công trình xây dựng phải bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường nói chung và kiểm soát bụi nói riêng. Trước đó, tại một số thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,… trước tình hình bụi từ hoạt động xây dựng các công trình và vận chuyển vật liệu xây dựng ngày càng gia tăng, chính quyền thành phốđã ban hành các quy

định yêu cầu các công trình xây dựng phải được quây, che chắn để hạn chế sự phát tán bụi vào môi trường xung quanh, vật liệu xây dựng được vận chuyển và tập kết vào ban đêm, các phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng phải có bạt che phủ… Kết quả là bụi đã giảm đáng kể trên các đường phố.

d)Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Quyết định 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thể hiện sự kiên quyết của Chính phủ trong việc bảo vệ môi trường. Tính đến tháng 12/2006, sau 3 năm triển khai giai đoạn 1 của Quyết định, trong tổng số 439 cơ

sở phải xử lý (trong đó có 42 cơ sở là cơ sở gây ô nhiễm không khí), đã có 145 cơ sở (đạt 33%) không còn gây ô nhiễm môi trường, 225 cơ sở (đạt 51,2%) đã và

đang triển khai các biện pháp xử lý. Kết quảđạt được của việc thực hiện Quyết

định 64/2003/QĐ-TTg đã góp phần cải thiện chất lượng môi trường nói chung và môi trường không khí nói riêng của các đô thị trong cả nước.

e)Từng bước loại bỏ các phương tiện cơ giới không đủ điều kiện lưu hành

Các Nghị định của Chính phủ (92/2001/NĐ-CP, 23/2004/NĐ-CP và 10/2006/NĐ-CP) về quy định niên hạn sử dụng đối với ô tô tải và ô tô chở người là cơ sở pháp lý cho việc loại bỏ các phương tiện không đủ điều kiện lưu hành,

đã tích cực góp phần giảm thiểu khí thải độc hại. Đến nay, sau hơn 3 năm triển khai Nghịđịnh, đã có hơn 44.500 xe cũ nát, quá hạn sử dụng đã bị loại bỏ. Trong năm 2007, có khoảng 10.000 xe bị loại bỏ theo niên hạn quy định cho lộ trình từ

ngày 01/02/2007 (Nguồn: Cục Đăng kiểm Việt Nam, 2007).

f) Ban hành các TCVN về chất lượng môi trường không khí

Các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường không khí được ban hành lần đầu tiên vào năm 1995, sửa đổi năm 2001 và 2005. Ngày 18/12/2006, Bộ trưởng Bộ

TN&MT đã ký Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT về việc bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường, trong đó có 4 tiêu chuẩn về chất lượng không khí. So với một số nước, tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí của nước ta cũng đạt được mức trung bình. Trong đó một số thông số có ngưỡng cho phép được nới lỏng hơn so với tiêu chuẩn chung của các tổ chức quốc tế.

g)Thực hiện quan trắc môi trường không khí

Quan trắc chất lượng không khí là nhằm theo dõi một cách định lượng cụ

thể chất lượng môi trường không khí qua đó thấy được hiệu quả và tác động của các chính sách và biện pháp bảo vệ môi trường không khí.

Ở nước ta, từ năm 1994, các hoạt động quan trắc môi trường không khí đã

được bắt đầu thực hiện thông qua các chương trình quan trắc cấp quốc gia và địa phương. Từ năm 2000, nhằm cung cấp số liệu quan trắc liên tục, các trạm quan trắc môi trường không khí tự động đã được đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt

động tại một số thành phố lớn như Hà Nội (5 trạm), thành phố Hồ Chí Minh (9 trạm), Hải Phòng (2 trạm), Đà Nẵng (2 trạm),… ngoài ra, một số trạm quan trắc tự động di động cũng được đầu tư: ở Hà Nội có 2 trạm, thành phố Hồ Chí Minh có 1 trạm.

Tại các địa phương khác, do điều kiện kinh phí không cho phép nên vẫn tiến hành quan trắc bằng các phương pháp quan trắc không liên tục với tần suất từ 4- 6 lần/năm. Các điểm quan trắc không khí được bố trí tập trung chủ yếu ở

các điểm nóng về môi trường của các đô thị lớn, hoặc KCN.

h)Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về môi trường không khí

Việt Nam tích cực tham gia xây và đã phê chuẩn 17 công ước quốc tế về

môi trường và đang nỗ lực thực hiện các cam kết và nghĩa vụ của một nước thành viên. Trong số đó, Việt Nam đã phê chuẩn Công ước khung Liên hợp quốc về

Biến đổi khí hậu (UNFCCC) vào ngày 16/11/1994 và phê chuẩn Nghị định thư

Kyoto vào ngày 25/9/2002 và được đánh giá là một trong những nước tham gia tích cực và sớm nhất vào Nghịđịnh thư. Đây là những văn bản quy phạm pháp luật quốc tế vào loại quan trọng nhất, liên quan đến môi trường không khí.

Một phần của tài liệu GT quan ly chat luong moi truong chinh sua (TS truong hoang dan) (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)