Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Thực trạng triển khai tái cơ cấu ngành trồng trọt huyện Tân Yên
4.2.1. Rà soát quy hoạch, phân vùng sản xuất
a. Rà soát quy hoạch
- Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT, UBND các xã, thị trấn rà soát, đo đạc lại, kiểm kê lại đất đai và kết quả thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4.2. Hiện trạng phân bổ và sử dụng đất nông nghiệp phân theo mục đích sử dụng huyện Tân Yên năm 2014- 2016
Chỉ tiêu
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%)
DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) 15/14 16/15 BQ I. Đất nông nghiệp 12928,33 100,0 16142,01 100,0 16078,84 100, 0 125 100 112 1. Đất sản xuất trồng trọt 10633,07 82,2 13490,46 83,6 13429,35 83,5 127 100 113 2. Đất lâm nghiệp 1178,68 9,1 1070,11 6,6 1064,26 6,6 91 99 95 3. Đất NTTS 1072,06 8,3 1543,87 9,6 1547,69 9,6 144 100 122 4. Đất NN khác 44,52 0,3 37,57 0,2 37,54 0,2 84 100 92 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Tân Yên (2016) Đất đai là yếu tố tích cực của quá trình sản xuất, là điều kiện vật chất, cơ sở không gian, đồng thời là đối tượng lao động luôn chịu sự tác động của quá trình sản xuất như cày, bừa, xới... và công cụ hay phương tiện lao động. Qua trình sản xuất trồng trọt luôn liên quan chặt chẽ với độ phì nhiêu quá trình sinh học tự nhiên của đất. Do đó việc bố trí cơ cấu tổ chức sản xuất rất quan trọng sẽ đánh giá hiệu quả tổ chức sử dụng đất đai trong trồng trọt.
Qua bảng 4.2 cho thấy diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện tăng mạnh, bình quân trong 3 năm tăng 112%/năm, tăng chủ yếu do diện tích đất trồng trọt tăng trong 3 năm bình quân tăng 113%/năm. Diện tích đất lâm nghiệp có xu hướng giảm trong 3 năm bình quân giảm 95%/ năm. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản tăng mạnh, bình quân trong 3 năm tăng 122%/ năm. Diện tích đất
nông nghiệp khác giảm mạnh, bình quân trong 3 năm giảm 92%/năm. b. Các vùng sản xuất
- Vùng trồng cây ăn quả; Vùng lúa; Vùng rau mầu thể hiện ở bảng sau: Bảng 4.3. Diện tích các vùng sản xuất tập trung huyện Tân Yên
Diễn giải Số
xã
Diện tích (ha)
2014 2016 2020 Cây trồng chủ yếu 1. Cây ăn quả 9 65 101,4 1800 Vải, vú sữa, nhãn, bưởi 2. Vùng lúa chất lượng 7 55 105 2500 Lúa chất lượng
3. Lạc 2 55 204 2000 Lạc giống
4. Vùng rau chế biến 10 25 99 250 Rau quả chế biến 5. Rau quả thực phẩm 15 120 245 2000
6. Cây dược liệu 5 12 20 45
Tổng 46.610 20.700 21.350
Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Tân Yên (2016) * Phân vùng sản xuất
Dựa trên điều kiện tự nhiên, điều kiện về kinh tế và phương hướng phát triển của huyện trong tương lai. Ban chấp hành Đảng bộ huyện đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/HU ngày 30/9/2015 để phát triển cây ăn quả và nâng cao hiệu quả kinh tế vườn đồi. UBND huyện ban hành Kế hoạch hướng dẫn việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ huyện. Đến nay, các xã,
thị trấn đã đăng ký trồng cây ăn quả 173,9ha/ 130 ha, đạt 133,8% KH giao (trong
đó vùng sản xuất tập trung 101,4 ha tập trung chủ yếu tại các xã Phúc Hòa, Tân Trung, Lam Cốt, Song Vân, Ngọc Thiện, Hợp Đức, Cao Xá, Liên Chung, Việt Lập...). các loại cây ăn quả chủ yếu: Nhãn, Bưởi Diễn, Vú Sữa, Cam Đường Canh, Cam Vinh... Sau 3 năm thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn huyện, đã cải tạo được một số giống cây trồng có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao hơn; nhiều ứng dụng khoa học kỹ thuật được đưa vào thực tiễn sản xuất, tạo nên vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa có giá trị.
