Các yếu tố ảnh hưởng đến tái cơ cấu ngành trồng trọt huyện Tân Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tài cơ cấu ngành trồng trọt huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 96)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4.Các yếu tố ảnh hưởng đến tái cơ cấu ngành trồng trọt huyện Tân Yên

TRỌT HUYỆN TÂN YÊN

4.4.1. Cơ chế chính sách a. Chính sách đất đai a. Chính sách đất đai

Luật đất đai năm 1993 cũng như các luật sửa đổi sau này mới chú trọng đến vấn đề giao đất và tạo cơ sở pháp lý cho nông dân sử dụng đất để kinh doanh mà chưa chú trọng đúng mức đến việc tích tụ, tập trung đất cho sản xuất nông nghiệp theo quy mô hiệu quả. Do diện tích nông nghiệp nước ta nhỏ, cách giao đất lại theo kiểu bình quân, có tốt, có xấu, có gần, có xa dẫn đến tình trạng đất được phân chia manh mún. Tình trạng các hộ có đất canh tác nằm rải rác trên nhiều xứ đồng vẫn rất phổ biến. Các quy định của luật đất đai về chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, đấu thầu đất là cơ sở pháp lý quan trọng, tạo điều kiện cho từng bước tích tụ ruộng đất, nhưng chưa đủ để khắc phục tình trạng manh mún, nhỏ lẻ. Do đó “dồn điền đổi thửa” được coi là một trong những việc cần thiết của chính sách đất nông nghiệp nói chung và đất trồng trọt nói riêng trong một số năm gần đây.

Thực trạng huyện Tân Yên đang trong thời kỳ “dồn điện đổi thửa”, đến nay đã chỉ đạo dồn điền đổi thửa được 670 ha; xây dựng và duy trì 16 cánh đồng mẫu lớn với quy mô từ 20-70ha với tổng diện tích các cánh đồng là 566,5 ha. Nói chung việc dồn điền đổi thửa của toàn huyện còn chậm chính vì vậy đất đai vẫn còn rất manh mún gây ra sự khó khăn cho việc ứng ựng khoa học công nghệ vào sản xuất. có 3 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này: Hầu như mỗi làng, xã đều có 3 loại đất đất bãi, đất vàn và đất trũng; Cha mẹ thường chia ruộng đất cho con khi con lập gia đình ở riêng; Tâm lý tiểu nông của các hộ sản xuất nhỏ, các hộ ngại thay đổi liên quan đến ruộng đất; Liên quan đến việc chia bình quân có tốt, có xấu. Ngoài ra giá đất luôn biến động nhân dân giữ đất chờ đền bù.

Đây là nguyên nhân cố hữu đã được các nhà hoạch định chính sách nhìn nhận thấy từ lâu nhưng vẫn chưa tìm ra được các giải pháp phù hợp nhằm khắc phục triệt để vướng mắc này, do vậy chính sách đất nông nghiệp nói chung và đất trồng trọt nói riêng đang là một trong những yếu tố tác động tích cực đến tái cơ cấu ngành trồng trọt.

b. Chính sách đầu tư cho trồng trọt

khích, phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất trồng trọt nói riêng như: Nghị quyết số 08/NQ-HĐND ngày 28/6/2013 của Hội đồng nhân dân huyện về hỗ trợ vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung; tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế chính sách để người dân chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong nội bộ ngành nông nghiệp (từ đất lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, trồng cây ăn quả, trồng cỏ chăn nuôi …) nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp tập trung, phát huy lợi thế, thế mạnh của địa phương; Đề án phát triển cây dược liệu giai đoạn 2015- 2020; Nghị quyết số 08-NQ/HU ngày 30/9/2015 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về phát triển cây ăn quả và nâng cao hiệu quả kinh tế vườn đồi; Kế hoạch số 03/KH-UBND ngày 14/01/2014 của Ủy ban nhân dân huyện về dồn điền đổi thửa, xây dựng cánh đồng mẫu giai đoạn 2014- 2016; Kế hoạch số 36/KH- UBND ngày 07/4/2016 Kế hoạch thực hiện đề án “ tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2016- 2020” trên địa bàn huyện Tân Yên…

Tuy nhiên việc triển khai thực hiện chính sách của huyện còn gặp nhiều khó khăn; hỗ trợ trực tiếp cho sản xuất trồng trọt còn hạn chế và thiếu mũi nhọn nhằm hình thành các mô hình sản xuất tiêu biểu trong từng lĩnh vực để nhân rộng… Vì vậy, để có sự thống nhất từ trên xuống, Ủy ban nhân dân huyện thành lập và kiện toàn ban chỉ đạo, tổ giúp việc ban chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên; thường xuyên đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện. Chỉ đạo UBND các xã thành lập ban chỉ đạo, hợp tác xã, ban điều hành chỉ đạo, tổ chức triển khai sản xuất tại cánh đồng mẫu, vùng sản xuất hàng hóa tập trung, các tổ chức, cá nhân thuê, mượn đất.

