Các giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu ngành trồng trọt của huyện Tân Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tài cơ cấu ngành trồng trọt huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 108 - 111)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.5. Giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu ngành trồng trọt huyện Tân Yên, Tỉnh Bắc

4.5.2. Các giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu ngành trồng trọt của huyện Tân Yên

4.5.2.1. Tăng cường, thu hút đầu tư

Trồng trọt là một ngành quan trọng trong phát triển kinh tế của huyện, thu hút được các nhà đầu tư vào lĩnh vực trồng trọt là góp phần thúc đẩy kinh tế của huyện phát triển. Muốn thu hút được đầu tư cần có những biện pháp cụ thể sau:

+ Có chế độ ưu đãi, hấp dẫn để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của huyện;

+ Tăng cường mời gọi các nhà doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, đẩy mạnh liên kết 4 nhà.

- Thực hiện đầu tư có trọng tâm đối với từng lĩnh vực cụ thể: Từ phân tích các nhân tố ảnh hưởng cho thấy, cơ cấu đầu tư công khi ưu tiên cho các lĩnh vực có thế mạnh sẽ có sự ảnh hưởng khá lớn, do đó thực hiện đầu tư có trọng tâm là rất quan trọng. Hiện nay, đầu tư cơ sở hạ tầng bao gồm thủy lợi, giao thông nông thôn và điện lưới cơ bản các công trình trọng điểm đã đi vào hoàn thiện, trong giai đoạn 2016- 2020 sẽ chủ yếu đầu tư vào sửa chữa, nâng cấp là chủ yếu.

+ Đối với khoa học công nghệ và tiến bộ kỹ thuật + Đối với công tác khuyến nông và bảo vệ thực vật + Đối với đầu tư cho lao động nông nghiệp, nông thôn + Về xúc tiến thương mại.

- Tăng cường thu hút các nguồn lực đầu tư vào trồng trọt: Để giải quyết vấn đề thiếu vốn đầu tư, cần phải có những biện pháp thu hút và huy động hiệu quả hơn. Trong đó:

+ Đối với các đề án, chương trình, dự án khi thục hiện nên chia sẻ, hợp tác đầu tư với các đơn vị, tổ chức khu vực ngoài nhà nước, hay còn được goi là hợp tác công tư, nhằm tạo được nguồn vốn huy động lớn.

+ Ngoài ra, nên tăng cường thu hút đầu tư từ khu vực ngoài nhà nước, tiến hành xây dựng các mức ưu đãi, chế độ đãi ngộ đối với các tổ chức, cá nhân tham

gia đầu tư vào những hạng mục nông nghiệp trọng tâm, tạo điều kiện cho các tổ chức cá nhân có môi trường thuận lợi khi tham gia đầu tư vào trồng trọt. Trong thực hiện nên thu hút, phân bổ nguồn đầu tư cân đối giữa các lĩnh vực với lộ trình đầu tư hợp lý, tránh sự mất cân đối trong phát triển.

4.5.2.2. Hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện tái cơ cấu ngành trồng trọt

Đối với ngành trồng trọt hiện nay các hộ đang chủ yếu sản xuất với quy

mô nhỏ, do đó mức hỗ trợ trung bình trên một đơn vị diện tích còn thấp, chưa tạo được động lực khuyến khích. Như vậy mức hỗ trợ khuyến khích phát triển trồng trọt nên chi tiết và bám sát hơn theo tình hình của các hộ, đối với thực hiện các khu sản xuất hàng hóa, việc khó khăn trong vấn đề ngân sách hỗ trợ, địa phương có thể xem xét đến phương án xã hội hóa, hiện nay có rất nhiều lĩnh vực tiến hành xã hội hóa thành công. Ngoài ra, hiện đối với một số nhóm cây trồng chủ đạo như Vải, Vú sữa... chính sách hỗ trợ vay vốn mở rộng sản xuất đã có, nhưng chưa có hỗ trợ khác như về thiệt hại mùa màng, giống hay phân bón...

Qua phân tích về yếu tố ảnh hưởng cũng cho thấy, hệ thống chính sách trồng trọt có ảnh hưởng nhiều đến thực hiện tái cơ cấu. Trong đó yếu tố về đổi mới và đột phá trong chính sách là rất quan trọng, hiện nay phương châm đổi mới của địa phương đặt ra khá tốt. Do vậy trong hoàn thiện chính sách địa phương nên đẩy mạnh thực hiện những điểm này.

