Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Đánh giá kết quả và hiệu lực tái cơ cấu ngành trồng trọt huyện tân Yên
TRỌT HUYỆN TÂN YÊN
4.3.1. Các hướng chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt huyện Tân Yên
4.3.1.1. Diện tích gieo trồng và cơ cấu diện tích gieo trồng cây hàng năm
Tình hình biến động diện tích gieo trồng và cơ cấu diện tích gieo trồng cây hàng năm của huyện được thể hiện trong bảng 4.20. Bảng 4.20 cho thấy diện tích gieo trồng cây hàng năm của huyện biến động không nhiều.
4.3.1.2. Diện tích gieo trồng và cơ cấu diện tích trồng trọt cây lâu năm
Nhìn vào bảng 4.19 cho thấy, tình hình sản xuất cây lâu năm những năm gần đây có tăng mạnh năm 2014 cây lâu năm có diện tích là 2.781 ha, năm 2015 là 2970ha tăng 200ha so với năm 2014, năm 2016 là 3029 ha tăng 248 ha so với năm 2014.
Bảng 4.19. Diện tích gieo trồng cây lâu năm của huyện Tân Yên từ năm 2014- 2016 từ năm 2014- 2016
Chỉ tiêu
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) Tổng diện tích gieo trồng 2.781 100,0 2979 100,0 3.029 100,0
1 Cây ăn quả 2.781 100,0 2,979 100,0 3.029 100,0 1.1 Trồng tập trung 531 19,1 689 23,1 699 23,1 1.2 Vườn gia đình 1,615 58,1 1.300 43,6 1.467 48,4 1.3 Trồng rải rác 635 22,8 990 33,2 863 28,5 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Tân Yên (2016) Tóm lại, diện tích trồng cây lâu năm trên địa bàn huyện Tân Yên đã được cải thiện khi chuyển dịch cơ cấu. Tuy nhiên cây lâu lăm chủ yếu vẫn được trồng trong vườn các hộ gia đình, diện tích trồng cây ăn quả theo quy mô tập trung thấp nên việc chăm bón, ứng dụng khoa học kỹ thuật còn khó khăn ảnh hưởng không nhỏ đến số lượng và chất lượng sản phẩm.
4.3.2. Diện tích, năng suất, sản lượng cây hàng năm a. Diện tích và cơ cấu diện tích gieo trồng a. Diện tích và cơ cấu diện tích gieo trồng
Bảng 4.20 cho thấy diện tích lúa có xu hướng giảm, diện tích ngô tăng đáng kể, nhóm cây thực phẩm giảm bình quân 95,47%/ năm và nhóm cây công nghiệp tăng 102,11%/năm.
Bảng 4.20. Diện tích gieo trồng cây hàng năm huyện Tân Yên Diễn giải Diễn giải
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
TĐPTBQ (%/năm) DT (ha) cc (%) DT (ha) cc (%) DT (ha) cc (%) 1.Cây lương thực có hạt 14.879 69,70 15.330 70,10 15.315 71,10 101,45 Cây Lúa 13.333 62,44 13.390 61,30 13.160 61,10 99,35 Cây Ngô 1.446 6,77 1.940 8,90 2.155 10,00 118,06 2.Cây thực phẩm 4.008 18,80 3.751 17,20 3.653 17,00 95,47 Khoai lang 615 2,90 557 2,50 561 2,60 95,51 Sắn 236 1,10 88 0,40 119 0,60 67,27 Mía 10 0,05 4 0,02 4 0,00 63,25
Rau đậu các loại 3.147 14,70 3.102 14,20 2.696 12,50 97,13 3.Cây công nghiệp 2.467 11,60 2.774 12,70 2.572 11,90 102,11 Cộng 21.354 100,00 21.855 100,00 21.540 100,00 100,43 Nguồn: Chi cục thống kê huyện Tân Yên (2016) b. Năng suất
Bảng 4.21. Năng suất một số cây trồng chủ yếu huyện Tân Yên
Diễn giải Năng suất (tạ/ha) So sánh (%)
2014 2015 2016 15/14 16/15 BQ Lúa 55 54 58 98,2 107,4 102,8 Ngô bao tử 26 36 38 138,5 105,6 122,0 Khoai lang 113 113 114 100,0 100,9 100,4 Sắn 120 121 121 100,8 100,0 100,4 Mía 274 275 352 100,4 128,0 114,2 Rau gia vị 117 123 119 105,1 96,7 100,9
Nguồn: Chi cục thống kê huyện Tân Yên (2016) Bảng 4.21 cho thấy năng suất một số cây trồng chủ yếu của huyện tăng.