Trên cơ sở các Chương trình, Kế hoạch, Đề án, Dự án được phê duyệt, hàng năm huyện thực hiện rà soát kết quả thực hiện để kịp thời điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế đảm bảo quá trình thực hiện đạt kết quả cao nhất.

Chính sách kinh tế trồng trọt có vai trò quan trọng trong việc hướng các đối tượng sản xuất kinh doanh thực hiện các chiến lược, các kế hoạch quy hoạch theo đúng hướng nhà nước đã xây dựng. còn là công cụ gắn kết các tổ chức sản xuất, hộ gia đình cùng hợp tác phát triển sản xuất trồng trọt. Thực trạng các chính sách kinh tế thúc đẩy sản xuất trồng trọt theo hướng hàng hóa trên địa bàn huyện Tân Yên được chia làm 2 nhóm chính sách kinh tế thúc đẩy sản xuất trồng trọt gồm: hỗ trợ giá giống với cây lúa và cây ngô; hỗ trợ toàn bộ phân bón cho cây màu.

Hộp 4.6. Ý kiến về chính sách kinh tế trong sản xuất trồng trọt

Trong những năm qua, sản xuất trồng trọt đã luôn được các cấp chính quyền quan tâm từ tỉnh đến các xã, thị trấn đều được hỗ trợ 50% giá giống lúa và ngô cho toàn bộ diện tích gieo trồng có năng suất cao. Hỗ trợ 50% giá gống lúa chất lượng cao và 70% giá lúa siêu nguyên chủng để sản xuất ra giống nguyên chủng có quy mô từ 5ha trở lên.

Nguồn: Phỏng vấn sâu bà Đỗ Thị Huyền (2016) * Kết quả thực hiện chính sách

Qua bảng 4.26 cho thấy chính sách phát triển sản xuất trồng trọt trên địa bàn huyện Tân Yên đang tập trung phát triển cây lúa theo hai hướng là xây dựng các vùng sản xuất chuyên canh lúa có năng xuất cao và vùng chuyên canh lúa có chất lượng cao.

Bảng 4.26. Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ giống từ năm 2014-2016

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh 15/14 16/15 BQ 1. Cây lúa Kg 77270 74725 63170 96,7 84,5 90,6 Nhóm giống lúa năng

suất cao Kg 72340 56620 51420 78,3 90,8 84,5 Nhóm giống lúa chất lượng cao Kg 3500 16890 10650 482,6 63,1 272,8 Nhóm sản xuất giống lúa Kg 1430 1215 1100 85,0 90,5 87,8 2. Cây ngô Kg 29580 28010 3640 94,7 13,0 53,8 Nhóm cây ngô thực phẩm Kg 1230 1210 1060 98,4 87,6 93,0 Nhóm cây ngô chăn

nuôi

Kg

28350 26800 2580 94,5 9,6 52,1 Nguồn: Trạm khuyến nông huyện Tân Yên (2016) Qua nghiên cứu các chính sách hỗ trợ thúc đẩy tái cơ cấu ngành trồng trọt trên địa bàn huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang 3 năm cho thấy, hiện nay chính quyền các cấp vẫn đang tập trung vào chính sách chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng trên địa bàn huyện. Các chính sách tái cơ cấu các nguồn lực khác như đất đai, lao động, vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh, cơ giới hóa, cơ sở hạ tầng… còn đã được quan tâm. Tuy nhiên các chính sách thúc đẩy liên kết giữa 4 nhà chưa chặt chẽ, đặc biệt ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm giữa doanh nghiệp và các hộ nông dân trong sản xuất trồng trọt không tuân thủ đúng hợp đồng đã ký kết.

4.4.2. Các nguồn lực sản xuất a. Đất đai a. Đất đai

Qua bảng 4.27 cho thấy, diện tích đất trồng trọt và diện tích gieo trồng phân theo các hình thức sử dụng và tại các điểm điều tra khác nhau. Doanh nghiệp tận dụng đất trồng trọt của đơn vị mình với hệ số sử dụng đất là 3,2 lần, trang trại tận dụng hệ số sử dụng đất của đơn vị mình là 3,08 lần, nhưng hộ gia đình có hệ sổ sử dụng đất bình quân chỉ đạt 2,25 lần, do đó có thể thấy được rằng hộ gia đình chỉ gieo trồng 2 vụ chính là vụ xuân và vụ mùa còn vụ đông gieo trồng thấp. Xã Phúc Sơn có hệ số sử dụng đất của hộ nông dân thấp chỉ có 2,11lần.

