Đối tượng Số mẫu Nội dung thu thập Thu thập
Cán bộ quản lý cấp huyện
3 người
Chủ trương, chính sách về tái cơ cấu ngành trồng trọt. Tình hình tái cơ cấu ngành trồng trọt trên địa bàn huyện
Điều tra phỏng vấn sâu
Cán bộ cấp xã 9 người
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tái cơ cấu ngành trồng trọt; thực trạng tái cơ cấu tại địa phương Các trang trại, hợp tác xã, hộ nông dân 7 trang trại, 3 hợp tác xã, 90 hộ nông dân
Đặc điểm của các hộ/đơn vị; tình hành sản xuất; ứng dụng khoa học kỹ thuật; đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tái cơ cấu ngành trồng trọt
Phỏng vấn bằng bẳng hỏi
Nguồn: Tác giả tổng hợp (2017) * Các công cụ được sử dụng trong điều tra gốc
- Bảng câu hỏi: Bộ câu hỏi được thiết kế dành cho 2 đối tượng của đề tài
bao gồm: i) Các hộ sản xuất, các trang trại, HTX: là đối tượng đại diện cho cộng
đồng trong tiến trình tái cơ cấu ngành trồng trọt ở huyện Tân Yên để nắm rõ được những đánh giá, năng lực và điều kiện của hộ trong quá trình tái cơ cấu
trồng trọt; ii) Cán bộ lãnh đạo ở địa phương là đối tượng được thăm hỏi nhằm
xác định được tình hình thực hiện tái cơ cấu ngành trồng trọt và các vấn đề có liên quan trên địa bàn nghiên cứu.
- Phỏng vấn theo bảng câu hỏi bán cấu trúc: Dựa trên bảng câu hỏi đã
lập sẵn, chúng tôi tiến hành khảo sát các đối tượng trong đề tài. Việ sử dụng công cụ phỏng vấn bán cấu trúc sẽ được sử dụng chủ yếu là phỏng vấn sâu nhằm tìm ra những khó khăn, bất cập trong việc thực hiện tái cơ cấu ngành trồng trọt ở trên địa bàn huyện.
- Phỏng vấn sâu cán bộ quản lý cấp xã, huyện theo các chủ đề có liên quan đến các giải pháp.
- Nội dung cơ bản của phiếu điều tra
Để đảm bảo các yêu cầu đặt ra của bài luận văn, tôi tiến hành thu thập các thông tin liên quan gồm:
- Đặc điểm chung của hộ (tên, tuổi, giới tính, trình độ chuyên môn nghiệp vụ...).
- Điều kiện sản xuất của hộ (đất đai, vốn...). - Tình hình sản xuất trồng trọt của hộ.
- Các thông tin khác như khuyến nông, khoa học kỹ thuật, đánh giá của người dân về chính sách Nhà nước... Nội dung chi tiết được thể hiện ở phiếu điều tra trong phần phụ lục.
3.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
3.2.3.1. Thống kê mô tả
Phương pháp này được sử dụng trong tiến hành tổ chức điều tra, xây dựng biểu mẫu, hệ thống chỉ tiêu, hệ thống câu hỏi phỏng vấn, tổng hợp phân tích so sánh để thấy rõ những yếu tố có tác động thuận lợi hoặc khó khăn đến thực trạng tái cơ cấu ngành trồng trọt của huyện.
Kết quả nghiên cứu thể hiện ở những chỉ tiêu như số tuyệt đối, số tương đối trong thống kê. Trên cơ sở số liệu điều tra, tiến hành tổng hợp, phân tích để thấy được xu thể chuyển dịch và phát triển của ngành trồng trọt trên địa bàn đang tiến hành nghiên cứu.
Các thông tin, số liệu thu thập được từ báo cáo, kết quả điều tra, được tổng hợp, xử lý, hiệu chỉnh bằng cách thống kê... trên cơ sở hỗ trợ của máy vi tính và phần mềm Excel.
3.2.3.2. Phương pháp so sánh
Trong phạm vi nghiên cứu, phương pháp so sánh được sử dụng để xem xét các biến động tăng, giảm của các chỉ tiêu trong thời điểm nghiên cứu theo thời gian 3 năm gần nhất, theo lĩnh vực trồng trọt nhằm thúc đẩy xu hướng chuyển dịch của hiện tượng.