Năm 2015, tổng diện tích gieo trồng 22.188 ha, tăng so với năm 2013 là 103,9% trong đó: Diện tích lúa là 13.365 ha, năng suất lúa bình quân đạt 53,7 ta/ha, sản lượng đạt 71.770 tấn; khoai tây là 215 ha, sản lượng đạt 2.944 tấn; lạc 3.017 ha, sản lượng đạt 7.995 tấn; vải thiều đạt 8453 tấn, tăng 2453 tấn so với cùng kỳ, giá trị đạt 127 tỷ đồng.
Bảng 4.4. Vùng sản xuất trước và trong quá trình tái cơ cấu ngành trồng trọt huyện Tân Yên
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2015 Số vùng (vùng) DT (ha) Số vùng (vùng) DT (ha) Cánh đồng mẫu lớn 0 0 16 670 Cây lúa 12 13.347 15 13.365 Cây lạc 15 2.613 23 3.017 Khoai tây 18 183 21 215 Vải thiều 22 1.598 33 1610 Tổng 67 17.741 108 18.877
Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Tân Yên (2016) Tính đến 6 tháng đầu năm 2016 tổng diện tích gieo trồng của toàn huyện là 13.608,1ha, đạt 62,85% KH năm, bằng 99,9% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, diện tích và năng suất đạt được của một số cây trồng chủ yếu như sau: Lúa 6.134,4ha, đạt 46,5% KH, năng suất đạt 60,2% tạ/ha, sản lượng đạt 36.929,1 tấn đạt 50,3% KH; cây lạc 2.405ha, đạt 80,2% KH, năng suất đạt 27,5 tạ/ha, sản lượng đạt 6.500 tấn đạt 74,6% KH; Cây rau quả thực phẩm các loại 3.544 ha (trong đó rau chế biến 1.209,5 ha đạt 115% KH); Khoai tây 154 ha đạt 77% KH, tăng 36,3% so với cùng kỳ, năng suất đạt 154 tạ/ha, sản lượng đạt 2.371,6 tấn. Diện tích vải thiều 1.625 ha (trong đó diện tích vải sớm 1.023 ha), sản lượng đạt 6.500 tấn, đạt 76,6% KH, bằng 81,3% so với cùng kỳ. Đăng ký trồng mới cây ăn quả với diện tích 173,9 ha/130 ha, đạt 133,8% KH.
Cơ cấu cây trồng tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng diện tích các loại cây trồng hàng hóa có giá trị kinh tế cao gắn với bao tiêu sản phẩm như: Cây dược liệu, cây ăn quả và một số loại rau thực phẩm, rau chế biến khác.
Hình thành và duy trì 108 vùng sản xuất cây hàng hóa tập trung với tổng diện tích 708 ha, trong đó: Sản xuất rau quả thực phẩm 33 vùng với diện tích 245 ha; Sản xuất lạc giống 23 vùng với diện tích 204 ha; vùng lúa chất lượng 15 vùng với diện tích 105 ha. Sản xuất rau quả chế biến 22 vùng với 99 ha; 15 vùng thuê đất, với diện tích 55 ha.
ha; xây dựng và duy trì 16 cánh đồng mẫu lớn với quy mô từ 20- 70 ha với tổng diện tích các cánh đồng là 566,5 ha, sản xuất 35 vụ, các cây trồng như lúa chất lượng, hạt giống lúa thuần, lạc xuân, lạc đông, hành tỏi, khoai tây chế biến.