Bảng 4.27.Thực trạng phân bổ và sử dụng đất trồng trọt tại 3 xã Chỉ tiêu Phúc Hòa Chỉ tiêu Phúc Hòa (ha) Cao Thượng (ha) Phúc Sơn (ha) Tính chung I. Hộ nông dân 1. DT đất trồng trọt 0,44 0,41 0,30 0,38 Đất trồng cây hàng năm 0,25 0,26 0,23 0,25

Đất trồng cây lâu năm 0,19 0,15 0,16 0,17

2. DT gieo trồng bình quân/ hộ 0,58 0,53 0,52 0,54

3. Hệ số sử dụng đất BQ/hộ 2,36 2,29 2,11 2,25

II. Trang trại

1. DT đất trồng trọt 4,50 5,20 3,80 4,50

Đất trồng cây hàng năm 3,80 4,30 3,20 3,77

Đất trồng cây lâu năm 0,70 0,90 0,60 0,73

2. DT gieo trồng BQ/TT 13,50 15,60 11,40 13,50 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Hệ số sử dụng đất BQ/TT 3,05 3,10 3,10 3,08

III. Doanh nghiệp

1. DT đất trồng trọt 25,20 28,30 32,60 28,70

Đất trồng cây hàng năm 22,40 25,10 29,10 25,50

Đất trồng cây lâu năm 2,80 3,20 3,50 3,20

2. DT gieo trồng BQ/DN 83,16 89,15 99,43 90,60

3. Hệ số sử dụng đất BQ/DN 3,30 3,15 3,05 3,20

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2016) Qua phỏng vấn hộ cho thấy các hộ nông dân chỉ gieo trồng 2 vụ chính và làm nghề phụ vì xã Phúc Sơn thuộc vùng chiêm trũng nên rất dễ bị ngập nước, thu nhập từ vụ đông thấp do đó các hộ nông dân không tích cực gieo trồng cây màu vụ đông.

b. Phân bổ và sử dụng vốn sản xuất và lao động cho sản xuất trồng trọt

Vốn là yếu tố quan trọng hàng đầu trong chiến lược của doanh nghiệp, trang trại và hộ gia đình, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của từng loại hình sản xuất. Một đơn vị sản xuất cụ thể muốn đứng vững trên thị trường thì phải có một lượng vốn nhất định, lượng vốn đó không những đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị diễn ra lien tục mà còn phải dung để cải tiến máy móc thiết bị, hiện đại hóa công nghệ. Mục đích cuối cùng của đơn vị là tìm kiếm lợi nhuận. Trong nền kinh tế thị trường đang hội nhập sâu rộng như hiện nay các đơn vị không chỉ tồn tại đơn thuần mà còn có sự cạnh tranh gay gắt với nhau. Nếu thiếu vốn sẽ dẫn đến năng suất lao động thấp, thu nhập thấp, doah nghiệp sẽ càng tụt lùi vì vòng quay của vốn càng ngắn lại thì quy mô của doanh nghiệp càng co lại.

Bảng 4.28.Tình hình sử dụng vốn và lao động cho sản xuất trồng trọt của các hình thức tổ chức sản xuất bình quân cho 1 ha canh tác năm 2014-2016

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

I. vốn sản xuất trồng trọt 1. Hộ nông dân Trđ 49,9 55,5 58,5 1.1 Vốn cố định Trđ 22,5 25,2 26,2 1.2 Vốn lưu động Trđ 27,4 30,3 32,3 2. Trang trại trđ 286,1 335,2 365,2 2.1 Vốn cố định Trđ 102,6 132,5 152,5 2.2 Vốn lưu động Trđ 183,5 202,7 212,7 3. Doanh nghiệp Trđ 424,1 485,2 506,6 3.1 Vốn cố định Trđ 142,2 184,1 203,5 3.2 Vốn lưu động Trđ 281,9 301,1 303,1

II. Lao động Ngày-Người

1. Hộ nông dân Ngày-Người 230 210 215

2. Trang trại Ngày-Người 131 138 149

3. Doanh nghiệp Ngày-Người 265 250 285

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Tân Yên (2016) Qua số liệu bảng 4.28 cho thấy, hộ nông dân đầu tư vốn sản xuất trồng trọt thấp với tổng số vốn đầu tư bình quân chỉ đạt 58,5 triệu đồng/ha năm 2016, nhưng tổng số công lao động bình quân trên ha canh tác cao với 230 công/ha năm 2014 cao hơn 99 công so với trang trại. Trong khi đó số với các doanh nghiệp trồng trọt vốn và công lao động đầu tư trong trồng trọt đều cao hơn với tổng số vốn bình

quân/ha canh tác là 506,6 triệu đồng/ha và 285 công lao động/ha. * Phân bổ và sử dụng vốn cho sản xuất trồng trọt

Vốn trong sản xuất và trồng trọt là toàn bộ tiền đầu tư, mua hoặc thuê các yếu tố nguồn lực trong sản xuất trồng trọt. Đó là tiền dùng để thuê hoặc mua ruộng đất, đầu tư hệ thống thủy nông, vườn cây lâu năm, máy móc thiết bị, nông cụ và tiền mua vật tư (phân bón, nông dược…).