Giữ ổn định diện tích, năng suất và sản lượng lúa. Song để duy trì phát triển cần tiếp tục tận dụng tốt lợi thế từ khí hậu, đất đai, kinh nghiệm sẵn có thúc đẩy phát triển của các nhóm cây chủ đạo. Bên cạnh đó để nâng cao giá trị sản xuất, đa dạng hóa cơ cấu cây trồng là điều cần thiết, điển hình như các loại cây mới được sản xuất với quy mô tăng dần trong những năm gần đây như: vải sớm, vú sữa, lạc giống... là những cây trồng có giá trị cao, có điều kiện sinh trưởng phù hợp.

4.5.2.3. Phát triển sản xuất trồng trọt theo hướng hàng hóa tập trung

Chú trọng phát triển hơn đối với các sản phẩm có thế mạnh, đạt hiệu quả cao đã có nhãn hiệu chứng nhận như vải sớm Phúc Hòa, mì gạo Châu Sơn, lạc giống Tân Yên cần khoanh các vùng phù hợp, khuyến khích sản xuất tập trung, mở rộng quy mô sản xuất đối với các hộ, trong phát triển gắn liền với những nét văn hóa, đặc trưng riêng tạo ra giá trị phân biệt cho sản phẩm. Bên cạnh đó chất

lượng sản phẩm cũng đặc biệt quan trọng có ảnh hưởng đến tái cơ cấu ngành trồng trọt, ở phạm vi gần chất lượng sản phẩm có tác động tới phát triển sản xuất và tiêu thụ đồng thời gắn với xây dựng thương hiệu và nhãn hiệu cho sản phẩm mới, mở rộng thị trường tiêu thụ, tuyên truyền quảng bá giới thiệu sản phẩm tới các siêu thị, các cửa hàng kinh doanh sản phẩm sạch, an toàn trên toàn quốc. Hơn thế nữa là việc tổ chức liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị có vai trò rất quan trọng tái cơ cấu ngành trồng trọt của huyện.

4.5.2.4. Phát triển công nghiệp chế biến

Từ nghiên cứu cho thấy, công nghiệp chế biến tại huyện Tân Yên còn giản đơn, đa số chỉ tham gia chế biến thô, chưa chế biến sâu, mặt khác năng lực chế biến chỉ có thể giải quyết được một phần nhỏ so với năng lực sản xuất. Do vậy, địa phương nên đẩy mạnh thu hút đầu tư vào lĩnh vực chế biến, khuyến khích, tuyên truyền các doanh nghiệp, các hộ thay đổi về công nghệ chế biến, hiện nay chế biến thô vừa gây lãng phí nguyên liệu, song giá trị tăng thêm lại không cao, do đó để nâng cao hiệu quả kinh tế thông qua chế biến các đơn vị nên thay đổi về công nghệ chế biến, nhằm hiện đại hóa để tăng cường cạnh tranh so với yêu cầu cao từ thị trường.

Với việc triển khai tốt các giải pháp về công nghiệp chế biến và thúc đẩy phát triển được ngành nghề trong lĩnh vực trồng trọt sẽ góp phần nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm cây trồng.

4.5.2.5. Nghiên cứu thị trường tiêu thụ

Đối với thị trường nội địa huyện Tân Yên đã cung cấp tới các thị trường quan trọng như: Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Nam Bộ, với số lượng ít so với năng lực sản xuất. Do vậy, địa phương cần đẩy mạnh việc tuyên truyền, tăng cường tham dự các hội chợ trong nước để quảng bá sản phẩm toàn quốc, giao dịch, ký kết hợp đồng với toàn bộ các trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị trên toàn quốc. Bên cạnh đó, đối với thị trường xuất khẩu huyện Tân Yên đã xuất khẩu đến các nước như: Trung Quốc, Mỹ, Australia, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc. Muốn mở rộng thị trường sang toàn bộ các nước Châu á địa phương cần tăng cường liện hệ, tham gia hội chợ quốc tế giới thiệu sản phẩm quảng bá hình ảnh, lập Websile giới thiệu sản phẩm để đông đảo bạn bè quốc tế được biết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tài cơ cấu ngành trồng trọt huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 108 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)