+ Chuyển đổi cây trồng
Năm 2014 toàn huyện đã chuyển đổi với diện tích trồng lúa trước đây là 98ha, trong đó 6ha chuyển sang trồng ngô, 2ha chuyển sang trồng đậu tương, 15ha chuyển sang trồng lạc, 36ha chuyển sang trồng rau, 34ha chuyển sang trồng cây khác và 5ha chuyển sang nuôi trồng thủy sản. Năm 2016 đã chuyển đổi tăng 97ha so với năm 2015 là 195ha, trong đó 10ha chuyển lúa sang ngô, 3ha chuyển lúa sang đậu tương, 25ha chuyển lúa sang lạc, 65ha chuyển lúa sang rau, 85ha chuyển lúa sang cây khác, 7ha chuyển lúa sang nuôi trồng thủy sản.
Bảng 4.5. Diện tích các loại cây trồng chuyển đổi huyện Tân Yên
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2016 Diện tích (Ha) CC (%) Diện tích (Ha) CC (%) Tổng diện tích chuyển đổi mới 98 100,00 195 100,00
Lúa sang ngô 6 6,12 10 5,13
Lúa sang đậu tương 2 2,04 3 1,53
Lúa sang lạc 15 15,31 25 12,82
Lúa sang rau 36 36,73 65 33,33
Lúa sang cây khác 34 34,69 85 43,58
Lúa sang thủy sản 5 5,10 7 3,59
Nguồn: Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Tân Yên (2016) d. Đánh giá kết quả của rà soát quy hoạch và phân vùng
* Nhận thức của người dân
- Sự công khai, dân chủ trong quy hoạch và phân vùng
Khi hỏi người dân đó là có nghe đến đề án chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng thì có khoảng 70,9% người dân, tập trung chủ yếu ở các địa phương có diện tích sản xuất đã thuộc vùng quy hoạch của huyện trả lời là có. Số người dân nghe thấy qua các phương tiện thông tin như đài phát thanh địa phương, ti vi, sách báo chiếm khoảng 60%, mà qua các kênh thông tin này người dân thường chỉ biết ở mức độ nghe nhiều thành quen, chưa có sự hiểu biết sâu. Thông tin về
đề án tái cơ cấu ngành trồng trọt được nghe qua các cán bộ huyện xã chỉ chiếm 22,5%. Như vậy có thể thấy rằng việc tuyên truyền thực hiện chính sách trên địa bàn chưa được quan tâm và hiệu quả còn thấp.
Bảng 4.6. Tổng hợp ý kiến đánh giá của người dân về Rà soát quy hoạch, phân vùng và chuyển đổi cây trồng huyện Tân Yên
Diễn giải SL (ý kiến) Tỷ lệ (%) Diễn giải SL (ý kiến) Tỷ lệ (%) Công bố
1. Đề án phân vùng 90 100,0 4. Sự cần thiết chuyển
đổi cây trồng 90 100,0
Rộng rãi 64 71,1 Rất cần 43 47,8
Không rộng rãi 26 28,9 Cần 43 47,8
Không biết 0,0 Bình thường 4 4,4
2. Phương tiện công bố 90 100,0 Không cần 0,0
Qua đài, ti vi 54 60,0 5. Tính phù hợp quy
hoạch, phân vùng 90 100,0 Thông báo bằng văn bản 20 22,2 Rất phù hợp 43 47,8
Cả hai 16 17,8 Phù hợp 36 40,0
3. Sự cần thiết phân vùng 90 100,0 Bình thường 7 7,8
Rất cần 44 48,9 Chưa phù hợp 4 4,4
Cần 34 37,8
Bình thường 9 10,0
Không cần 3 3,3
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016) Việc Rà soát quy hoạch, phân vùng và chuyển đổi cây trồng được công bố rỗng rãi trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng như qua đài, ti vi chiếm 60%; bằng văn bản chiếm 22,2% và số người dân nhận được cả hai hướng thông tin là 17,8%.