Phương pháp so sánh còn được sử dụng để đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt thông qua các chỉ tiêu phản ánh năm 2016 với thời điểm trước khi đẩy mạnh áp dụng các giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.
3.2.3.3. Phương pháp cho điểm và xếp hạng ưu tiên
Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới việc thúc đẩy tái cơ cấu ngành trồng trọt trên địa bàn huyện Tân Yên, luận văn sư dụng bảng hỏi với
thang đo là 5 cấp độ như sau: 1. Không ảnh hưởng 2. Ảnh hưởng rất ít 3. Ảnh hưởng vừa 4. Ảnh hưởng nhiều 5. Ảnh hưởng rất nhiều
Các câu trả lời lựa chọn từ cấp độ 1 đến cấp độ 2 tương ứng với kết quả nhận định là không ảnh hưởng. Các câu trả lời lựa chọn từ cấp độ 3 đến cấp độ 5 tương ứng với kết quả là có ảnh hưởng đến quá trình tái cơ cấu ngành trồng trọt trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố được tính bằng mức điểm trung bình, theo thanh đo 5 cấp độ, khoảng cách giữa 2 cấp độ liền kề nhau được tính theo công thức sau:
Khoảng cách 2 cấp độ liền kề nhau =
(Điểm cao nhất – Điểm thấp nhất) Số cấp độ
Như vậy khoảng cách giữa 2 cấp độ liền nhau sẽ là: (5-1)/5 = 0,8 điểm. Từ đó, ta có bảng điểm khoanh vùng các mức độ ảnh hưởng theo số điểm trung bình như sau: 1,00 – 1,80 Không ảnh hưởng 1,81 – 2,61 Ảnh hưởng rất ít 2,62 – 3,42 Ảnh hưởng vừa 3,43 – 4,23 Ảnh hưởng nhiều 4,24 – 5,00 Ảnh hưởng rất nhiều 3.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
a. Nhóm chỉ tiêu thể hiện thực hiện các giải pháp tái cấu trúc ngành trồng trọt - Tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật
- Số lượng kênh mương kiên cố hóa
- Số lượng đường giao thông nông thôn được xây dựng
- Số lượng các chương trình, dự án chuyển giao TBKH vào sản xuất - Số lớp tập huấn kỹ thuật cho nông dân
- Số mô hình chuyển giao
b. Nhóm chỉ tiêu thể hiện thực trạng cơ cấu ngành trồng trọt của huyện - Diện tích gieo trồng và cơ cấu diện tích gieo trồng cây hàng năm. - Diện tích trồng trọt và cơ cấu diện tích trồng trọt cây lâu năm.
- Diện tích gieo trồng và diện tích trồng trọt và cơ cấu diện tích gieo trồng cây hàng năm, diện tích trồng trọt cây lâu năm theo đơn vị sản xuất, theo vùng, theo giống.
- Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất các loại cây trồng. c. Nhóm chỉ tiêu thể hiện kết quả tái cơ cấu ngành trồng trọt
- Kết quả và hiệu quả kinh tế của một số cây trồng theo các vùng, - Kết quả và hiệu quả kinh tế của một số cây trồng theo đơn vị sản xuất. - Kết quả và hiệu quả kinh tế của một số cây trồng theo giống.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. TỔNG QUAN QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI TÁI CƠ CẤU NGÀNH TRỒNG TRỌT HUYỆN TÂN YÊN TRỒNG TRỌT HUYỆN TÂN YÊN
4.1.1. Chủ trương tái cơ cấu ngành trồng trọt
Nghị quyết số 08-NQ/HU ngày 30/9/2015 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Tân Yên về phát triển cây ăn quả và nâng cao hiệu quả kinh tế vườn đồi. *Các Văn bản pháp lý về tái cơ cấu ngành trồng trọt của huyện.