Cây lương thực được huyện hỗ trợ giá giống lúa sản xuất tại cánh đồng mẫu nên sản xuất được cả hai vụ và cho năng suất bình quân trong 3 năm là gần 103%/năm. Phát triển sản xuất lúa gạo đã giải quyết lúa gạo và đã giải quyết được vững chắc vấn đề an ninh lương thực và góp phần quan trọng vào xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho nông dân, đồng thời góp phần thu ngoại tệ qua xuất khẩu lương thực.
c. Sản lượng
Bảng 4.22. Sản lượng một số cây trồng chủ yếu huyện Tân Yên
Diễn giải Sản lượng tấn) So sánh (%)
2014 2015 2016 15/14 16/15 BQ Lúa 73.489 71.932 76.190 97,9 105,9 101,9 Ngô 5.560 6.979 8.076 125,5 115,7 120,6 Khoai lang 6.919 6.294 6.373 91,0 101,3 96,1 Sắn 2.832 1.060 1.440 37,4 135,8 86,6 Mía 274 110 141 40,1 128,2 84,2 Rau gia vị 49.350 50.450 47.090 102,2 93,3 97,8 Nguồn: Chi cục thống kê huyện Tân Yên (2016) Bảng 4.22 cho thấy sản lượng lúa biến động không nhiều, sản lượng ngô biến động đáng kế bình quân tăng 120,6%/năm. Sản lượng khoai, sắn, mía, rau gia vị đều giảm qua các năm.
4.3.3. Giá trị sản xuất cây lâu năm
Bảng 4.23. Giá trị sản xuất cây lâu năm huyện Tân Yên
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 TĐ PT
BQ Giá trị (trđ) CC (%) Giá trị (trđ) CC (%) Giá trị (trđ) CC (%) Tổng giá trị sản xuất 35.200 45.300 49.600
1. Cây ăn quả 35.200 100,00 45.300 100,00 49.600 100,00 118,71 - Trồng tập trung 8.700 24,70 12.000 26,50 16.000 32,25 135,61 - Vườn gia đình 18.850 53,60 23.200 51,20 21.500 43,35 106,80 - Trồng rải rác 76.500 21,70 10.100 22,30 12.100 24,40 39,77
2. Giá trị bình quân/ha 127 152 164
Nguồn: Chi cục thống kê huyện Tân Yên ( 2016) Bảng 4.23 cho thấy tốc độ phát triển cây trồng tập trung khá mạnh đạt
135,61%/năm, vườn gia đình đạt 106,80%/năm, trồng rải rác nên bà con nông dân không chăm bón được nên chỉ đạt 39,77%/năm.