Tổng số người dân cho rằng rất cần phân vùng và cần phân vùng chiếm tỷ lệ 86,7%. Sự cần chuyển đổi cây trồng và rất cần chuyển đổi cây trồng chiếm tỷ lệ 95,6% tương ứng với 86/90 ý kiến. Tính rất phù hợp và phù hợp quy hoạch phân vùng chiếm tỷ lệ 87,8% tương ứng với 79/90 ý kiến. Từ kết quả này cho thấy tầm quan trọng của việc tái cơ cấu sản xuất trồng trọt là rất lớn.
Lý do vì sao phải cần thiết thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng trên địa bàn huyện sẽ được thể hiện rõ ở bảng 4.6 sau đây. Qua bảng 4.6 cho thấy 43 người dân chiếm 47,8% tổng số được khảo sát cho biết khu sản xuất của gia đình đã được quy hoạch vào vùng sản xuất và cả 43 người này tương ứng 100% cho rằng việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng cũng như việc quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập trung đều giúp cải thiện thu nhập, mang lại lợi ích cho người nông dân.
Bảng 4.7. Đánh giá của người dân về tác động của việc quy hoạch vùng sản xuất trồng trọt huyện Tân Yên
Diễn giải SL (ý kiến) Tỷ lệ (%) Diễn giải SL (ý kiến) Tỷ lệ (%) 1. Sản xuất tập trung 90 100,0
2. Quy hoạch vùng sản xuất trồng trọt giúp thay đổi thu
nhập
43 100,0
Đã thực hiện 43 47,8 Thu nhập cao hơn 43 100,0 Chuẩn bị thực hiện 0 Thu nhập không thay đổi 0 0,0 Chưa thực hiện 47 52,5 Thu nhập kém hơn 0 0,0 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016) Vậy qua khảo sát ta thấy rằng việc người dân biết, hiểu và sau đó thực hiện chính sách tái cơ cấu sản xuất trồng trọt, thì sự quản lý của Nhà nước thông qua việc /triển khai hệ thống các văn bản, chính sách liên quan đến vấn đề này còn ảnh hưởng lớn đến việc thúc đẩy quá trình tái cơ cấu ngành trồng trọt, song trên thực tế lại cho thấy rằng việc triển khai chính sách, giải pháp của chính quyền các cấp trên địa bàn huyện Tân Yên lại chưa thật sự nhiều và có hiệu quả.
Hộp 4.1. Quy hoạch vùng sản xuất phù hợp giúp nâng cao thu nhập Trong quá trình xây dựng nông thôn mới . Tân Yên đã tích cực tạo ra bước chuyển biến khá hiệu quả trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập trung như: Vùng cây ăn quả, vùng rau an toàn, vùng lạc giống… phù hợp với điều kiện tự nhiên, phù hợp với sự phát triển kinh tế của từng địa bàn nâng cao giá trị bình quân 1ha đất trồng trọt đạt khoảng 145- 150 triệu đồng.
4.2.2. Đầu tư cơ sở hạ tầng
4.2.2.1. Cơ sở hạ tầng
a. Khối lượng cơ sở hạ tầng đã xây dựng và hoàn thành
Để phát triển kinh tế bền vững, ổn định giữa các lĩnh vực nhằm mục tiêu thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế nói chung và sự nghiệp tái cơ cấu ngành trồng trọt huyện Tân Yên nói riêng thì ngoài việc đầu tư cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn huyện Tân Yên những năm gần đây đã không ngừng tăng cường đầu tư phát triển cơ sở vật chất, nâng cấp các công trình giao thông nông thôn, đào tạo nguồn nhân lực, ...ở tất cả các lĩnh vực trọng tâm như đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi quỹ dự phòng..., riêng đầu tư cho hệ thống giao thông năm 2014 là 91,2 tỷ đồng năm 2016 là 117,5 tỷ đồng tốc độ phát triển bình quân là 113,51%/năm. Hệ thống thủy lợi đầu tư năm 2014 là 34,3 tỷ đồng đến năm 2016 là 44,2 tỷ đồng tốc độ phát triển bình quân là 113,52%/năm. Hệ thống lưới điện năm 2014 là 16,6 tỷ đồng năm 2016 là 14,7 tỷ đồng tốc độ phát triển bình quân là 94,10%/năm.