Tân Yên, từ năm 2013 đến nay đã có những quan tâm nhất định tới việc triển khai thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn. Có nhiều chỉ đạo, đưa ra các giải pháp, bố trí nguồn lực để triển khai, thực hiện các chính sách của Thủ Tướng Chính phủ, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. HĐND huyện đã ra Nghị quyết số 08/NQ-HĐND ngày 28/6/2013 về hỗ trợ vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách để người dân chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong nội bộ ngành nông nghiệp (từ đất lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, trồng cây ăn quả, trồng cỏ chăn nuôi…) nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, phát triển sản xuất nông nghiệp tập trung, phát huy lợi thế, thế mạnh của địa phương; Kế hoạch số 03/KH-UBND ngày 14/01/2014 của UBND huyện về dồn điền đổi thửa, xây dựng cánh đồng mẫu giai đoạn 2014- 2016; Đề án phát triển cây dược liệu giai đoạn 2015- 2020; Nghị quyết số 08- NQ/HU ngày 30/9/2015 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện về phát triển cây ăn quả và nâng cao hiệu quả kinh tế vườn đồi; Kế hoạch số 36/KH-UBND ngày 07/4/2016 của UBND huyện về thực hiện đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2016- 2020” trên địa bàn huyện Tân Yên.
Như vậy thời gian qua, huyện Tân Yên đã tập trung cho công tác xây dựng và triển khai các cơ chế chính sách để phát triển nông nghiệp nông thôn nhất là tập trung đầu tư theo chương trình xây dựng nông thôn mới, đã đem lại một số kết quả nhất định. Tuy nhiên xét về cơ chế chính sách để phục vụ cho tái cơ cấu thì nhìn chung còn chậm và còn một số hạn chế như:
tận dụng hết những ưu đãi từ Trung ương để ban hành tạo bước đột phá thúc đẩy quá trình tái cơ cấu
Một số chính sách ban hành nhưng phạm vi còn bị bó hẹp trong một số
lĩnh vực, một số đối tượng khuyến khích, chưa bao quát toàn diện. 4.1.2. Văn bản hỗ trợ tái cơ cấu ngành trồng trọt huyện Tân Yên
- Nghị quyết số 08/NQ-HĐND ngày 28/6/2013 của Hội đồng nhân dân
huyện về hỗ trợ vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung; tạo điều kiện về cơ chế chính sách để người dân chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong nội bộ ngành nông nghiệp (từ đất lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, trồng cây ăn quả, trồng cỏ chăn nuôi...) nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, phát triển sản xuất nông nghiệp tập trung, phát huy lợi thế, thế mạnh của địa phương;
- Kế hoạch số 03/KH-UBND ngày 14/01/2014 của UBND huyện về dồn
điền đổi thửa, xây dựng cánh đồng mẫu giai đoạn 2014- 2016;
- Nghị quyết số 08-NQ/HU ngày 30/9/2015 của Ban chấp hành Đảng bộ
huyện về phát triển cây ăn quả và nâng cao hiệu quả kinh tế vườn đồi;
- Kế hoạch số 36/KH-UBND ngày 07/4/2016 của UBND huyện về thực
hiện đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2016- 2020” trên địa bàn huyện Tân Yên.
4.1.3. Kế hoạch thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện
Thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2016- 2020” trên địa bàn huyện Tân Yên cụ thể như sau:
a. Nội dung
* Theo lộ trình từ 2016- 2020 các nội dung cần thực hiện là
Rà soát quy hoạch trồng trọt: Sản xuất lúa lai, lúa chất lượng tại các vùng chuyên trồng lúa, cây ăn quả tại các vùng chuyên canh cây ăn quả, cây công nghiệp và cây rau quả chế biến, rau an toàn.
Rà soát hạ tầng phục vụ sản xuất để từng bước đầu tư kết cấu hạ tầng, dịch vụ phục vụ sản xuất.
Chuyển đổi một phần diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây rau màu ngắn ngày và nuôi trồng thủy sản hoặc cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao hơn.
Cải tạo, nâng cao năng suất, sản lượng, hiệu quả kinh tế của cây ăn quả, cây ăn quả hiện có 2.800 ha và phát triển đến năm 2020 diện tích cây ăn quả toàn huyện đạt 3.500 ha.
Tập trung phát triển các loại cây có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ ổn định; mở rộng diện tích sản xuất các giống lúa chất lượng có tiểm năng trên cánh đồng mẫu; mở rộng vùng sản xuất rau quả chế biến, rau an toàn; nâng cao chất lượng lạc giống và tiếp tục quảng bá nhãn hiệu “Lạc giống Tân Yên”, “Vải sớm Phúc Hòa”, “Mì gạo Châu Sơn”; mở rộng vùng sản xuất vải sớm theo hướng VietGap, GlobalGAP; nghiên cứu các mô hình, công thức luân canh.
