Đặc điểm của tái cơ cấu ngành trồng trọt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tài cơ cấu ngành trồng trọt huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 27 - 28)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về tái cơ cấu ngành trồng trọt

2.1.2. Đặc điểm của tái cơ cấu ngành trồng trọt

2.1.2.1. Cơ cấu ngành trồng trọt mang tính khách quan

Mỗi ngành, mỗi vùng đều có cơ cấu riêng của mình theo điều kiện tự nhiên xã hội, điều kiện kinh tế cụ thể. Đối với cơ cấu ngành trồng trọt cũng vậy sự phát triển của nó cũng còn tuỳ thuộc vào trình độ của lực lượng sản xuất và sự phân công lao động xã hội. Quá trình phát triển của lực lượng sản xuất nói chung và cơ cấu cây trồng nói riêng tự nó đã xác lập nhưng tỷ lệ theo các mối quan hệ tất yếu. Vai trò của yếu tố chủ quan là thông qua nhận thức ngày càng sâu sắc của quy luật khách quan mà phân tích, đánh giá những xu hướng phát triển khác nhau đôi khi còn mâu thuẫn nhau, để tìm ra những phương án thay đổi cơ cấu có hiệu quả cao nhất trong những điều kiện cụ thể của đất nước. Do đó con người có thể tác động góp phần thúc đẩy hoặc hạn chế quá trình hình thành và biến đổi cơ cấu ngành trồng trọt hợp lý và ngược lại (Vương Đình Huệ, 2013).

2.1.2.2. Tái cơ cấu ngành trồng trọt mang tính lịch sử và xã hội nhất định

đều phản ánh lên cái tính quy luật chung của quá trình phát triển kinh tế xă hội. Cơ cấu này ở mỗi nơi lại khác nhau và trong mỗi nước, mỗi vùng lại có một cơ cấu khác nhau do đó cơ cấu ngành trồng trọt mang tính vùng miền rõ rệt. Vì vậy khi hỏi người sản xuất phải tôn trọng tính vùng của ngành trồng trọt để có thể xây dựng một cơ cấu ngành linh hoạt, mềm dẻo, tránh tính cứng nhắc của một cơ cấu để đảm bảo hiệu quả kinh tế, phát huy được tính vùng (Đỗ Kim Chung, 1997).

2.1.2.3. Tái cơ cấu ngành trồng trọt không cố định mà luôn vận động

Cơ cấu ngành trồng trọt không thể cố định mà luôn có sự biến đổi, điều chỉnh thích hợp với sự thay đổi của các điều kiện kinh tế xã hội và tiến bộ khoa học công nghệ đảm bảo quy mô và phát triển kinh tế. Trong triết học, Các Mác nói rằng: Sự vật hiện tượng luôn vận động và biến đổi không ngừng. Cơ cấu ngành trồng trọt phát triển và biến đổi chặt chẽ gắn bó với sự phát triển và biến đổi của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội. Lực lượng sản xuất càng phát triển thì con người càng văn minh, khoa học càng hiện đại, công nghệ càng tiên tiến, chuyên môn hoá và phân công lao động ngày càng cao, tất yếu sẽ dẫn đến cơ cấu kinh tế ngày càng hoàn thiện. Bên cạnh đó là sự vận động và biến đổi của các bộ phận kinh tế. Đây là mối quan hệ chuyển hoá lẫn nhau. Bộ phận kinh tế thay đổi phát triển hơn tất yếu sẽ kéo theo cơ cấu kinh tế ngày một biến đổi hoàn thiện hơn. Từ sự thay đổi về lượng đến sự thay đổi về chất, một cơ cấu kinh tế mới ra đời tiến bộ hơn để phù hợp với sự biến đổi đó, nó phản ánh sự phát triển không ngừng của văn minh nhân loại. Tuy nhiên cơ cấu kinh tế luôn luôn thay đổi mà nó phải tương đối ổn định nhằm đảm bảo sự phù hợp với quá tính hình thành và phát triển của nó một cách khách quan. Bởi vì sự thay đổi thường xuyên của cơ cấu kinh tế sẽ tạo sự thay đổi không ổn định của sản xuất, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật gây nên lãng phí tổn thất cho nền kinh tế (Vương Đình Huệ, 2013).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tài cơ cấu ngành trồng trọt huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)