Bảng 4.8. Giá trị cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ tái cơ cấu ngành trồng trọt huyện Tân Yên năm 2014-2016
Diễn giải Gía trị (Tỷ đồng) TĐPTBQ
(%/năm)
2014 2015 2016
1. Hệ thống đường giao thông 91,2 108,7 117,5 113,51 Đường nhựa (294,295,297,298) 45,5 53,0 65,2 119,71
Đường bê tông 25,5 35,2 30,6 109,54
Đường nội thôn 20,2 20,5 21,7 103,65
2. Hệ thống thủy lợi 34,3 36,1 44,2 113,52 Kênh tưới 15,5 16,8 18,2 108,36 Kênh tiêu 10,8 14,3 21,4 140,77 Trạm bơm 8,0 5,0 4,6 75,83 3. Hệ thống lưới điện 16,6 18,3 14,7 94,10 Lưới điện 8,6 11,2 6,9 89,57 Trạm điện 8,0 7,1 7,8 98,74
Từ bảng trên cho thấy huyện Tân Yên đã quan tâm đến cơ sở hạ tầng phục vụ tái cơ cấu ngành trồng trọt. Đầu tư vào hệ thống giao thông qua các năm tăng lên rõ rệt, đầu tư vào hệ thống thủy lợi cũng tăng qua các năm và chủ yếu đầu tư vào kênh tiêu.
b. Vốn đầu tư
Bảng 4.9 cho thấy huyện Tân Yên đã đầu tư vào một số cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ tái cơ cấu ngành trồng trọt. Tổng vốn đầu tư năm 2016 là 153,74 tỷ đồng tăng so với năm 2014 là 14,2 tỷ đồng tốc độ phát triển bình quân là 4,96%/năm. Trong đó tốc độ đầu tư vào khoa học công nghệ tăng lên nhanh chóng, tốc độ đầu tư vào khoa học công nghệ giai đoạn 2014- 2016 tăng bình quân là 69,03%. Nguồn vốn huy động trong đầu tư chủ yếu từ nguồn ngân sách nhà nước, một phần do cộng đồng đóng góp.
Bảng 4.9. Vốn và nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ
tái cơ cấu ngành trồng trọt huyện Tân Yên
Diễn giải Số lượng (Tỷ đồng) TĐPTBQ
(%/năm)
2014 2015 2016
1. Tổng vốn đầu tư 139,54 138,57 153,74 104,96 Trong đó: XD giao thông NT 91,20 108,70 117,5 108,64
XD Thủy lợi 34,30 36,10 44,2 113,52 Hạ tầng điện 16,60 18,30 14,7 94,10 Khoa học công nghệ 0,35 1,00 1,00 169,03 Khuyến nông 2,75 2,76 2,92 103,04 Thú y, BVTV 2,60 2,65 2,74 102,66 Lao động 0,54 2,56 1,38 159,86 2. Nguồn vốn huy động 139,54 138,57 153,74 104,96 Ngân sách nhà nước 104,66 103,93 122,99 108,41 Cộng đồng đóng góp 34,89 34,64 30,75 93,88
Nguồn: Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Tân Yên (2016) c. Đánh giá của người dân
Về cơ sở hạ tầng, qua sự khảo sát đánh giá của các hộ, chính quyền địa phương làm tốt vai trò trong vẫn đề đầu tư cơ sở hạ tầng cho lĩnh vực nông nghiệp trong những năm qua. Cụ thể thực trạng kết quả của việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho lĩnh vực trồng trọt cụ thể như sau: