Cơ sở thực tiễn về tái cơ cấu ngành trồng trọt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tài cơ cấu ngành trồng trọt huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 40)

2.2.1. Kinh nghiệm tái cơ cấu ngành trồng trọt trên thế giới

2.2.1.1. Kinh nghiệm về tái cơ cấu ngành trồng trọt nhóm các nước công nghiệp phát triển

độ. Sản xuất nông nghiệp nói chung và trồng trọt nói riêng có sự tác động rõ rệt và hiệu quả của công nghiệp và các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Việc tái cơ cấu ngành trồng trọt không đơn thuần vì mục đích để thu sản phẩm mà còn vì mục đích cải tạo môi trường sinh thái để phát triển nông nghiệp bền vững. Tuy nhiên, cơ cấu ngành trồng trọt thường biến đổi, bị lệ thuộc và chịu sự chi phối của nền kinh tế thị trường và tính chất sản xuất hàng hóa cao độ.

Các yếu tố cấu thành ngành trồng trọt tại các nước có nền công nghiệp phát triển trong quá trình sản xuất có mối liên hệ chặt chẽ với nhau từ việc lụa chọn cơ cấu cây trồng hợp lý, tổ chức sản xuất sản phẩm nông sản, các dịch vụ nông nghiệp, các chính sách công, đến việc phân phối tiêu thụ các sản phẩm nông sản có mối liên hệ hữu cơ gắn kết chặt chẽ.

Tái cơ cấu ngành trồng trọt của Nhật Bản: Một số kinh nghiệp tái cơ cấu ngành nông nghiệp nói chung và tái cơ cấu ngành trồng trọt nói riêng của Chính phủ Nhật Bản.

Thứ nhất, chính sách hỗ trợ nông dân

Sau thế chiến thứ II, Nhật Bản thực hiện cải cách ruộng đất triệt để. Mọi nông dân đều được chia ruộng đất, nhưng đa phần họ sở hữu ít ruộng, thửa nhỏ. Hoạt động sản xuất khá manh mún, dựa vào sức lao động là chính, khó áp dụng máy móc, khoa học kỹ thuật. Vì thế, Chính phủ Nhật Bản tạo điều kiện để nông dân sản xuất giỏi có thể tích luỹ ruộng đất, phát triển quy mô sản xuất, trở thành nông dân chuyên nghiệp sản xuất hàng hoá lớn. Thông qua tổ chức hợp tác, trang bị cho họ kỹ năng sản xuất, quản lý nông hộ, năng lực tiếp thu khoa học - công nghệ và nắm bắt các yêu cầu của thị trường. Theo nhóm tác giả tại Viện nghiên cứu rau quả (Viện nghiên cứu rau quả, 2015) tầng lớp nông dân nhỏ ở Nhật Bản cạnh tranh thành công trên thị trường là nhờ kinh tế hợp tác rất phát triển. Hiện các hợp tác xã nông nghiệp ở Nhật Bản có vai trò lớn, thu hút và hỗ trợ hiệu quả hơn 3 triệu hộ nông dân. Gần như 100% nông dân ở Nhật Bản là hội viên nông hội và xã viên hợp tác xã. Hệ thống hợp tác xã và nông hội được tổ chức theo nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện, bình đẳng và dân chủ ra quyết định. Hội đồng quản trị từ cơ sở đến trung ương đều do xã viên bầu, giám đốc điều hành do hội đồng tuyển và hợp đồng. Các cấp quản lý có trách nhiệm thực hiện đúng nhiệm vụ được nông dân uỷ thác, bảo vệ phản ánh quyền lợi của nhân dân. Hợp tác xã là người cung cấp chính các dịch vụ thiết yếu cho nông dân như: tín dụng, bảo hiểm rủi ro, khuyến nông, chuyển giao công nghệ, tiêu thụ sản phẩm, sử dụng tập

thể các máy móc thiết bị. Đến nay, hợp tác xã đã mở rộng ra các lĩnh vực phúc lợi xã hội như điều trị y tế, giáo dục, văn hoá, cải thiện điều kiện sống, du lịch và đặc biệt là thương mại. Các tổ tư vấn nông nghiệp trong mỗi hợp tác xã làm cầu nối với các cơ quan nông nghiệp, các trạm nghiên cứu và các nhóm nghiên cứu khoa học khác. Năm 1997, Nhật Bản có khoảng 16.869 tổ tư vấn nông nghiệp trong các hợp tác xã (Viện nghiên cứu rau quả, 2015). Đây cũng là thị trường lớn thu hút cán bộ kỹ thuật, kỹ sư về công tác ở nông thôn.

Thứ hai, chính sách hỗ trợ nông nghiệp.

