Ảnh hưởng của hoạt động nông nghiệp

Một phần của tài liệu GT quan ly chat luong moi truong chinh sua (TS truong hoang dan) (Trang 52 - 55)

Chương 3 CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG

3.2 Các yếu tố liên quan đến hoạt động của con người

3.2.2 Ảnh hưởng của hoạt động nông nghiệp

Trong những năm gần đây, nền nông nghiệp nước ta có những bước phát triển vượt bậc. Cùng với nền nông nghiệp phát triển vượt bậc, lượng thuốc bảo vệ thục vật, phân bón được sử dụng ngày càng nhiều. Ngồi hiệu quả mang lại vấn đề này cũng có mặt trái là ảnh hưởng đến việc phá vỡ tính cân bằng của hệ sinh thái, gây hại đến môi trường và cả sức khỏe của người sử dụng nông sản có dùng những hóa chất này. Theo Lê Huy Bá và Lâm Minh Triết (2000), lượng thuốc sử dụng vào năm 1997 cao gấp 3 lần năm 1991. Khi mơi trường chứa đựng q nhiều dư lượng hóa chất khơng mong đợi này, tính cân bằng tự nhiên bị phá vỡ gây nên sự ô nhiễm môi trường đất, nước, khơng khí.

Ơ nhiễm mơi trường đất

Việc bón phân hóa học đã làm tăng đáng kể năng suất cây trồng nhưng việc bón phân khơng hợp lý dễ gây ơ nhiêm mơi trường. Mặt dù lượng phân hóa học bón cho đất rất lớn nhưng hệ số sử dụng phân thật sự cần cho đất trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng chỉ đạt 30 – 50% cho phân đạm, 20 – 30% cho phân lân. Riêng với lân khi hàm lượng lân cao sẽ gây chua cho đất vì trong lân có chứa khoảng 5% acid tự do làm chua đất và hệ số sử dụng phân Kali là 40 - 60% (Phạm Văn Lầm, 1997). Các lượng phân đạm trong đất nếu không được cây trồng sử dụng hết sẽ dễ bị axít hóa thành axít nitrit gây chua hóa đất.

Ơ nhiễm môi trường nước

Khi thuốc BVTV được phun xuống, nó ln khơng tồn tại ngay đó mà chảy theo nhiều hướng khác nhau. Thuốc BVTV, đầu tiên, sẽ tồn tại ở cây trồng, sinh vật gây hại hay một số sinh vật khác. Một phần bốc thoát thành hơi, phần nhỏ bị cuốn trôi khi đọng trên bề mặt lá, chảy tràn, thuốc cịn có thể bị phân hủy dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời và các hợp chất hóa học khác. Do tác động của nước tự nhiên và nước tưới, dư lượng thuốc BVTV có thể bị cuốn trơi từ những cánh đồng có phun thuốc đến ao hồ, sơng suối. Thuốc BVTV trên mặt đất có thể bị lắng trơi xuống mạch nước ngầm khi mạch nước ngầm ở gần mặt đất, thuốc được dùng với liều lượng cao lặp đi lặp lại nhiều lần hoặc có những cơn mưa lớn sau đợt phun thuốc. Từ mạch nước ngầm, dư lượng thuốc sẽ vào sơng, hồ. Thuốc BVTV cịn được phun vào ruộng lúa nước để trừ cỏ, trư sâu bệnh, phun vào ao hồ để trừ bèo rong. Từ sông suối thuốc BVTV sẽ đổ ra biển. Sự tồn tại của dư lượng thuốc BVTV trong ao hồ đã gây ra nhiều tác hại cho động vật thủy sinh. Khi mơi trường nước tồn lưu hóa chất chắc chắn sẽ gây độc cho chúng động vật nổi sẽ chết, các loài cá sẽ thiếu thức ăn và bản thân chúng cũng gặp nguy hiểm, các loài lưỡng cư, giáp xác cũng bị ảnh hưởng tương tự. (Trương Hoàng Đan, 2010)

Ơ nhiễm mơi trường khơng khí

Theo Lê Tuyết Minh, 2005 các hoạt động nông nghiệp cũng gây ô nhiễm khơng khí như:

Đốt đồng sẽ thải vào mơi trường khơng khí rất nhiều khí thải như CO, CO2,… và bụi

Việc sử dụng các loại nông dược: thuốc trừ sâu, phân bón với hàm lượng lớn hoặc khơng đúng qui cách, phun thuốc trừ sâu ở diện rộng đã đưa vào mơi trường nhiều loại khí độc hại. Nhiều loại thuốc có khả năng bay hơi vào khơng khí, nhất là trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, qua khơng khí thuốc có thể chuyển đến những vùng rất xa gây ô nhiễm trên phạm vi rộng.

Việc canh tác lúa nước sẽ thải một lượng lớn CH4 góp phần gia tăng hiệu ứng khí nhà kính.

Nghiên cứu về khả năng phát thải khí NH3 trên đất phù sa trồng lúa của Nguyễn Trọng Luân, 2008 cho thấy lượng NH3 phát thải một lượng 10,71 kgN/ha trong vụ đơng xn. Sự phát thải này gây phú dưỡng hóa nước mặt và làm giảm Nitrate nước ngầm, là tác nhân gây viêm phổi và những vấn đề về đường hơ hấp.

Nhìn chung nguồn gây ơ nhiễm khơng khí từ hoạt động nơng nghiệp ở nước ta chưa đến mức nghiêm trọng.

Ngoài ra trong các hoạt động sản xuất nơng nghiệp, hoạt động chăn ni cũng có ảnh hưởng đến mơi trường:

Ơ nhiễm nước mặt: Theo Lê Hoàng Việt, 1998 chất thải gia súc là chất

hữu cơ, việc thải các chất thải chưa được xử lý sẽ gây nên sự mất cân bằng về mặt sinh học. Khi lượng chất thải hữu cơ lên cao thì vi khuẩn cần nhiều oxy hơn cho q trình oxy hóa và tổng hợp của chúng, đưa đến việc suy giảm oxy hòa tan trong các nguồn nước gây nguy hại cho các thủy sinh vật, mất vẽ mỹ quan và chất lượng môi trường sống ở khu vực xung quanh sẽ bị suy giảm.

Ô nhiễm nước mặt do chất thải gia súc bao gồm hiện tượng phú dưỡng, sự phú dưỡng gắn liền với sự phát triển của một lồi sinh vật có hại mang tên

Pfiesteria piscicida có khả năng giết chết cá hàng loạt và gây bệnh cho người

(Phan Thị Giác Tâm, 2001)

Ô nhiễm mơi trường đất: đất bón nhiều phân gia súc sẽ chứa nhiều đạm, lân, khi có mưa sẽ dễ bị ngấm qua đất vào nước ngầm dạng nitrat, ngồi ra cịn có thể chảy tràn qua mặt đất ra sông làm ô nhiễm nước mặt (Phan Thị Giác Tâm, 2001)

Ơ nhiễm khơng khí: Theo Ger De Lange, 2001 việc sinh khí NH3, SO2 và NOx từ quá trình phân hủy chất thải chăn ni đưa đến trận mưa axít. Có rất nhiều hợp chất mùi được thải ra từ chăn nuôi, theo các nhà khoa học Nhật Bản thì có khoảng 9 hợp chất mùi gần nhất với các chất thải chăn nuôi là: amonia, mathyl, ercaptan, hydro sulfide, propionic acide, n-butyric acide, n-valeric acide và iso-valeric acide. Trong đó có một số hợp chất khí ảnh hưởng đến mơi trường khơng khí xung quanh và hiệu ứng nhà kín.

Ơ nhiễm kim loại nặng: Theo Hoàng Kim Giao, 2006 phân gia súc chứa

nhiều chất chứa nitơ, lân, kẽm, đồng, chì, asen, niken,…Cịn theo Trần Đức Hạ, 2002 nước thải chăn ni có chứa kim loại nặng như As, Cd, Cu, Pb, Zn,…Qua nhiều kết quả thí nghiệm phân tích đã chứng tỏ phân chuồng có nguồn gốc từ thức ăn tổng hợp là một trong những nguyên nhân làm tích lũy kim loại nặng như Cu, Zn va Mn trong đất và trong một số loại rau ăn lá (Nguyễn Thanh Hùng, 2000)

Một phần của tài liệu GT quan ly chat luong moi truong chinh sua (TS truong hoang dan) (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)