Vốn là nguồn lực hạn chế với các ngành kinh tế nói chung, trồng trọt nói riêng. Vốn sản xuất, vận động không ngừng: từng phạm vi sản xuất đến phạm vi lưu thông và trở về sản xuất. Vốn trong trồng trọt là biểu hiện bằng tiền của tư liệu lao động và đối tượng lao động được sử dụng vào sản xuất trồng trọt. Để phát triển một nền trồng trọt bền vững, nhằm đảm bảo an toàn lương thực quốc gia, tăng nông sản xuất khẩu và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, đa dạng hóa nông nghiệp thì vấn đề đầu tiên, mang tính quyết định là vốn.

Bảng 4.29. Phân bổ và sử dụng vốn lao động bình quân 1ha canh tác tại 3 xã

Chỉ tiêu ĐVT Cao

Thượng Phúc Sơn Phúc Hòa

Tính chung I. Vốn sản xuất trồng trọt 1. Hộ nông dân 30,10 26,60 34,90 30,53 1.1. Vốn cố định trđ 9,20 8,10 14,50 10,60 1.2. Vốn lưu động trđ 20,90 18,50 20,40 19,93 2 Trang trại 410,00 350,00 565,00 441,67 1.1. Vốn cố định trđ 150,00 120,00 245,00 171,67 1.2. Vốn lưu động trđ 260,00 230,00 320,00 270,00 3. Doanh nghiệp 610,00 579,00 645,00 611,33 1.1. Vốn cố định trđ 251,00 234,00 265,00 250,00 1.2. Vốn lưu động trđ 350,00 345,00 380,00 358,33 II. Lao động

1. Hộ nông dân Ngày 189,00 190,00 193,00 190,67 2. Trang trại Ngày 145,00 152,00 158,00 151,67 3. Doanh nghiệp Ngày 105,00 109,00 112,00 108,67 Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2016)

Vốn đầu tư của doanh nghiệp cho sản xuất trồng trọt với mức bình quân chung tại 3 xã là 611,3 triệu đồng/ha cao hơn .21,6% so với trang trại. Chi phí vốn cố định của doanh nghiệp và trang trại cao là do chi phí thuê đất sản xuất trồng trọt cao.

Như vậy qua bảng 4.29 cho thấy, xã Phúc Hòa có mức vốn đầu tư và lao động cho sản xuất trồng trọt cao, tạo ra việc làm cho người lao động/ha canh tác lớn hơn xã Phúc Sơn và xã Cao Thượng. Hình thức tổ chức sản xuất doanh nghiệp có số đầu tư cho sản xuất trồng trọt lớn, áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, ít sử dụng lao động thủ công. Trang trại quy mô sản xuất vừa, tỷ lệ cơ giới hóa cao do đó mức đầu tư công lao động thấp, giảm giá thành sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh.

* Ảnh hưởng của vốn đầu tư vào trồng trọt

Bảng 4.30. Tổng hợp đánh giá sự ảnh hưởng của yếu tố vốn đầu tư Ký Ký (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hiệu

Nội dung các yếu tố VĐT Tổng hợp đánh giá Có ảnh hưởng (lượt) Tỷ lệ (%) Điểm TB Mức độ

VĐT1 Nguồn vốn đầu tư công 77 85,45 4,10 AH nhiều VĐT2 Nguồn vốn đầu tư/ đóng góp của

các doanh nghiệp tư nhân 74 82,73 4,14 AH nhiều VĐT3 Mức độ đầu tư vốn trong trồng trọt 75 83,64 4,12 AH nhiều VĐT4 Khả năng thu hút các nguồn vốn

trong và ngoài nước 77 85,45 4,11 AH nhiều

VĐT Vốn đầu tư 75,75 84,2 4,12 AH nhiều

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016) Đẩy mạnh công tác thu hút các nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân là một trong những mục tiêu hàng đầu của huyện Tân Yên.

c. Phân bổ và sử dụng lao động cho sản xuất trồng trọt

Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm để tạo ra của cải vật chất trong xã hội, đó là hoạt động diễn ra giữa con người và giới tự nhiên. Trong quá trình lao động con người sử dụng các công cụ lao động tác động vào giới tự nhiên nhằm tạo ra của cải vật chất và giá trị tinh thần phục vụ cuộc sống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tài cơ cấu ngành trồng trọt huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 96)