4.3.4. Kết quả và hiệu quả sử dụng đất
Bảng 4.24. Một số chỉ tiêu thực hiện kết quả sử dụng đất trồng trọt của các đơn vị trên địa bàn huyện Tân Yên tính bình quân 1ha canh tác
năm 2014-2016 Chỉ tiêu
Giá trị (triệu đồng/ha)
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
1. Hộ nông dân 1.1 Giá trị sản xuất trồng trọt 115,10 121,10 125,55 1.2 Thu nhập từ trồng trọt 66,65 70,78 75,83 2. Trang trại 2.1 Giá trị sản xuất trồng trọt 284,20 291,02 285,15 2.2 Giá trị sản phẩm trồng trọt hàng hóa 266,01 280,00 273,80 2.3 Thu nhập 133,78 158,61 156,61 2.4 Lợi nhuận 56,17 67,18 66,10 3. Doanh nghiệp 3.1 Giá trị sản xuất trồng trọt 515,80 540,10 581,20 3.2 Giá trị sản phẩm trồng trọt hàng hóa 506,18 531,20 564,12 3.3 Thu nhập 264,15 269,25 280,18 3.4 Lợi nhuận 84,01 84,65 86,05
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Tân Yên (2016) Qua Bảng 4.24 cho thấy giá trị sản xuất của các hình thức tổ chức rất khác nhau, nếu như giá trị của hộ nông dân chỉ đạt 151,10 triệu đồng/ha canh tác thì giá trị sản xuất trồng trọt của trang trại đạt trên gấp hơn 2 lần so với hộ nông dân là 284,20 triệu đồng/ha canh tác và của doanh nghiệp là 515,80 triệu đồng/ha canh tác năm 2016. Qua tìm hiểu cho thấy các trang trại và doanh nghiệp thường sản xuất các giống cây trồng, giống cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như vải sớm, nhãn, vú sữa, bưởi diễn, lạc giống… Các doanh nghiệp có quy mô lớn, tỷ lệ cơ giới hóa cao hơn do đó lợi nhuận bình quân của các doanh nghiệp cao hơn.
Như vậy Bảng 4.24 cho thấy hiệu quả sản xuất trồng trọt bình quân/ha canh tác của doanh nghiệp có hiệu quả cao nhất sau đó đến trang trại, hộ gia đình do quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, chi phí sản xuất cao, do đó hiệu quả sản xuất kém, sản phẩm chất lượng thấp khó cạnh tranh, thường bị tư thương ép giá.
*Kết quả sử dụng đất sản xuất trồng trọt tại các điểm điều tra
Bảng 4.25. Kết quả sử dụng đất trồng trọt bình quân 1ha canh tác của các hình thức tổ chức sản xuất tại 3 xã
Chỉ tiêu
ĐVT
Cao
Thượng Phúc Sơn Phúc Hòa Tính chung
I. Hộ nông dân
1. GTSX trồng trọt trđ 115,20 124,10 134,30 124,53
2. Tỷ suất hàng hóa % 67,80 69,10 70,20 69,03
3. Thu nhập trđ 71,50 73,00 75,50 73,33
II. Trang trại
1. GTSX trồng trọt trđ 296,80 310,10 312,00 297,26 2. Tỷ suất hàng hóa % 96,90 97,00 97,10 96,90
3. Thu nhập trđ 134,88 158,95 186,40 160,07
III. Doanh nghiệp
1. GTSX trồng trọt trđ 592,20 605,80 625,10 607,70 2. Tỷ suất hàng hóa % 99,00 99,20 99,60 99,26
3. Thu nhập trđ 264,30 268,20 281,50 271,33
4. Lợi nhuận trđ 82,60 84,00 86,80 84,46
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2016) Qua bảng 4.25 cho thấy kết quả và hiệu quả sử dụng đất trồng trọt tại các xã và các hình thức tổ chức sản xuất sử dụng đất có nhiều khác biệt. Giá trị sản xuất trang trại là 297, 26 triệu đồng gấp 2,38 lần so với hộ nông dân là 124,53 triệu đồng, giá trị sản xuất của doanh nghiệp là 607,7 triệu đồng gấp 2,02 lần so với trang trại và gấp 4,87 lần so với hộ nông dân.
Cùng với đó là tỷ suất hàng hóa của doanh nghiệp và trang trại tham gia sâu vào thị trường nông sản ở mức độ cao trong khi đó một phần ba giá trị sản xuất ra của hộ nông dân dùng để tiêu dùng hoặc sử dụng vào mục đích khác. Nếu như doanh nghiệp có tỷ suất hàng hóa bình quân chung là 99,26% thì hộ nông dân là 69,03% và trang trại có tỷ suất hàng hóa là 96,9% giá trị sản xuất ra.
Qua bảng 4.26 cho thấy, hiệu quả sản xuất kinh doanh trong trồng trọt của doanh nghiệp cao nhất là 84,46 triệu đồng/ha. Điều đó cho thấy rằng các doanh nghiệp trên địa bàn đã tận dụng được tối đa các nguồn lực cho sản xuất.