Nhật Bản coi an ninh lương thực là mục tiêu số một, nên ngành trồng trọt được bảo hộ rất cao và được khuyến khích theo kiểu tự cung tự cấp thông qua việc hạn chế nhập khẩu một cách tối đa. Điều đó dẫn tới mức giá nông phẩm cao và khuyến khích sản xuất trong nước. Nhà nước can dự rất sâu trong kiểm soát việc cung cấp và ấn định các mức giá cho một số loại hàng hoá nông phẩm ở thị trường nội địa. Vào những năm 1960, Nhật Bản có chính sách trợ giá cho lúa gạo khá lớn, do đó đã kích thích sản xuất đến mức sản xuất thừa gạo. Các sản phẩm nông nghiệp khác như lúa mì và hoa màu đều giảm. Từ năm 1970, nước này bắt đầu hạn chế mức sản xuất gạo, do vậy chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu lương thực trong nước so với 79% của năm 1960. Chỉ riêng việc duy trì giá gạo cao, trong vòng hơn 30 năm qua Nhật Bản đã phải chi một khoản trợ cấp rất lớn 6 tỷ yên cho chính sách này và sau đó lại cần đến 5 tỷ yên để bán hết số gạo dư thừa đó (Viện nghiên cứu rau quả, 2015). Trong khi các đối tác thương mại chủ yếu của Nhật Bản triển khai một cách khó khăn những cuộc cải cách nông nghiệp theo hướng tự do hoá thương mại của vòng đàm phán Urugoay và WTO thì sự ủng hộ của người dân Nhật Bản cho những thay đổi theo hướng đó vẫn còn rất mờ nhạt.

Nền kinh tế Nhật Bản sau hơn một thập kỷ suy thoái đang tiếp tục cần phải có những sự điều chỉnh cơ cấu một cách mạnh mẽ hơn. Thất nghiệp ở mức cao và thu nhập thực tế giảm sút khiến cho người tiêu dùng đã có những phản ứng khi họ phải trả mức giá cao khi mua nông sản được sản xuất ở trong nước so với mức giá trên thị trường thế giới.

Rõ ràng chính sách hỗ trợ trồng trọt kéo dài chủa Nhật Bản đang làm tổn thương tới những điều mà nó cố tình bảo vệ vì lương thực được cho là dồi dào ở Nhật Bản nhưng giá cả lương thực vẫn khá cao, đặc biệt đối với những ai có mức thu nhập thấp. Điều này làm giảm sức mua của người tiêu dùng, do đó làm tổn

thương tới các nhà cung cấp khác, tạo ra các ảnh hưởng kinh tế mang tính dây chuyền. Việc hỗ trợ thu nhập cho người nông dân thông qua việc duy trì các mức giá nông sản cao, cũng làm cho tính cạnh tranh của khu vực này về mặt dài hạn và khả năng đảm bảo an ninh lương thực của Nhật Bản bị giảm sút. Và Nhật Bản đang phải đối mặt với những phản ứng của các đối tác thương mại trên các diễn đàn song phương và đa phương về “sức ỳ” quá lớn của Nhật Bản đối với các tiến trình tự do hóa trong lĩnh vực nông nghiệp.

Thứ ba, chính sách phát triển nông thôn

Chính sách “ly nông bất ly hương”: Hai nhóm chính sách chính là: phát triển doanh nghiệp nông thôn và đưa công nghiệp lớn về nông thôn để tạo sự gắn bó hài hoà phát triển nông thôn với phát triển công nghiệp, xoá bỏ khoảng cách về mức sống giữa đô thị và nông thôn. Ở Nhật Bản, năm 1950 thu nhập phi nông nghiệp đóng góp gần 30% tổng thu nhập của cư dân nông thôn, năm 1990 tăng lên tới 85% (Viện nghiên cứu rau quả, 2015).

Ở Nhật Bản, không chỉ các ngành công nghiệp chế biến nông sản mà cả các ngành cơ khí, hoá chất đều được phân bố trên toàn quốc. Từ khi bắt đầu công nghiệp hoá (năm 1883), 80% nhà máy lớn ở Nhật đã được xây dựng ở nông thôn; 30% lao động nông nghiệp tham gia hoạt động phi nông nghiệp; năm 1960 tỷ lệ này tăng lên 66%. Nhờ chủ trương này mà công nghiệp sử dụng được một nguồn lao động rẻ, dân cư nông thôn có điều kiện cải thiện thu nhập (Viện nghiên cứu rau quả, 2015).

Phát triển cộng đồng nông thôn qua các tổ chức hợp tác xã: các hợp tác xã và tổ chức kinh tế hợp tác dịch vụ nông nghiệp đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc đưa công nghiệp về nông thôn, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, cung ứng vật tư và tiêu thụ nông sản. Nhờ chính sách đưa công nghiệp về nông thôn, ngày nay ở Nhật Bản hầu như không còn vùng nông thôn thuần tuý, kể cả vùng núi, vùng xa. Ranh giới giữa nông thôn và thành thị thật khó phân biệt cả về kinh tế, xã hội và đời sống. Quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn đã cơ bản hoàn thành.

Hợp tác xã nông nghiệp được xây dựng trên nền tảng làng xã nông thôn Nhật Bản. Trong mỗi làng xã, những mối quan hệ nhiều chiều đa dạng đã tồn tại từ rất lâu giữa các gia đình, giữa những người nông dân. Lợi dụng ưu điểm này, hợp tác xã nông nghiệp được xây dựng trên cơ sở cộng đồng nông thôn để tạo

quan hệ cộng đồng mới vững chắc được bắt nguồn từ bên trong cộng đồng làng xã. Do vậy, hợp tác xã cũng rất chú trọng đến các hoạt động mang tính cộng đồng để làm cho cuộc sống ở nông thôn tốt đẹp hơn.

2.2.1.2. Kinh nghiệm về tái cơ cấu ngành trồng trọt của các nước đang phát triển

Kinh nghiệm tái cơ cấu ngành trồng trọt của Thái Lan: Theo Nguyễn Hoàng Sa (2014) tại "Kinh nghiệm xây dựng và phát triển nông thôn ở Thái Lan và Trung Quốc bài học đối với Việt Nam hiện nay", ông cho rằng: Thái Lan và Trung Quốc là hai quốc gia có thế mạnh về nông nghiệp. Ở đây họ đang làm khá tốt các chính sách về xây dựng và phát triển nông thôn. Việc tham khảo các bài học kinh nghiệm của họ để vận dụng vào Việt Nam nói chung và An Giang nói riêng là rất quan trọng và bổ ích để thực hiện tốt đề án xây dựng nông thôn mới hiện nay.

Thứ nhất là chính sách trợ giá nông sản. Ở Thái Lan đang thực hiện trợ giá

cho nông dân trên các lĩnh vực nông sản chủ yếu như sau: Gạo, cao su, trái cây. Chính phủ Thái Lan đã mua giá gạo thơm 6.500 baht/tấn trong khi giá thị trường chỉ 5.000- 5.500 baht/tấn (Nguyễn Hoàng Sa, 2014). Việc trợ giá nông sản không chỉ thực hiện ở việc mua giá ưu đãi của nông dân mà nông dân trồng lúa còn được hưởng những ưu đãi khác như mua phân bón giá thấp, miễn cước vận chuyển phân bón, được cung cấp giống mới có năng suất cao, được vay vốn lãi suất thấp từ ngân hàng nông nghiệp, ... Ngoài ra, Thái Lan cũng hỗ trợ về giá cho nông dân trồng 05 loại cây chủ lực là sầu riêng, nhãn, vải, măng cụt và chôm chôm. Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ này Chính phủ Thái Lan đưa các chuyên viên cao cấp phụ trách chương trình với nhiệm vụ giám sát từ việc sản xuất, phân phối, chế biến, giá cả cho đến tìm thị trường xuất khẩu mới.

Thứ hai là chính sách công nghiệp nông thôn. Thái Lan vốn là nước nông

nghiệp truyền thống với số dân nông thôn chiếm khoảng 80%. Do vậy, công nghiệp nông thôn được coi là nhân tố quan trọng giúp cho Thái Lan nâng cao chất lượng cuộc sống của nông dân. Để thực hiện nhiệm vụ này, chính phủ Thái Lan đã tập trung vào các công việc sau: cơ cấu lại ngành nghề phục vụ phát triển công nghiệp nông thôn, xem xét đầy đủ các nguồn tài nguyên, xem xét những kỹ năng truyền thống, nội lực tiềm năng trong lĩnh vực sản xuất và tiếp thị,. Cụ thể là Thái Lan đã tập trung phát triển các ngành mũi nhọn như sản xuất hàng nông thủy, hải sản phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước (Nguyễn Hoàng Sa, 2014).

Công nghiệp chế biến thực phẩm Thái Lan phát triển mạnh nhờ một số chính sách sau: Chính sách ưu tiên phát triển trồng trọt với mục đích nâng cao chất lượng các mặt hàng nông sản gạo, dứa, cà phê bằng một chương trình “Mỗi làng một sản phẩm” (One tambon, One product - OTOP) tức là mỗi ngày làm ra một sản phẩm tiêu biểu, đặc trưng và có chất lượng cao. Trên thực tế chương trình này trung bình 06 tháng đem lại cho nông dân khoảng 84,2 triệu USD lợi nhuận.