Chỉ đạo phát triển một số cây trồng có thế mạnh như: cây lạc diện tích là 3.050 (trong đó diện tích sản xuất hàng hóa tập trung là 2.000 ha, năng suất 27 tạ/ha, sản lượng 8.200 tấn).
Lúa chất lượng: Tổng diện tích là 2.500ha, năng suất 54 tạ/ha, sản lượng 13.500 tấn. Sản xuất tại các cánh đồng mẫu, vùng tập trung ở các xã có điều kiện thâm canh lúa như: Ngọc Thiện, Phúc Sơn, Song Vân, Ngọc vân, Lam Cốt, Quang Tiến, Ngọc Lý.
Nhóm cây rau quả chế biến: Trồng 600 ha, diện tích sản xuất tập trung 250 ha, số vùng sản xuất 190 vùng giá trị sản phẩm 15 tỷ đồng.
Nhóm cây rau quả thực phẩm: 3.200 ha, diện tích trồng tập trung từ 2 ha trở lên 2000 ha, giá trị hàng hóa đạt 100 tỷ đồng.
Cây ăn quả: Đến năm 2020 diện tích cây ăn quả trên địa bàn huyện đạt 3.500ha.
Cây dược liệu: Đến năm 2020 đạt 45 ha, tập trung tại xã Ngọc Châu, Ngọc Vân, Cao Xá, Liên Chung, Hợp Đức…
Áp dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ, chú trọng các khâu bảo quản và hình thành các khu sơ chế, chế biến sản phẩm nông nghiệp; áp dụng biện pháp kỹ thuật sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VieetGAP, GlobalGAP xuất khẩu sang các thị trường Châu Âu, Nhật Bản, Mỹ…
Đẩy nhanh công tác dông điền, đổi thửa, xây dựng cánh đồng mẫu.
Hệ thống tổ chức sản xuất, dịch vụ thu mua, chế biến tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị.
Bảng 4.1. Diện tích, sản lượng 1 số cây trồng chủ yếu đến năm 2020 huyện Tân Yên
Diễn Giải ĐVT Năm 2016 Năm 2020
1. Diện tích trồng cây ăn quả ha 2800 3500
2. Diện tích lạc ha 3017 3050
Diện tích SX hàng hóa tập trung ha 204 2000
3. Sản lượng lạc Tấn 7995 8200
4. Diện tích lúa chất lượng ha 105 2500
5. Sản lượng lúa chất lượng Tấn 567 13500
6. Diện tích rau quả chế biến ha 1209 600
Diện tích trồng tập trung ha 99 250
7. Diện tích rau quả thực phẩm ha 2335 3200
Diện tích trồng tập trung ha 245 2000
8. Cây dược liệu ha 20 45
Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Tân Yên (2016)
Lĩnh vực thủy lợi
Nâng cấp hệ thống thủy lợi nội đồng. Đến năm 2020, cứng hóa 50km kênh cấp 3; 78 kênh tiêu; cải tạo nội đồng. Nâng cao năng lực hệ thống quản lý đê, xây dựng kế hoạch quản ký rủi ro thiên tai và kế hoạch phòng chống lũ tổng hợp, tăng cường thực hiện phương châm “4 tại chỗ”, đẩy mạnh thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng đến năm 2020”; ngăn chặn và giải quyết cơ bản các trường hợp vi phạm luật Đê điều. b. Các giải pháp, hoạt động cụ thể
- Tuyên truyền, phổ biến và quán triệt chủ trương, nội dung của Đề án và kế hoạch để các cấp, các ngành và người dân tích cực tham gia thực hiện.
- Tăng cường và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về quy hoạch.
- Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng nhanh tiến bộ khoa học công nghệ, giống vào sản xuất.
- Tăng cường xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, quản lý chất lượng sản phẩm và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể.
- Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
- Rà soát, hoàn thiện và triển khai có hiệu quả cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích, hỗ trợ phát triển nông nghiệp theo hướng tích cực.