Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tài cơ cấu ngành trồng trọt huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 61)

3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Chọn xã nghiên cứu

Tân Yên có 24 xã thị trấn. Trong nghiên cứu này chúng tôi tiến hành lựa chọn 03 xã đại diện cho 03 vùng sản xuất trồng trọt:

Sau khi trao đổi với cán bộ và lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, chúng tôi lựa chọn 03 xã để khảo sát sâu dựa trên các tiêu chí đại diện cho vùng sản xuất, cây trồng chính và có các hình thức tổ chức sản xuất như hộ, HTX, trang trại cụ thể:

Xã Phúc Sơn đại diện cho vùng sản xuất trồng trọt chiêm trũng của huyện, cây trồng chính là cây lương thực và có các hình thức tổ chức sản xuất như HTX Tân Tiến chuyên thu mua chế biến các sản phẩm nông nghiệp.

Xã Cao Thượng đại diện cho vùng sản xuất, cây trồng chính là cây lạc và có các hình thức sản xuất như HTX Tân Lập chuyên sản xuất lạc giống Tân Yên.

Xã Phúc Hòa đại diện cho vùng núi thấp sản xuất, cây trồng chính là cây ăn quả (vải, nhãn, bưởi, …) và các hình thức tổ chức sản xuất như gia trại Thực Hiên, HTX thu mua vải sơm Phúc Hòa, …

Chọn thôn nghiên cứu

Các thôn đại diện cho xã về kinh tế- xã hội, sản xuất trồng trọt dưới sự tư vấn của lãnh đạo, cán bộ và hội nông dân. Cụ thể các thôn có đặc điểm tập trung nhiều trang trại, HTX, tiến hành lựa chọn các hộ nông dân sản xuất và canh tác với diện tích lớn trên địa bàn. Cụ thể xã Phúc Sơn chọn 5/10 thôn, xã Phúc Hòa chọn 6/13 thôn, xã Cao Thượng chọn 5/11 thôn.

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Thông tin/Số liệu thứ cấp của đề tài được thu thập từ các nguồn sách, bài trong các tạp chí chuyên ngành, các bài phân tích, các đề tài nghiên cứu các cấp của các trường đại học, các viện nghiên cứu, các nghiên cứu của các cơ quan, các báo cáo của địa phương (các phòng/ban thuộc huyện Tân Yên và tỉnh Bắc Giang),Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các tài liệu công bố trên mạng; các luận văn, luận án có liên quan đến tái cơ cấu ngành trồng trọt, chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt, tác động của cơ cấu ngành trồng trọt và tái

cơ cấu sản xuất trồng trọt đến thu nhập của hộ nông dân.

Các tài liệu đã được công bố trên sách, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước.

Các chính sách phát triển kinh tế, chính sách khuyến nông, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ...cho phát triển trồng trọt được thu thập tại Phòng Nông nghiệp huyện và Uỷ ban nhân dân huyện Tân Yên.

Tình hình sử dụng đất đai được thu thập tại Phòng Tài nguyên và Môi truồng và Chi cục Thống kê huyện Tân Yên.

Dân số, lao động, vốn, cơ sở vật chất, cơ cấu sản xuất, diện tích, nông sản, sản lượng các loại cây trồng; thực trạng phát triển ngành trồng trọt và sử dụng nguồn lực của huyện giai đoạn 2014 - 2016 được thu thập tại Chi cục Thống kê huyện Tân Yên.

Những nghị quyết, báo cáo của huyện, tỉnh đươc thu thập tại Văn phòng Uỷ ban nhân dân, huyện ủy Tân Yên.

Các số liệu khác được thu thập từ Chi cục Thống kê, Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trạm Khuyến nông huyện Tân Yên, Phòng kinh tế hạ tầng huyện Tân Yên, thông tin trên mạng Internet.

3.2.2.2. Các phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Các dữ liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu này bao gồm các ý kiến của cán bộ huyện, xã và các giải pháp phực hiện tái cơ cấu ngành trồng trọt, kết quả tái cơ cấu ngành trồng trọt ở các đơn vị sản xuất như hộ nông dân, trang trại, HTX, … Các dữ liệu này được thu thập bằng cách điều tra chọn mẫu các đơn vị sản xuất và phỏng vấn sâu cán bộ quản lý cấp huyện và 3 xã đại diện, cụ thể:

* Điều tra các hộ, trang trại và HTX

Ở mỗi xã đại diện, chúng tôi chọn 30 hộ nông dân (1 xã theo cách chọn ngẫu nhiên, 1 HTX/ xã và 7 trang trại thuộc xã)

Các hộ điều tra được chọn đều có diện tích canh tác lớn, sản xuất hàng hóa trồng trọt với quy mô lớn và gắn với chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp. Với các tiêu chí này, các hộ nông dân sẽ quan tâm nhiều tới các chính sách, chủ trương của Nhà nước trong việc thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt, đảm bảo số liệu điều tra mang tính đại diện cao và đáng tin cậy. Chi tiết về số lượng và phương pháp thu thập thông tin sơ cấp được thể iện dưới bảng sau:

Bảng 3.4. Giới thiệu phương pháp chọn mẫu thu thập thông tin

Đối tượng Số mẫu Nội dung thu thập Thu thập

Cán bộ quản lý cấp huyện

3 người

Chủ trương, chính sách về tái cơ cấu ngành trồng trọt. Tình hình tái cơ cấu ngành trồng trọt trên địa bàn huyện

Điều tra phỏng vấn sâu

Cán bộ cấp xã 9 người

Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tái cơ cấu ngành trồng trọt; thực trạng tái cơ cấu tại địa phương Các trang trại, hợp tác xã, hộ nông dân 7 trang trại, 3 hợp tác xã, 90 hộ nông dân

Đặc điểm của các hộ/đơn vị; tình hành sản xuất; ứng dụng khoa học kỹ thuật; đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tái cơ cấu ngành trồng trọt

Phỏng vấn bằng bẳng hỏi

Nguồn: Tác giả tổng hợp (2017) * Các công cụ được sử dụng trong điều tra gốc

- Bảng câu hỏi: Bộ câu hỏi được thiết kế dành cho 2 đối tượng của đề tài

bao gồm: i) Các hộ sản xuất, các trang trại, HTX: là đối tượng đại diện cho cộng

đồng trong tiến trình tái cơ cấu ngành trồng trọt ở huyện Tân Yên để nắm rõ được những đánh giá, năng lực và điều kiện của hộ trong quá trình tái cơ cấu

trồng trọt; ii) Cán bộ lãnh đạo ở địa phương là đối tượng được thăm hỏi nhằm

xác định được tình hình thực hiện tái cơ cấu ngành trồng trọt và các vấn đề có liên quan trên địa bàn nghiên cứu.

- Phỏng vấn theo bảng câu hỏi bán cấu trúc: Dựa trên bảng câu hỏi đã

lập sẵn, chúng tôi tiến hành khảo sát các đối tượng trong đề tài. Việ sử dụng công cụ phỏng vấn bán cấu trúc sẽ được sử dụng chủ yếu là phỏng vấn sâu nhằm tìm ra những khó khăn, bất cập trong việc thực hiện tái cơ cấu ngành trồng trọt ở trên địa bàn huyện.

- Phỏng vấn sâu cán bộ quản lý cấp xã, huyện theo các chủ đề có liên quan đến các giải pháp.

- Nội dung cơ bản của phiếu điều tra

Để đảm bảo các yêu cầu đặt ra của bài luận văn, tôi tiến hành thu thập các thông tin liên quan gồm:

- Đặc điểm chung của hộ (tên, tuổi, giới tính, trình độ chuyên môn nghiệp vụ...).

- Điều kiện sản xuất của hộ (đất đai, vốn...). - Tình hình sản xuất trồng trọt của hộ.

- Các thông tin khác như khuyến nông, khoa học kỹ thuật, đánh giá của người dân về chính sách Nhà nước... Nội dung chi tiết được thể hiện ở phiếu điều tra trong phần phụ lục.

3.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

3.2.3.1. Thống kê mô tả

Phương pháp này được sử dụng trong tiến hành tổ chức điều tra, xây dựng biểu mẫu, hệ thống chỉ tiêu, hệ thống câu hỏi phỏng vấn, tổng hợp phân tích so sánh để thấy rõ những yếu tố có tác động thuận lợi hoặc khó khăn đến thực trạng tái cơ cấu ngành trồng trọt của huyện.

Kết quả nghiên cứu thể hiện ở những chỉ tiêu như số tuyệt đối, số tương đối trong thống kê. Trên cơ sở số liệu điều tra, tiến hành tổng hợp, phân tích để thấy được xu thể chuyển dịch và phát triển của ngành trồng trọt trên địa bàn đang tiến hành nghiên cứu.

Các thông tin, số liệu thu thập được từ báo cáo, kết quả điều tra, được tổng hợp, xử lý, hiệu chỉnh bằng cách thống kê... trên cơ sở hỗ trợ của máy vi tính và phần mềm Excel.

3.2.3.2. Phương pháp so sánh

Trong phạm vi nghiên cứu, phương pháp so sánh được sử dụng để xem xét các biến động tăng, giảm của các chỉ tiêu trong thời điểm nghiên cứu theo thời gian 3 năm gần nhất, theo lĩnh vực trồng trọt nhằm thúc đẩy xu hướng chuyển dịch của hiện tượng.

Phương pháp so sánh còn được sử dụng để đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt thông qua các chỉ tiêu phản ánh năm 2016 với thời điểm trước khi đẩy mạnh áp dụng các giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.

3.2.3.3. Phương pháp cho điểm và xếp hạng ưu tiên

Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới việc thúc đẩy tái cơ cấu ngành trồng trọt trên địa bàn huyện Tân Yên, luận văn sư dụng bảng hỏi với

thang đo là 5 cấp độ như sau: 1. Không ảnh hưởng 2. Ảnh hưởng rất ít 3. Ảnh hưởng vừa 4. Ảnh hưởng nhiều 5. Ảnh hưởng rất nhiều

Các câu trả lời lựa chọn từ cấp độ 1 đến cấp độ 2 tương ứng với kết quả nhận định là không ảnh hưởng. Các câu trả lời lựa chọn từ cấp độ 3 đến cấp độ 5 tương ứng với kết quả là có ảnh hưởng đến quá trình tái cơ cấu ngành trồng trọt trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố được tính bằng mức điểm trung bình, theo thanh đo 5 cấp độ, khoảng cách giữa 2 cấp độ liền kề nhau được tính theo công thức sau:

Khoảng cách 2 cấp độ liền kề nhau =

(Điểm cao nhất – Điểm thấp nhất) Số cấp độ

Như vậy khoảng cách giữa 2 cấp độ liền nhau sẽ là: (5-1)/5 = 0,8 điểm. Từ đó, ta có bảng điểm khoanh vùng các mức độ ảnh hưởng theo số điểm trung bình như sau: 1,00 – 1,80 Không ảnh hưởng 1,81 – 2,61 Ảnh hưởng rất ít 2,62 – 3,42 Ảnh hưởng vừa 3,43 – 4,23 Ảnh hưởng nhiều 4,24 – 5,00 Ảnh hưởng rất nhiều 3.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

a. Nhóm chỉ tiêu thể hiện thực hiện các giải pháp tái cấu trúc ngành trồng trọt - Tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật

- Số lượng kênh mương kiên cố hóa

- Số lượng đường giao thông nông thôn được xây dựng

- Số lượng các chương trình, dự án chuyển giao TBKH vào sản xuất - Số lớp tập huấn kỹ thuật cho nông dân

- Số mô hình chuyển giao

b. Nhóm chỉ tiêu thể hiện thực trạng cơ cấu ngành trồng trọt của huyện - Diện tích gieo trồng và cơ cấu diện tích gieo trồng cây hàng năm. - Diện tích trồng trọt và cơ cấu diện tích trồng trọt cây lâu năm.

- Diện tích gieo trồng và diện tích trồng trọt và cơ cấu diện tích gieo trồng cây hàng năm, diện tích trồng trọt cây lâu năm theo đơn vị sản xuất, theo vùng, theo giống.

- Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất các loại cây trồng. c. Nhóm chỉ tiêu thể hiện kết quả tái cơ cấu ngành trồng trọt

- Kết quả và hiệu quả kinh tế của một số cây trồng theo các vùng, - Kết quả và hiệu quả kinh tế của một số cây trồng theo đơn vị sản xuất. - Kết quả và hiệu quả kinh tế của một số cây trồng theo giống.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. TỔNG QUAN QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI TÁI CƠ CẤU NGÀNH TRỒNG TRỌT HUYỆN TÂN YÊN TRỒNG TRỌT HUYỆN TÂN YÊN

4.1.1. Chủ trương tái cơ cấu ngành trồng trọt

Nghị quyết số 08-NQ/HU ngày 30/9/2015 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Tân Yên về phát triển cây ăn quả và nâng cao hiệu quả kinh tế vườn đồi. *Các Văn bản pháp lý về tái cơ cấu ngành trồng trọt của huyện.

Tân Yên, từ năm 2013 đến nay đã có những quan tâm nhất định tới việc triển khai thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn. Có nhiều chỉ đạo, đưa ra các giải pháp, bố trí nguồn lực để triển khai, thực hiện các chính sách của Thủ Tướng Chính phủ, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. HĐND huyện đã ra Nghị quyết số 08/NQ-HĐND ngày 28/6/2013 về hỗ trợ vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách để người dân chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong nội bộ ngành nông nghiệp (từ đất lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, trồng cây ăn quả, trồng cỏ chăn nuôi…) nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, phát triển sản xuất nông nghiệp tập trung, phát huy lợi thế, thế mạnh của địa phương; Kế hoạch số 03/KH-UBND ngày 14/01/2014 của UBND huyện về dồn điền đổi thửa, xây dựng cánh đồng mẫu giai đoạn 2014- 2016; Đề án phát triển cây dược liệu giai đoạn 2015- 2020; Nghị quyết số 08- NQ/HU ngày 30/9/2015 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện về phát triển cây ăn quả và nâng cao hiệu quả kinh tế vườn đồi; Kế hoạch số 36/KH-UBND ngày 07/4/2016 của UBND huyện về thực hiện đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2016- 2020” trên địa bàn huyện Tân Yên.

Như vậy thời gian qua, huyện Tân Yên đã tập trung cho công tác xây dựng và triển khai các cơ chế chính sách để phát triển nông nghiệp nông thôn nhất là tập trung đầu tư theo chương trình xây dựng nông thôn mới, đã đem lại một số kết quả nhất định. Tuy nhiên xét về cơ chế chính sách để phục vụ cho tái cơ cấu thì nhìn chung còn chậm và còn một số hạn chế như:

tận dụng hết những ưu đãi từ Trung ương để ban hành tạo bước đột phá thúc đẩy quá trình tái cơ cấu

Một số chính sách ban hành nhưng phạm vi còn bị bó hẹp trong một số

lĩnh vực, một số đối tượng khuyến khích, chưa bao quát toàn diện. 4.1.2. Văn bản hỗ trợ tái cơ cấu ngành trồng trọt huyện Tân Yên

- Nghị quyết số 08/NQ-HĐND ngày 28/6/2013 của Hội đồng nhân dân

huyện về hỗ trợ vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung; tạo điều kiện về cơ chế chính sách để người dân chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong nội bộ ngành nông nghiệp (từ đất lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, trồng cây ăn quả, trồng cỏ chăn nuôi...) nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, phát triển sản xuất nông nghiệp tập trung, phát huy lợi thế, thế mạnh của địa phương;

- Kế hoạch số 03/KH-UBND ngày 14/01/2014 của UBND huyện về dồn

điền đổi thửa, xây dựng cánh đồng mẫu giai đoạn 2014- 2016;

- Nghị quyết số 08-NQ/HU ngày 30/9/2015 của Ban chấp hành Đảng bộ

huyện về phát triển cây ăn quả và nâng cao hiệu quả kinh tế vườn đồi;

- Kế hoạch số 36/KH-UBND ngày 07/4/2016 của UBND huyện về thực

hiện đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2016- 2020” trên địa bàn huyện Tân Yên.

4.1.3. Kế hoạch thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện

Thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2016- 2020” trên địa bàn huyện Tân Yên cụ thể như sau:

a. Nội dung

* Theo lộ trình từ 2016- 2020 các nội dung cần thực hiện là

Rà soát quy hoạch trồng trọt: Sản xuất lúa lai, lúa chất lượng tại các vùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tài cơ cấu ngành trồng trọt huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)