Bên cạnh chương trình trên chính phủ Thái Lan cũng thực hiện chương trình “Quỹ Làng” (Village Fund Progam) nghĩa là mỗi làng sẽ nhận được một triệu baht từ chính phủ để cho dân làng vay mượn. Trên thực tế đã có trên 75.000 ngôi làng ở Thái Lan được nhận khoản vay này (Nguyễn Hoàng Sa, 2014).

Chính sách đảm bảo vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm. Để thực hiện chính sách chính phủ Thái Lan đã phát động chương trình: “Thái Lan là bếp ăn của thế giới” với mục đích khuyến khích các nhà chế biến và nông dân có những hành động thiết thực có hiệu quả để kiểm soát chất lượng vệ sinh thực phẩm đảm bảo cho xuất khẩu và người tiêu dùng.

Thứ ba, mở cửa thị trường thích hợp để thu hút đầu tư mạnh mẽ của nước

ngoài cho nông nghiệp, đặc biệt công nghiệp chế biến thực phẩm. Ở đây chính phủ Thái Lan đã có chính sách trợ cấp ban đầu cho các nhà máy chế biến và đầu tư trực tiếp vào các cơ sở hạ tầng như cảng, kho lạnh, sàn đấu giá và đầu tư vào nghiên cứu và phát triển; xúc tiến công nghiệp và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ở Thái Lan xúc tiến công việc này là trách nhiệm của Cục xúc tiến Công nghiệp, Cục xúc tiến Nông nghiệp, Cục Hợp tác xã, Cục thủy sản, cơ quan tiêu chuẩn sản phẩm công nghiệp trực thuộc Bộ Công nghiệp và Bộ nông nghiệp (Nguyễn Hoàng Sa, 2014).

Tóm lại, chính sách xây dựng phát triển nông thôn ở Thái Lan là một loạt chính sách ra đời từ thách thức của nền nông nghiệp Thái Lan, đó là diện tích canh tác bị thu hẹp, nông dân bỏ ruộng vườn đi làm thuê, nông dân không được hưởng lợi từ các chính sách của chính phủ.

Đây là chính sách nhằm “bắt bệnh” và tìm thuốc chữa xuất phát từ sự quan tâm của vua Thái Lan đến chính phủ và chính quyền của các địa phương. Các chính sách ấy đã kết hợp được kinh nghiệm truyền thống và công nghệ hiện đại đề từng bước làm cho suy nghĩ, nhận thức cùa người nông dân Thái Lan thay

đổi, họ đã hiểu sản xuất nông nghiệp không chỉ để ăn mà còn để xuất khẩu. Từ đây họ đã chung sức, chung lòng phát triển nền nông nghiệp với tốc độ tăng trưởng nhanh, công nghệ cao và một số lĩnh vực đứng đầu thế giới.

Nhìn chung đối với những nước này chưa giải quyết cơ bản mối quan hệ giữa kinh tế - xã hội - môi trường sinh thái trong quá trình thiết lập các hệ thống canh tác và bố trí cây trồng thích hợp. Tuy nhiên cũng đã hướng đến mục tiêu như ở các nước công nghiệp phát triển, đó là việc chuyên môn hóa và tập trung hóa ngày càng được thể hiện rõ nét. Tác động của công nghiệp, khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ tuy chưa đạt trình độ như các nước công nghiệp phát triển song cũng đã đạt được những thành tựu tương đối nổi bật trong khuôn khổ cuộc cách mạng xanh và cánh mạng sinh học. Hiện nay, nhìn chung vấn đề chuyển đổi cây trồng vật nuôi bị cuốn hút theo cơ chế thị trường song nhiều khi vẫn còn mang đậm nét truyền thống, tự nhiên, và đại đa số những nước này còn đang gặp nhiều khó khăn về vấn đề giải quyết lương thực.

2.2.2. Kinh nghiệm về tái cơ cấu ngành trồng trọt ở Việt Nam

2.2.2.1. Kinh nghiệm về tái cơ cấu ngành trồng trọt tại Bắc Ninh

Ngày 18 tháng 11 năm 2014 UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành Quyết định số: 1203/QĐ-UBND Quyết định Ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” theo Quyết định số 899/QĐ-TTg này 10 tháng 6 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo Quyết định này thì ngành trồng trọt được tái cơ cấu theo định hướng sau: Mục tiêu phát triển bền vững cần phải được áp dụng xuyên suốt giữa các ngành và các vùng. Trong chiến lược phát triển dài hạn từng ngành, lĩnh vực cần quan tâm đến cả ba khía cạnh “kinh tế”, “xã hội” và “môi trường”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tài cơ cấu ngành trồng trọt huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)